Mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ qua. Là loại cây thân leo, khá phổ biến ở nước ta. Cây được trồng theo giàn để tiện thu hoạch và chăm sóc.
Nội dung tóm tắt
Cây mướp đắng
Là loại cây thân nhỏ, lá mỏng, lá được chia thành nhiều khía tương tự như lá mướp, lá bí, lá su su,.. nhưng không có nhiều nông như những loại này.
Quả mướp đắng có nhiều quả, chúng dài khoảng từ 15 – 20 cm, có thể to bằng cổ tay. Giống như tên gọi, có vị đắng đặc trưng. Vị đắng này khiến cho chúng không được nhiều người ưa thích. Nhưng đây là loại quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tác dụng của mướp đắng
Trong khổ qua chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Khổ qua có nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C, khoáng chất như calcium, potassium, magie, sắt, kẽm.
Tốt cho tuần hoàn: Thành phần Alkloid trong khổ qua có tác dụng lợi tiểu lưu thông máu, mắt sáng, bổ tim.
Khổ qua có tính hàn: thanh nhiệt giải độc. Có tác dụng chữa các bệnh sốt, mất nước các bệnh viêm nhiễm: mụn nhọt, viêm đường tiết liệu, viêm kết mạc mắt cấp tính, hỗ trợ cho người tiểu đường. Hỗ trợ hình thành insulin kiểm soát lượng đường trong máu. Thành phần trong quả khổ qua, cũng giúp cơ thể chuyển hóa đường thừa trong cơ thể thành năng lượng, làm giảm béo, giảm mỡ đọng lại trong cơ thể và mạch máu.
Một quả mướp đắng chứa khoảng 118 mg vitamin C. Lượng vitamin C dồi dào giúp cơ thể hạn chế được các bệnh do vi khuẩn gây ra, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Lượng Kali có tác dụng giảm huyết áp.
Khi chín, khổ qua chuyển vàng bớt đắng hơn. Lúc này rất tốt cho gan mật, những người bị bệnh vàng da, bệnh trĩ do nóng trong.
Làm đẹp da bằng cách đắp mặt nạ hoặc uống nước ép. Khổ qua sẽ giúp da dẻ mịn màng, giảm và tiêu diệt mụn trứng cá, mụn đầu đen. Nước và vitamin trong quả giúp tái tạo da nhanh chóng.
Những điều cần lưu ý khi dùng mướp đắng
Bên cạnh những mặt lợi, mướp đắng cũng có một số thành phần không phù hợp với một vài người. *
Gây hại cho hệ tiêu hóa trẻ nhỏ: Trong khố qua có chứa một vài độc tố, loại độc tố này dễ dàng bị cơ thể trưởng thành loại bỏ. Nhưng với trẻ nhỏ lại khác, hệ tiêu hóa của chúng chưa đủ để đào thải các độc tố. Do đó, trẻ em không nên ăn quá nhiều.
Làm tăng men gan: Ăn nhiều khổ qua sẽ khiến các men gan tăng cao. Lại là loại quả khó tiêu, có thể gây đầy hơi nên người bị bệnh gan và thận cần tránh ăn các loại quả này. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Mướp đắng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai dẫn đến sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng khi mang thai những tháng đầu.
Người đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng vậy. Như đã nói ở trên độc tố trong quả này trẻ nhỏ không thể đào thải được. Khi mẹ ăn, độc tố có khả năng thông qua sữa mẹ đi vào cơ thể bé.
Người huyết áp thấp
Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm: Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Do đó những người huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng.
Món ngon từ khổ qua
Khổ qua nhồi thịt
Làm sạch khổ qua, cắt thành từng khúc. Sau đó nhồi với thịt băm (đã cho hành, mộc nhĩ, gia vị, đập thêm trứng cho thịt dễ dàng kết dính với nhau). Sau khi nhồi, chúng ta có thể hấp hoặc xào trên bếp cho đến khi chín.
Khổ qua xào trứng
Khổ qua thái nhỏ, xào trên bếp. Đến khi gần chín thì, đập trứng vào xào cùng cho đến khi khô.
Mướp đắng xào tỏi
Cũng giống như xào trứng, bạn chỉ cần phi tỏi cho thơm sau đó xào cùng mướp đắng.
Canh mướp đắng hầm xương
Sau khi ninh xương, thái mướp đắng vừa ăn. Tiếp tục ninh nhừ. Vậy là bạn đã có món canh khổ qua ngon. Thêm lá hành, lá mùi tàu sẽ giúp canh dậy hương hơn.