Rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện rất thường gặp trong y khoa nói chung và trong tâm thần học nói riêng. Nó đặc biệt có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho các hoạt động bình thường về thể chất lẫn tinh thần và có thể ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của người bệnh.
Nội dung tóm tắt
Khó ngủ, mất ngủ
Bị mất ngủ là một than phiền chủ quan của người mắc về giấc ngủ. Ngủ không đủ thời gian, chất lượng giấc ngủ không tốt,… Nghĩa là khi ngủ dậy người ta vẫn cảm thấy sức khỏe thể chất và tinh thần không hồi phục. Có cảm giác uể oải, mệt mỏi, còn buồn ngủ.
Tùy từng trường hợp có thể biểu hiện bởi tình trạng khó đi vào giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, thức dậy sớm hoặc có thể có cảm giác thiếu ngủ hoàn toàn. Tỷ lệ mất ngủ thường chiếm khoảng 10 – 15% trong dân số. Trong đó, tỷ lệ mất ngủ tăng dần theo tuổi và tỷ lệ nữ gấp đôi nam. Khó ngủ và mất ngủ thường có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến.
>>> Để biết thêm chi tiết: Bất ngờ những nguyên nhân mất ngủ có thể bạn chưa biết?
Rối loạn giấc ngủ: Buồn ngủ nhiều
Ngủ nhiều do thiếu ngủ
Sự thiếu ngủ này thường liên quan đến những người làm việc quá nhiều, làm việc ban đêm, trực gác, người thân bị bệnh, mới sinh con,… Người bệnh có các biểu hiện khó thức dậy, ngủ gật trong ngày, giảm hiệu suất làm việc. khó tập trung chú ý, bồn chồn dễ cáu giận, mệt mỏi.
Điều trị: Kéo dài thời gian ngủ, kết hợp với tái tạo lập việc sinh hoạt điều độ.
Ngủ nhiều do thuốc
Một số thuốc khi uống có thể dẫn đến tình trạng ngủ nhiều. Ví dụ như các thuốc:
- Thuốc ngủ, thuốc giải lo âu cần có thời gian hấp thụ dài. Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần kinh và những thuốc điều chỉnh khí sắc,… Đây đều là những thuốc có tác động đến thần kinh. Có thể gây buồn ngủ và ngủ nhiều.
- Một số thuốc khác như: Thuốc chống động kinh, thuốc kháng dị ứng, thuốc giãn cơ,… Các loại thuốc này cũng có chứa một số thành phần giúp an thần. Gây ngủ nhiều.
Ngủ quá nhiều không có nguyên nhân
Đây là trường hợp chỉ một giấc ngủ ban đêm dài bất bình thường. Sau đó rất khó khăn để thức dậy vào mỗi buổi sáng. Đặc biệt còn xuất hiện những biểu hiện rối loạn định hướng khi tỉnh dậy và những cơn ngủ gà ban ngày. Tuy khác với những dạng rối loạn ngủ nhiều khác, bệnh nhân có thể cưỡng lại được những cơn buồn ngủ. Thế nhưng giấc ngủ ban đêm và giấc ngủ trưa bệnh nhân không cảm thấy phục hồi được sức khỏe. Rối loạn này bắt đầu ở tuổi vị thành niên hay tuổi trưởng thành.
Rối loạn sự tỉnh táo, khó tập trung
Đây là những rối loạn giấc ngủ khi xuất hiện những cơn buồn ngủ xuất hiện rất nhiều trong ngày. Người bệnh không thể tỉnh táo và rất khó tập trung hoạt động, làm việc,…. Một số biểu hiện đặc trưng như: ngủ nhiều, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật trong ngày. Trái ngược với mất ngủ những rối loạn tỉnh táo này thường không được nhận biết và không được quan tâm đến. Chính vì thế rất khó khăn trong việc chuẩn đoán và điều trị. Cũng như sự xáo trộn cầu trúc của giấc ngủ thường không được người bệnh nhận ra.
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ cũng là một trong các hội chứng rối loạn giấc ngủ. Thường thấy ở nam giới bắt đầu ở tuổi vị thành niên. Các triệu chứng của chứng bện này thường có những biểu hiện như:
- Những cơn ngủ gà trong ngày: Thường xảy ra cùng một thời điểm trong ngày đối với mỗi người bệnh. Đồng thời xuất hiện những cơn ngủ rũ bất ngờ và không thể cưỡng lại được.
- Những cơn mất trương lực cơ: Thường bất chợt xảy đến kéo dài trong một thời gian ngắn. Sự giãn trương lực cơ này có thể toàn thân. Nhưng cũng có thể khu trú ở một vài cơ quan như gục đầu, khụy gối. Những cơn này thường xảy đến khi có xúc động gì đó.
