Ngủ mở mắt: nguyên nhân, cảnh báo nguy cơ đối với người bị

Hiện tượng ngủ mở mắt

Ngủ mở mắt – hay trong thuật ngữ y học gọi là Lagophthalmos. Theo thống kê, có đến 20% người ở trong tình trạng này. Vậy liệu đây có phải là vấn đề đáng ngại cần lưu ý hay không?

Nội dung tóm tắt

Nhiệm vụ, chức năng của mi mắt

Mắt của chúng ta gồm có: lông mày, lông mi, mi mắt, lòng trắng, lòng đen (con ngươi). Mắt người là một thấu kính kỳ diệu, tất cả các sản phẩm máy ảnh đều hướng đến sự phát triển gần như mắt người.

Mắt được cấu tạo hết sức tinh vi: giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc có nhiệm vụ đảm bảo chức năng nhìn của mắt.

Mi mắt và lông mi có nhiệm vụ bảo vệ cho mắt. Chắn gió, bụi, vi khuẩn,… những thành phần gây hại cho mắt từ môi trường. Ngoài ra mi mắt cũng có tác dụng dàn đều nước mắt để giữ ẩm cho giác mạc.

Cơ thể của chúng ta khi ngủ

Trong khi ngủ cơ thể của chúng ta vẫn tiêu tốn năng lượng. Nhưng điều này không có nghĩa là cơ thể ngừng hoạt động hoàn toàn.

Não là nơi tiêu tốn nhiều năng lượng trong khi ngủ nhất. Khi ấy, não sẽ mở van cho phép dịch não tủy chảy từ xương sống vào não. Rửa các mô và lấy đi tất cả các chất độc đối với nó. Đó là lý do chúng ta cảm thấy sảng khoái sau mỗi lần thức dậy.

Ngoài ra thì chúng ta sẽ cao hơn sau khi ngủ (với trẻ nhỏ là phát triển chiều cao, người lớn là khớp và gân cốt được thư giãn). Giảm huyết áp và nhịp tim, thải độc cơ thể.

Trong giai đoạn của ngủ sâu, chúng ta sẽ không nghe thấy tiếng động, không ngửi được bất cứ mùi nào (đây là lý do chính khiến con người gặp nguy hiểm khi ngủ). Cơ bắp của chúng ta sẽ tạm ngừng hoạt động. Chúng ta thường ngủ với một đôi mắt nhắm. Tuy nhiên khoảng 1/5 số người trên thế giới gặp phải tình trạng mở mắt khi ngủ.

Điều gì sẽ xảy ra khi ngủ mở mắt

Như đã nói ở trên, mi mắt giúp bảo vệ mắt khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường. Đồng thời cấp ẩm cho mắt, ngăn hiện tượng khô mắt.

Ngủ mở mắt không có nghĩa là người ta sẽ ngủ với đôi mắt mở trừng trùng. Thường thì người ta sẽ ở trạng thái hở một nửa, hoặc hở 1/3 mắt, hay ngủ giống kiểu mắt ti hí. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào thì ngủ mở mắt đều gây ra các vấn đề như (*):

  • Mắt bị khô
  • Sau đó diễn biến nặng hơn là làm thị lực bị giảm
  • Dẫn đến các bệnh giác mạc: đỏ, mờ mắt, kích thích mắt, hoặc cảm giác nóng rát, hay nhạy cảm với ánh sáng.
  • Ngoài ra ngủ mở mắt còn tăng nguy cơ trầy xước mắt do dị vật, trầy xước giác mạc, và loét giác mạc.
  • Từ đó, khiến chất lượng giấc ngủ bị kẽm.
Về lâu dài ngủ mở mắt sẽ ảnh hưởng đến thị lực
Về lâu dài ngủ mở mắt sẽ ảnh hưởng đến thị lực

Nguyên nhân của hiện tượng ngủ mở mắt

Hầu hết mọi người thường ngủ với đôi mắt nhắm. Hiện tượng mở mắt khi ngủ có thể xảy ra khi:

  • Họ sinh ra với mí mắt không đóng hoàn toàn
  • Các cơ mí mắt bị tổn thương do nhiễm trùng, viêm hoặc chấn thương
  • Bị liệt một số dây thần kinh mặt do đột quỵ, khối u, …
  • Bệnh Graves hoặc một tình trạng khác khiến mắt lồi về phía trước
  • Các phẫu thuật khiến mí mắt di chuyển.

Những việc cần làm để giảm tính trạng ngủ mở mắt

Kính ngủ là biện pháp tốt cho người ngủ mở mắt
Kính ngủ là biện pháp tốt cho người ngủ mở mắt

Để chữa được hẳn hiện tượng ngủ mở mắt, thì cần có sự giúp đỡ của phẫu thuật. Như:

  • Phẫu thuật làm cho mí mắt nặng hơn dễ nhắm hơn.
  • Khắc phục tình trạng tổn thương.

Ngoài ra để giảm những tác động không mong muốn của hiện tượng này bạn cũng có thể dùng:

  • Thuốc nhỏ mắt.
  • Nước mắt nhân tạo
  • Thuốc mỡ mắt để giúp ngăn ngừa trầy xước

Chúng sẽ giúp mắt giữ ẩm trong khi ngủ, hoặc bạn cũng có thể dùng máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ cho không khi xung quanh ẩm và ít có khả năng làm khô mắt. Với những thứ tra vào mắt, bạn nên có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Cách đơn giản hơn bạn có thể làm đó là đeo mặt lạ ngủ hay kính ngủ. Và thậm chí là dán một miếng băng dính y tế an toàn lên mắt.

Việc mở mắt khi ngủ có thể chưa gây hậu quả ngay lúc này, tuy nhiên về lâu dài ảnh hưởng đến thị lực là khó tránh khỏi. Do đó, nếu bạn ngủ mở mắt cần phải có biện pháp bảo vệ mắt cần thiết ngay từ bây giờ.

⇒ Đọc thêm:

Bất ngờ những nguyên nhân mất ngủ có thể bạn chưa biết?

Ngủ trưa có tốt không? 3 khoảng thời gian ngủ trưa tốt nhất

Chu kì của giấc ngủ – 5 giai đoạn của một giấc ngủ

6 cách trị mất ngủ dân gian đơn giản tại nhà