Chuối là thứ hoa quả quá đỗi quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Thực tế có rất nhiều giống chuối khác nhau. Chuối hột là giống chuối vừa có thể ăn được lại vừa làm thuốc chữa bệnh rất công hiệu. Hãy tìm hiểu về tác dụng và bài thuốc từ chuối hột trong bài viết sau đây.
Nội dung tóm tắt
Phân biệt chuối hột
Chuối hột còn có cái tên khác là chuối chát. Thân cây thẳng, nhẵn và cao hơn các giống chuối ăn quả khác. Bình thường cây chuối này có thể cao đến 3 – 4 m. Hoa chuối mọc thẳng đứng, có màu đỏ thẫm không như hoa chuối khác mọc rủ xuống đất. Các loại chuối ăn không có hạt trong khi đó chuối hột có nhiều hạt lớn 4 – 5 mm.
Quả chuối có góc cạnh không nhẵn như chuối thường. Về kích thước, so với chuối thường giống chuối hột trồng tại nhà có quả lớn còn chuối hột rừng lại chỉ to hơn đầu ngón tay cái.
Chuối kể cả khi chín ăn cũng có vị hơi chát nhẹ, không được ngọt như chuối thường ăn quả. Chuối hột rừng không thể ăn khi chín vì nhiều hột, ít thịt và vị chát nhiều. Vì thế, chuối hột được dùng làm thuốc nhiều hơn là để ăn.
Thành phần của chuối hột
Chuối hột có thành phần dinh dưỡng khác hẳn với chuối thường. Nếu chuối thường chủ yếu là chất xơ, kali, vitamin thì chuối hột chứa nhiều tanin, saponin, tinh dầu, serotonin, dopamin, catecholamin…
Những thành phần này được nghiên cứu góp phần giải thích những tác dụng của nó đối với sức khỏe.
Tác dụng của chuối hột
Đông y coi chuối hột là vị thuốc có tính bình, vị chát, ngọt quy kinh phế, can, tỳ. Công năng của chuối hột là làm mát huyết, thoát nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu… Tây y cũng đã nghiên cứu những công dụng của chuối hột cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của loại quả dân gian này được nhiều người áp dụng.
Chuối hột trị sỏi thận, sỏi bàng quang
Sỏi thận, sỏi tiết niệu hay sỏi bàng quang là những tinh thể rắn được hình thành lắng đọng tại các cơ quan của hệ tiết niệu. Các viên sỏi này nếu không được đào thải ra ngoài cơ thể sẽ gây viêm nhiễm, tắc con đường thải trừ nước tiểu. Với sỏi có kích thước nhỏ hoàn toàn có thể sử dụng thuốc tán sỏi, bào mòn dần viên sỏi và tống ra ngoài cơ thể. Chuối hột từ lâu là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng trong việc đánh tan những viên sỏi đường tiết niệu, sỏi thận hay bàng quang.
Cách làm: Để trị sỏi dùng chuối hột còn xanh thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ vài ngày. Sau đó đem sắc với nước uống đặc. Uống đều đặn hàng ngày để bào mòn viên sỏi. Sỏi sẽ thu nhỏ kích thước và thải qua đường tiểu tiện.
Trị đau dạ dày
Các hoạt chất serotonin, dopamin có trong chuối hột có tác dụng điều hòa hệ thần kinh. Các bệnh lý về dạ dày thường do yếu tố stress, căng thẳng thần kinh gây ra. Vì thế, dùng loại quả này như 1 vị thuốc làm giảm các cơn đau dạ dày gây nên.
Cách làm: Chuối đem rửa sạch, phơi khô rồi đem đi tán thành bột mịn nhỏ. Mỗi ngày ăn 1 thìa bột mịn chuối đó đều đặn sẽ làm lành vết loét viêm nhiễm. Đặc biệt cơ đau dạ dày cũng chấm dứt khi ăn bột.
Chữa cao huyết áp
Huyết áp cao có thể được điều hòa khi sử dụng chuối hột như 1 vị thuốc. Ngoài việc sử dụng các thuốc Tây y chữa cao huyết áp theo đơn của thầy thuốc, sử dụng loại chuối này hàng ngày cũng có lợi cho việc duy trì huyết áp ổn định.
Cách làm: Chọn quả chuối gần chín, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Củ ráy rừng bỏ vỏ, thái mỏng. Đem cả 2 loại này ngâm vào nước vo gạo đặc trong vòng 2 giờ. Sau đó vớt ra, để ráo, phơi khô và đem sao vàng lên. Sắc chung với nước uống ngày 2 lần trong vòng 1-2 tháng và theo dõi sự ổn định của huyết áp.
Nước sắc thân và lá chuối hột cũng có tác dụng giúp giữ huyết áp được ổn định.
Chữa đau lưng mỏi gối
Viêm xương khớp, thoái hóa đốt sống gây nên hiện tượng đau lưng, nhức xương khớp. Trong đông y các chứng này xuất hiện trong bệnh thấp khớp. Chuối có khả năng trừ hàn, khu phong, giảm sưng đau nhức khớp nên có hiệu quả trong các trường hợp đau nhức xương khớp.
Cách làm: Chuối hột ngâm rượu thường được dùng để chữa đau mỏi lưng gối. Rượu như 1 dung môi hữu cơ chiết xuất những hoạt chất có trong chuối. Chuối có thể giã nát hoặc thái miếng cả quả phơi khô đem ngâm rượu để sử dụng.
Lợi cho tiêu hóa
Theo Đông y, chuối quy kinh tỳ. Đây là tạng điều hòa khả năng tiêu hóa của cơ thể. Các vị thuốc bổ tỳ có khả năng tăng tiết dịch, enzym tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Chuối hột có tác dụng kích thích ăn ngon miệng, có lợi cho việc tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng từ bữa ăn.
Cách làm: Củ chuối hột đem thái nhỏ phơi khô, hãm như trà uống hàng ngày.
Bổ phổi, giảm ho
Với tác dụng làm mát phổi, tăng khả năng thải độc của lá phổi, chuối hột là vị thuốc rất tốt cho phổi. Đối với các trường hợp viêm phổi, ho ra máu hay viêm đường hô hấp sử dụng chuối hột làm thuyên giảm các triệu chứng.
Cách làm: Hoa chuối và lá màu đỏ bao quanh buồng chuối gọi là lá bắc đem thái nhỏ, phơi khô, sao vàng và sắc lấy nước đem uống.
Trị giun
Trong dân gian, bài thuốc xổ giun với chuối khá phổ biến vì ngày xưa chưa có nhiều thuốc men như bây giờ. Ngày nay, cách làm này vẫn được nhiều người sử dụng vì nó vẫn đem lại hiệu quả diệt giun và tống nó ra ngoài cơ thể.
Cách làm: Rất đơn giản. Chỉ cần ăn 1 quả chuối chín khi bụng còn đang đói sẽ thấy giun chui ra ngoài.
Những cách sử dụng chuối hột
Loại chuối này có khá nhiều cách sử dụng như ngâm rượu, hãm trà, sắc nước…
Ngâm rượu chuối hột
Chọn những quả chuối còn xanh, nhiều nhựa ngâm rượu sẽ ngọt, ngon hơn. Để cả vỏ, thái lát mỏng quả chuối phơi khô. Cứ ngâm 1 phần chuối 4 phần rượu. Chọn loại rượu khoảng 40-50 độ sau khi ngâm có độ ngọt, nhẹ vừa phải. Ngâm rượu chuối khoảng 3 tháng thấy rượu có màu vàng óng đẹp mắt, uống có vị ngọt, thơm. Ngâm càng lâu rượu càng êm càng ngon. Rượu chuối hột uống khá êm, kích thích tiêu hóa, dễ ngủ.
Trà chuối
Chuối có thể hãm trà có mùi thơm, vị chát, ngọt. Thái mỏng, phơi khô, có thể sao vàng bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần uống lấy khoảng 5-6 lát hãm với nước sôi uống như trà. Trà chuối hột uống mỗi ngày có lợi cho những bệnh nhân cao huyết áp, sỏi thận, đau lưng mỏi gối.
Lưu ý khi dùng chuối hột
Một số chú ý khi sử dụng chuối hột trong các bài thuốc chữa bệnh để đạt được hiệu quả như mong muốn cũng như không gây tác hại cho cơ thể.
- Chuối xanh chứa nhiều tanin có vị chát, đắng hơn. Đối với trường hợp táo bón thì không nên dùng bởi hợp chất tanin sẽ gây táo bón nặng hơn.
- Rượu chuối hột là loại rượu thuốc không phải rượu uống trong các cuộc nhậu. Vì thế, dùng quá nhiều sẽ gây ngộ độc.
- Cũng bởi là bài thuốc dân gian, đông y nên hiệu quả của nó sẽ tùy thuộc vào cơ địa từng người. Hiệu quả sau khi dùng sẽ lâu hơn dùng thuốc tây y và nó chỉ là biện pháp hỗ trợ. Cần tham khảo ý kiến thầy thuốc cũng như đi khám chuyên khoa các vấn đề về sức khỏe.
- Thường thì chuối hột cũng lành tính vì thế không gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi dùng lâu dài.
Dân gian có rất nhiều bài thuốc hay được lưu truyền. Các bài thuốc từ chuối hột cũng được ghi nhận nhiều trong các sách y học cổ truyền từ xa xưa. Sử dụng đúng cách thì đây là vị thuốc Nam khá an toàn và hiệu quả đối với 1 số bệnh lý. Với những thông tin bổ ích trên đây hy vọng sẽ là sổ tay kiến thức cho bạn về các vị thuốc dân gian hay.
| Có thể bạn chưa biết?
- Lợi ích từ củ dền cho sức khỏe và lợi ích khi bổ sung
- Uống rượu đỏ mặt lý do là gì? Cách ứng phó cho người đỏ mặt
- 10 tác dụng kỳ diệu của tỏi đen đối với sức khỏe