- Những ảo giác thị giác, thính giác: Thường xảy đến trong giai đoạn ru giấc ngủ. Gây hoảng sợ.
- Những biểu hiện liệt: Được đặc trưng bởi sự mất hoàn toàn mọi cử động cơ bắp, không thể hít thở với biên độ bình thường. Hiện tượng này xảy ra vào lúc tỉnh giấc.
Bạn có thể điều trị và ngăn các căn các cơn ngủ gà và cơn ngủ rũ bằng các thuốc như: Modafinil, methylphemidate và ngủ trưa. Theo đó, những cơn mất trương lực, ảo giác, những cơn liệt khi ngủ cũng có thể hạn chế bằng các thuốc chống trầm cảm. Và điều trị mất ngủ ban đêm bằng thuốc ngủ, vệ sinh giấc ngủ, sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc trên cần được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Những cử động chu kỳ của tứ chi
Đây là một trong những bệnh rối loạn giấc ngủ thường thấy. Chỉ những cử động chu kỳ của tứ chi thường xảy ra trong đêm vào lúc sắp thức giấc. Biểu hiện bằng các cử động trong vài giây xuất hiện theo chu kỳ cứ 30 giây 1 lần. Những cử động này chủ yếu xuất hiện ở chân, nó luôn luôn phối hợp với cử động duỗi ngón và gấp mu bàn chân. Thỉnh thoảng còn có những phản ứng gấp gối.
Những cử động này thường gây mất ngủ ban đêm và cảm thấy mỏi hai chân sau khi tỉnh dậy. Nguy hiểm hơn, những cử động này sẽ gia tăng theo tuổi và có thể kèm theo cơn ngủ rũ hoặc hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ. Cử động chu kì của tứ chi thường hay xuất hiện ở những bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm.
Hội chứng chân không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ thường xuất hiện vào những giấc ngủ ban đêm. Đó là những dị cảm khó chịu như cảm giác kiến bò, bỏng rát 2 chi dưới. Những cảm giác này sẽ giảm bớt khi có những cử động. Chính vì thế dẫn đến khó đi vào giai đoạn ngủ nông. Hội chứng rối loạn giấc ngủ này có thể xuất hiện vào khoảng tuổi 30 và tiến triển thất thường. Đặc biệt, cần chú ý rằng rối loạn giấc ngủ chân không nghỉ thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ trên những bà mẹ điều trị thuốc chống trầm cảm.
Hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ
Đây là hội chứng rối loạn giấc ngủ có biểu hiện là bệnh nhân ngưng thở vài phút ngay trong lúc ngủ. Hiện tượng này lặp lại khoảng 5 lần trong 1 giờ. Trước lúc ngưng thở, bệnh nhân ngáy lớn lên rồi ngưng thở, các hiện tượng này lặp đi lặp lại. Sau đó có thể ngủ nhưng giấc ngủ rất ngắn. Thường thì bệnh nhân không hề nhận biết được mình ngưng thở. Tiếp theo đó bệnh nhân thở lại một cách rất ồn ào.
Người ta nhận thấy trên những bệnh nhân này có biểu hiện đi tiểu nhiều trong đêm, hay mơ thấy ác mộng và đau đầu. Ban ngày thường ngủ gà ngủ gật, hay mệt mỏi, mất tập trung, quên, lo lắng,… Đây là loại bệnh thường gặp ở những người nam giới trên 50 tuổi và khá nặng cân.
Một số nguyên nhân của hội chứng ngưng thở thường là do: Béo phì, các bệnh tai mũi họng như phì đại tuyến Amigdal, màn hầu giãn,… Theo đó, các yếu tố làm bệnh nặng thêm là rượu, thuốc nhóm Benzodiazepine. Để điều trị hội trứng này sẽ cần đến can thiệp phẫu thuật vùng hầu họng.
Kết luận
Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe, an toàn và tối ưu hiệu suất làm việc. Các hội chứng rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của bạn. Làm giảm hiệu suất lao động. Chính vì thế, hãy quan tâm đến chính mình! Hãy nhớ rằng một giấc ngủ ngon cũng quan trọng như tập thể dục và dinh dưỡng tốt để có cho một cuộc sống khỏe mạnh.
>>> Các bài viết liên quan:
- Ngủ trưa có tốt không? 3 khoảng thời gian ngủ trưa tốt nhất
- Bị mất ngủ: 6 cách trị chứng mất ngủ đơn giản mà cực hiệu quả
- [Hỏi đáp] Nên ngủ trưa bao lâu thì tốt?