Chu kì của giấc ngủ – 5 giai đoạn của một giấc ngủ

Chu kì của giấc ngủ

Giấc ngủ là chất bôi trơn cho bộ não, giúp chúng ta hoạt động tốt hơn, duy trì trạng thái sức khỏe lẫn tinh thần ở mức tốt nhất. Giấc ngủ ảnh hướng nhiều đến tâm lý, tinh thần. Nếu không ngủ đủ giấc, giấc ngủ không sâu, chất lượng giấc ngủ không tốt. Tinh thần của bạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực. Ngược lại một giấc ngủ ngon hay sâu giấc giúp bạn có tinh thần tốt hơn, năng lượng tích cực hơn. Vậy, chu kỳ của giấc ngủ gồm bao nhiêu giai đoạn? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Nội dung tóm tắt

Chu kì của giấc ngủ

Không phải ai cũng biết giấc ngủ cũng được chia thành các giai đoạn và chu kì khác nhau. Mỗi chu kì của giấc ngủ diễn ra 90 phút và được chia thành những giai đoạn. Những chu kì này lặp đi lặp lại trở thành 1 vòng lặp trong tổng số thời gian ngủ. Đặc biệt, ở mỗi giai đoạn nhỏ lại có những trạng thái của não và cơ thể khác nhau. Chính vì vậy, khi bạn thức dậy vào từng giai đoạn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe một cách khác nhau.

Theo đó, trong khi ngủ, cơ thể chúng ta thường trải qua 5 giai đoạn: Ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu vàng giấc ngủ REM. Cụ thể:

Giai đoạn 1 – Ru ngủ

Giai đoạn 1 của chu kì của giấc ngủ diễn ra chỉ trong khoảng 3-15 phút, là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa trạng thái tỉnh và trạng thái ngủ. Trong giai đoạn này, não sản sinh ra sóng Theta biên độ cao, đây là những sóng não rất chậm. Đặc biệt những người bị mất ngủ đêm nếu bị đánh thức lúc này, bạn dễ bị giật mình đột ngột, và đôi khi có cảm giác như mình chưa hề ngủ gì cả. Nếu không bị tác động, nhãn cầu sẽ bắt đảo chầm chậm, các cơ bắp dần thả lỏng thư giãn và đi sang giai đoạn thứ 2.

Giai đoạn ru ngủ của chu kì của giấc ngủ diễn ra chỉ trong khoảng 3-15 phút
Giai đoạn ru ngủ của chu kì của giấc ngủ diễn ra chỉ trong khoảng 3-15 phút

Giai đoạn 2 – Ngủ nông

Sau 15 phút “ru ngủ”, bạn tiếp tục bước qua xấp xỉ 20 phút “ngủ nông”. Lúc này, mọi nhận thức về môi trường xung quanh sẽ giảm đi. Thân nhiệt giảm thấp, cơ bắp thả lỏng hơn, nhịp thở và nhịp tim cũng chậm lại nhưng duy trì rất đều đặn.

Theo Quỹ Quốc Gia về Giấc Ngủ của Hoa Kỳ (National Sleep Foundation), con người dành ra khoảng 50% tổng thời gian ngủ ban đêm cho giai đoạn này. Điều đó có nghĩa là, trong khoảng vài tiếng mỗi đêm, tim và hệ thống mạch máu của bạn sẽ được nghỉ ngơi. Chính vì thế, nó mang đến nhiều lợi ích cho hệ tim mạch. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, nhiều người thường gặp phải các cơn co thắt cơ đột ngột – hay còn gọi là hiện tượng co giật mạnh.

Giai đoạn 3 – Ngủ sâu

Bạn chỉ ngủ sâu khoảng dưới 10% tổng thời gian ngủ. Trong chu kì của giấc ngủ này, nhịp thở và nhịp tim của bạn sẽ trở nên đều đặn, đồng thời mắt sẽ bắt đầu ngừng chuyển động. Bạn dần chìm sâu vào giấc ngủ và trở nên tách biệt khỏi những tiếng động và chuyển động xung quanh. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ giảm dần. Ở giai đoạn này sóng não hoạt động rất chậm, thi thoảng xen kẽ với các đợt sóng nhanh. Nhiệt độ, huyết áp đều giảm, hệ thống xương khớp, cơ cũng giãn ra và chùng xuống.

Ngủ sâu sẽ tách biệt bạn khỏi những tiếng động và chuyển động xung quanh
Ngủ sâu sẽ tách biệt bạn khỏi những tiếng động và chuyển động xung quanh

Giai đoạn 4 – Ngủ rất sâu

Giai đoạn 4 của chu kì của giấc ngủ chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Bước vào giai đoạn 4, cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều giảm xuống mức thấp nhất. Các cơ tay, chân bất động, cơ mắt hoàn toàn không chuyển động. Lúc này, các sóng não hầu hết là sóng chậm delta.

Theo NFS, đây được xem là giai đoạn quan trọng cho việc phục hồi vì dòng máu chảy vào cơ và mô được điều chỉnh. Nhiều nội tiết tố, chẳng hạn như hoóc-môn tăng trưởng, cũng được tiết ra vào thời điểm này của giấc ngủ.

Bước vào giai đoạn này, bạn có thể không còn phản ứng với tiếng ồn hay những tác động từ môi trường xung quanh vì đây là lúc giấc ngủ sâu nhất (nguồn năng lượng giúp bạn cảm thấy thoải mái và phấn chấn khi thức dậy). Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm xảy ra các hành vi rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như mộng du, nói sảng…

Sau khi vừa thức dậy từ giấc ngủ sâu, cơ thể bạn sẽ không thể điều chỉnh ngay lập tức. Do đó, bạn thường cảm thấy mất thăng bằng và phương hướng trong vòng vài phút sau khi bị đánh thức.

Giai đoạn 5 – Ngủ mơ

Giấc ngủ mơ là giai đoạn 5 của chu kì của giấc ngủ. Đây là giai đoạn của những giấc mơ sống động hay còn gọi là “giấc ngủ nghịch lý” bởi vì tuy cơ thể đang ngủ nhưng não bộ lại làm việc như khi còn thức.

Trong giai đoạn này, nhãn cầu chuyển động nhanh liên tục, nhịp thở và nhịp tim của bạn thay đổi nhiều trong khi mọi cơ bắp bị “khóa liệt” không hoạt động (điều này giúp ngăn bạn hành động theo giấc mơ). Bằng với giấc ngủ rất sâu, chúng ta dành khoảng 20% của đêm trong giai đoạn ngủ mơ.

Đây là giai đoạn của những giấc mơ sống động
Đây là giai đoạn của những giấc mơ sống động

Ngủ đủ giấc không những mang đến tinh thần sảng khoái tràn đầy năng lượng mà nó còn là cứu tinh cho các bộ phận khác trong cơ thể, mang đến sức khỏe dẻo dai. Giấc ngủ hay chu kì của giấc ngủ là người bạn đồng hành với chúng ta mỗi ngày. Chính vì thế hãy trân trọng và bảo vệ chu kì của giấc ngủ thật tốt bằng cách duy trì chế độ sống lành mạnh, ăn uống và luyện tập thể thao có khoa học nhé. 

>> Xem thêm: