Hiện tượng bóng đè: Nguyên nhân và cách hạn chế

Hiện tượng bóng đè là gì?

Bạn đã từng thức dậy giữa đêm, cảm giác đè nặng lên toàn thân. Bạn không thể ngọ nguậy cử động. Giống như ai đó đang đè bạn. Đó là hiện tượng bóng đè.

Nội dung tóm tắt

Hiện tượng bóng đè

là gì?

Hiện tượng bóng đè là hiện tượng cơ thể nặng trĩu, cơ quan vận động gặp vấn đề, có thể là tê cứng, có thể rơi vào trạng thái co rút, có thể giống như rơi tự do,… Trong khi đó cơ quan nhận thức vẫn cảm giác được những gì đang diễn ra.

Hiện tượng bóng đề thường xảy ra khi ngủ, bóng đè có thể xảy ra cả khi ngủ trưa và ngủ buổi tối.

Bóng đè khiến người ta sợ hãi
Bóng đè khiến người ta sợ hãi

Hiện tượng bóng đè có 3 dạng chính:

Ảo giác đột nhập:

Người bị bóng đè, thường rơi vào trạng thái tưởng chừng như có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh giường, hoặc ngồi ngay cạnh giường,.. Sự sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở. Lúc tỉnh dậy mình mẩy mệt nhừ… là hậu quả của những cơn co cơ.

Ảo giác thăng bằng:

Ví dụ điển hình của trường hợp này là bước hụt cầu thang. Nặng hơn là trường hợp cảm giác như bị rơi xuống vực sâu hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất. Người rơi vào tình trạng này có thể mô tả cho người khác cảm giác y như thật. Nhưng tuyệt nhiên họ sẽ không bao giờ rơi xuống đáy, vì họ sẽ tỉnh ngay sau khi rơi lưng chừng.

Ảo giác thực thể:

Đây là loại thường gặp, cũng như dễ nhận biết nhất. Thường xuất hiện vào khoảng gần cuối giấc ngủ. Những người này bị bóng đè ở ngực bụng, cảm giác tê dại, không thở được. Những trường hợp này có thể bị từ 2, 3 lần liên tiếp trong một đêm.

Có nhiều trường hợp ở trong tình trạng kết hợp ảo giác đột nhập và thực thể. Hoặc ở trong dạng thực đột nhập nhưng không cảm giác có người đè lên.

Nguyên nhân bị bóng đè

Nguyên nhân bóng đè thường bị gắn với yếu tố tâm linh
Nguyên nhân bóng đè thường bị gắn với yếu tố tâm linh

Hiện tượng bóng đè được ghi nhận lại từ rất lâu trước. Tuy nhiên, hầu hết không được lý giải nguyên nhân một cách rõ ràng. Họ thường gắn liền với các vấn đề tâm linh, huyền bí do thần thánh hoặc ma quỷ gây ra.

Y học phát triển, qua một loạt các nghiên cứu về hệ thần kinh, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng bóng đè là hệ quả của sự rối loạn giấc ngủ mà nguyên nhân là khả năng điều tiết vòng tuần hoàn “thức – ngủ”.

Hiện tượng bóng đè xảy ra ở khá nhiều người, nhưng thời gian của mỗi lần bị thường không kéo dài. Là hiện tượng một phần não bộ của bạn thức dậy giữa giấc ngủ. Phần não kiểm soát nhận thức bị đánh thức, nhưng phần não điều khiển vận động vẫn trong trạng thái ngủ.

Đó chính là lý do tại sao chúng ta vẫn cảm nhận được những gì diễn ra xung quanh nhưng lại không tài nào cử động được chân tay. Việc tay chân không cử động được, hoạt động hô hấp có vấn đề khiến đầu óc ta thoải mái, tự tưởng tượng ra hiện tượng có người đè, có người ngồi cạnh, có người đi xung quanh nhà.

Bị bóng đè có nguy hiểm không?

Có đến gần một nửa dân số trên thế giới bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Một số khác thì có vẻ thường xuyên hơn. Bóng đè không phải là bệnh và thường không gây ra điều gì quá phiền toái, ngoài việc phá giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, việc ảnh hưởng đến tâm trạng là khó tránh khỏi. Từ đó gây sự phiền toái, làm giảm chất lượng công việc.

Gần một nửa số người bị bóng đè ít nhất một lần trong đời
Gần một nửa số người bị hiện tượng bóng đè ít nhất một lần trong đời

Cần làm gì khi gặp hiện tượng bóng đè

  • Không hoang mang
  • Tập trung vào hơi thở, hoảng loạn làm gia tăng áp lực lên ngực, khiến việc giữ hơi thở đều trở nên khó khăn. Việc tập trung vào hơi thở sẽ giúp bạn bình tĩnh nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng này.
  • Chọn các hành động nhẹ như cử động cơ mặt, nhăn mặt, mím môi, cử động ngón tay ngón chân. Việc này cơ thể sẽ dễ dạng thực hiện hơn các động tác mạnh. Giúp thoát khỏi cảm giác bị bóng đè nhanh chóng.
  • Cố nói chuyện, hoặc cố kho khan.
  • Giữ nguyên tư thế, thả lỏng bình tĩnh

Cách giảm hiện tượng bóng đè:

  • Điều chỉnh lại giấc ngủ hợp lý từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày.
  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống
  • Điều trị các rối loạn giấc ngủ
  • Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
  • Chỗ ngủ cần thoải mái
  • Không dùng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê trước khi ngủ.
  • Kết hợp các phương pháp giúp ngủ sâu ASMR 

Đọc thêm:

Công thức ngủ ít vẫn khỏe, tại sao không?

5 hội chứng rối loạn giấc ngủ bạn nên biết

Bất ngờ những nguyên nhân mất ngủ có thể bạn chưa biết

Chu kỳ của một giấc ngủ