Lợi ích từ củ dền cho sức khỏe và lưu ý khi bổ sung

Củ dền rất tốt cho sức khỏe

Củ dền với vẻ ngoài đỏ thẫm, ăn mát, ngọt và thơm lại giàu dinh dưỡng. Loại rau này được dùng nhiều để nấu cháo cho trẻ nhỏ. Vậy có những lợi ích gì trong loại củ màu sắc đẹp đẽ này? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây nhé!

Nội dung tóm tắt

Thành phần dinh dưỡng có trong củ dền

Củ dền ăn có vị ngọt, giòn, thanh mát, có màu đỏ đặc trưng. Để biết được dền đỏ có những tác dụng như thế nào đối với sức khỏe, trước hết chúng ta cần biết trong củ này có những chất dinh dưỡng gì. Cũng như đa số các loại rau củ khác, trong dền đỏ có thành phần chính là chất xơ, tinh bột. Ngoài ra là vitamin A, C là chủ yếu. Thành phần khoáng chất trong củ chứa khá nhiều.

Củ dền có nhiều thành phần dinh dưỡng
Củ dền có nhiều thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng các chất cụ thể là:

  • Chất xơ: 2,8g.
  • Tinh bột: 10g.
  • Đường: 7g.
  • Vitamin A chứa khoảng 33 IU.
  • Vitamin C: 4,9 mg.
  • Sắt: 0,8 mg.
  • Magie: 23 mg.
  • Natri: 78 mg.
  • Kali: 325 mg.

Tác dụng của dền đỏ

Thuộc họ củ cải đường, dền đỏ có nhiều lợi ích cho sức khỏe không chỉ là món rau củ ăn hàng ngày.

Củ dền bổ máu

Chính vì sắc đỏ của loại củ này mà người ta nghĩ ngay đến công dụng bổ huyết, bổ máu. Trong loại củ này có chứa đến 0,8 mg sắt. Củ dền thuộc nhóm thực phẩm giàu sắt. Sắt lại là thành phần cấu tạo nên tế bào máu hồng cầu. Do đó, ăn nó giúp kích thích tạo máu, cung cấp oxy, giảm các triệu chứng thiếu máu. 

Tăng cường hệ miễn dịch

Với hàm lượng giàu vitamin trong thành phần. Dền đỏ được đánh giá mang lại tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại 1 số bệnh tật.

Hỗ trợ bệnh lý về huyết áp

Nước ép củ dền rất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp nhất là những người tăng huyết áp do xơ vữa động mạch. Nó có khả năng hòa tan canxi vô cơ lắng đọng trên thành mạch. 

Với những bệnh nhân huyết áp thấp, loại củ màu đỏ này cũng làm huyết áp trở về ổn định.

Dền đỏ làm giảm xơ vữa động mạch
Dền đỏ làm giảm xơ vữa động mạch

Có lợi cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng bệnh lý khiến các mạch máu giảm tính đàn hồi, giãn ra và nổi lên trên bề mặt da. Những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên ăn dền thường xuyên. Bởi nó giúp làm bền thành mạch, mạch máu được đàn hồi giảm bớt triệu chứng bệnh.

Làm đẹp da

Các chất chống oxy có trong thứ củ đỏ này là kẻ thù của sự lão hóa. Mỗi ngày 1 ly nước ép củ dền đỏ vừa cung cấp chất xơ, nước lại đẹp da, ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn cho bạn 1 làn da tươi trẻ.

Thải độc cơ thể

Như 1 loại nước ép detox toàn bộ cơ thể. Nước ép củ dền cũng như các loại sinh tố rau củ khác đều rất lành tính, dễ tiêu hóa giúp cơ thể đào thải độc tố.

Củ dền cải thiện tâm trạng

Trong củ dền có chứa hợp chất kích thích sản sinh serotonin. Đây là hooc môn giúp tạo cảm giác hưng phấn, yêu đời hơn. Củ dền tươi dạng nước ép thúc đẩy serotonin nhiều hơn củ dền đã qua chế biến. Khởi động ngày mới bằng 1 ly nước ép củ dền mang đến tâm trạng tươi mới, sảng khoái cho ngày làm việc hiệu quả.

Ngăn ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của củ dền trong việc phòng chống và ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư đặc biệt là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư da.

Củ dền hạn chế táo bón

Hàm lượng chất xơ nhiều trong củ dền giúp cải thiện tình trạng táo bón. Đối với chứng táo bón mạn tính, ăn củ dền thường xuyên sẽ đi tiêu dễ dàng hơn.

Củ dền nhiều chất xơ hạn chế táo bón
Củ dền nhiều chất xơ hạn chế táo bón

Chế biến dền đỏ cho bữa ăn

Củ dền tuy rằng rất bổ ích nhưng các món ăn chế biến từ củ dền cũng không nhiều. Sau đây là 1 vài cách biến tấu củ dền cho bữa ăn luôn ngon miệng.

Ninh xương với nhiều rau củ

Kết hợp dền củ với thịt sườn trong nước xương là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ ăn. Đây là món ngon ngày hè vô cùng bắt mắt và nhiều dưỡng chất tẩm bổ cho cả nhà.

Nguyên liệu:

  • Sườn non: 500 gram.
  • 1 củ dền lớn.
  • 1 củ cà rốt nhỏ.
  • 2 củ khoai tây.
  • Hành hoa, mùi tàu, rau mùi…

Cách làm:

  • Dền củ, khoai tây, cà rốt gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
  • Sườn non ninh lấy nước.
  • Ninh sườn đến mềm sau đó cho khoai tây vào trước. Khoai gần chín, cho củ dền, cà rốt vào sau. 
  • Thêm rau thơm, nêm nếm vừa vị.

Món canh củ dền này rất bổ dưỡng và dễ ăn phù hợp hơn cho những người sau ốm dậy, phụ nữ sau sinh cần hồi phục cơ thể.

Salad củ dền

Củ dền có vị ngọt, giòn nên rất phù hợp cho món salad. Món salad củ dền vừa đơn giản, dễ làm lại giữ được nhiều dinh dưỡng trong củ vì không qua chế biến. Sắc đỏ của loại củ này khiến các món ăn được trông đẹp mắt, nhiều màu sắc.

Nguyên liệu:

  • Củ dền.
  • Cà chua bi.
  • Xà lách.
  • Cà rốt.
  • Tôm.
  • Giấm.
  • Gia vị.

Cách làm:

  • Củ dền, cà rốt gọt vỏ, luộc sơ qua. Tôm luộc, bóc vỏ. Rau rửa sạch thái nhỏ.
  • Trộn tất cả cùng với gia vị, giấm.
Món salad từ dền đỏ là món ăn thanh mát
Món salad từ dền đỏ là món ăn thanh mát

Nước ép củ dền

Nếu đã chán các món ăn từ củ dền, có thể chuyển qua nước ép. Nước ép dễ uống, thanh mát thích hợp để giảm cân, giữ dáng, thanh lọc cơ thể.

Nguyên liệu:

  • 1 củ vừa.
  • cà rốt gấp đôi lượng củ dền.
  • 1 quả cam lớn.

Cách làm:

Rửa sạch, gọt vỏ dền đỏ, cà rốt thái nhỏ. Cam gọt vỏ, bỏ hạt xắt miếng nhỏ. Xay xen kẽ 2 loại củ quả.

Uống ngay sau khi ép. Vì có nước cam nên phải uống ngay trong khoảng 30 phút vì cam sẽ bị đắng.

Củ dền có độc tính không?

Có nhiều người chưa biết rằng dền đỏ tốt cho sức khỏe nhưng nó cũng có hại nếu sử dụng không đúng cách. Thậm chí đã có nhiều người bị ngộ độc, đa phần là trẻ nhỏ.

Ăn quá nhiều sẽ gây thiếu máu mặc dù củ dền bổ máu. Nguyên nhân bởi thành phần Nitrat có trong nó. Dền củ là 1 trong những thực phẩm giàu nitrat nhất. Hợp chất Nitrat khi vào cơ thể chuyển thành gốc nitrit. Gốc này kết hợp với Hemoglobin của hồng cầu tạo thành Methemoglobin (MetHb). MetHb không có khả năng vận chuyển oxy cho tế bào. Tế bào thiếu oxy sẽ bị ngạt. 

Quá nhiều nitrat trong tế bào khiến cơ thể bị thiếu máu, thiếu oxy. Nguy hiểm nhất là tế bào máu.

Ăn nhiều dền gây thiếu máu, ngạt thở, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người lớn có enzym làm đảo ngược lại liên kết giữa gốc nitrit và Hb. Nhưng với trẻ dưới 2 tuổi đặc biệt dưới 1 tuổi không có enzy này. Vì thế, trẻ nhỏ ăn loại này nguy hiểm hơn cả.

Nước ép củ rất mạnh đôi khi khiến cơ thể choáng váng, mệt mỏi. 

Ngộ độc khi ăn quá nhiều dền củ
Ngộ độc khi ăn quá nhiều dền củ

Lưu ý khi ăn dền

Cũng bởi tiềm ẩn độc tính nên ăn dền đỏ cần lưu ý:

  • Không cho trẻ dưới 2 tuổi đặc biệt trẻ sơ sinh ăn dền cho dù là đã chế biến hay dùng nước để nấu cháo, pha sữa đặc biệt là nước áp từ củ dền. Trẻ bị ngộ độc củ dền có biểu hiện tím tái, khó thở, mệt lả. Cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
  • Với những người mới uống nước ép dền nên uống từ từ, ít 1 một cho quen mùi vị. 
  • Không nên ăn hay uống nhiều nước ép từ củ này trong 1 ngày hay 1 tuần.
  • Người có tiền sử sỏi thận, đang bổ sung chế phẩm canxi không nên ăn dền. Oxalat trong loại củ này có thể kết hợp canxi gây sỏi oxalat cho thận, bàng quang.
  • Không ăn củ dền cùng với sữa hay chế phẩm từ sữa. Bởi trong sữa có chứa nhiều canxi.

Củ dền là loại củ giàu giá trị dinh dưỡng, với nhiều tác dụng cho cơ thể. Sử dụng đúng cách thì loại củ này rất tốt cho sức khỏe. Với những thông tin đầy đủ trong bài viết trên đây về thành phần, tác dụng, cách chế biến, lưu ý khi dùng hy vọng bạn đã biết cách sử dụng loại củ này.

| Có thể bạn chưa biết?