Màng bọc thực phẩm dùng sai, nguy hại khôn lường!

Màng bọc thực phẩm an toàn

Màng bọc thực phẩm hiện nay được khá nhiều bà nội trợ ưa chuộng vì sự tiện lợi mà nó đem lại. Tuy nhiên, không ít chị em vẫn vô tư sử dụng sai cách màng này gây hại cho sức khỏe mà không hề hay biết. Hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn những cách sử dụng màng bọc thực phẩm đúng cách.

Nội dung tóm tắt

Phân loại màng bọc thực phẩm

Màng bọc thực phẩm được tạo ra từ các polymer nhựa được kéo mỏng. Đa phần các loại màng bọc được làm từ 3 loại phổ biến là:

  • Nhựa PE: Loại nhựa này dai, dễ kéo giãn, có màu trắng sáng. Khi đốt nhựa này cháy dễ dàng và có mùi như đốt nến, ngọn lửa đốt có màu vàng. Nhựa PE được nhiều nhà sản xuất thêm vào thành phần chất dẻo DEHP, DEHA. Nhựa PE sinh ra nhiều độc tố cũng bởi những thành phần thêm vào này.
  • Nhựa PVC: Đây là nhựa được dùng trong chế biến thực phẩm bởi nó đạt tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Nhựa này cũng có 2 loại có và không có chứa chất phụ gia. Loại không phụ gia thường có màu trắng ngà hơn. Nhựa PVC ít dai khi kéo giãn, đốt có mùi khét, hăng khó chịu và ngọn lửa đốt có màu xanh. Nhựa PVC có khả năng tự phân hủy nên thân thiện với môi trường hơn.
  • Màng bọc silicon: Loại màng này hiện nay được sử dụng khá nhiều bởi tính an toàn và dẻo dai hơn. Màng silicon có thể chịu được nhiệt độ cao mà không bị biến chất.
Màng bọc bằng nilong không an toàn cho sức khỏe và môi trường
Màng bọc bằng nilon không an toàn cho sức khỏe và môi trường

Màng bọc thực phẩm có an toàn không?

Màng bọc thường được bọc trực tiếp vào thực phẩm sống và chín. Thực phẩm ăn vào miệng nên mối lo ngại về sự an toàn thực sự của màng bọc luôn được người tiêu dùng lo lắng.

Màng bọc thực phẩm được làm từ nhựa PVC không chứa chất phụ gia, chất làm dẻo hay các chất cấm đều được coi là an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Với những màng từ nhựa PE hoặc PVC không rõ nguồn gốc, chứa nhiều phụ gia không đạt tiêu chuẩn chất lượng đều không an toàn.

Những chất độc, phụ gia thêm vào màng bọc mục đích làm màng trắng sáng, dẻo dai hơn nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thế. Cụ thể, các chất độc hại này có thể bị thôi ra thực phẩm nó bảo quản và xâm nhập vào cơ thể con người.

Loại màng bọc không tự phân hủy sinh học sẽ trở thành chất thải tồn tại rất lâu trong môi trường. Rác thải này làm ô nhiễm môi trường đất, nước cho cả thế hệ con cái chúng ta về sau. Không những quan tâm đến tác hại trước mắt, chúng ta cũng cần nhìn nhận hậu quả sau này của chất thải mà chúng ta sử dụng ví dụ như các loại màng bọc thực phẩm từ nhựa.

Việc sử dụng màng bọc thực phẩm sai cách cũng là nguyên nhân khiến sản phẩm này trở nên không an toàn đối với con người.

Những cách sử dụng sai màng bọc gây hại cho sức khỏe

Thông thường ít mẹ nội trợ nào tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng màng bọc thực phẩm đúng đắn. Chính vì thế, vô tình chúng ta đang làm hại chính bản thân chúng ta với những thói quen không đúng. Những sai lầm trong cách sử dụng màng bọc thực phẩm sau đây bạn nên tránh để đảm bảo sức khỏe.

Bọc sát vào thực phẩm

Đây là cách làm gặp ở hầu hết mọi người sử dụng. Màng bọc được dùng để bọc kín thức ăn còn thừa với sự tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt thức ăn. Điều này làm tăng nguy cơ các chất nhựa trong màng bọc thôi nhiễm vào thức ăn được bảo quản. Nhất là khi bọc thực phẩm trong thời gian lâu.

Màng bọc được làm từ nhựa tổng hợp vì thế, các chất sản sinh ra là không hề có lợi cho sức khỏe con người.

Không để màng bọc tiếp xúc trực tiếp với thức ăn
Không để màng bọc tiếp xúc trực tiếp với thức ăn

Dùng màng bọc thực phẩm bọc trực tiếp rau củ quả

Cách làm này hoàn toàn sai. Ngoài khả năng thôi nhiễm chất có hại lên bề mặt rau củ. Khi bọc màng bọc lên rau củ nhất là các loại rau củ quả giàu vitamin C như cà rốt, dưa chuột, ổi…sẽ làm giảm hàm lượng vitamin này trong thực phẩm. Các loại thực phẩm này sau khi được sử dụng sẽ chẳng còn nhiều dinh dưỡng như ban đầu.

Bọc nhiều đồ ăn dầu mỡ

Dầu mỡ từ thức ăn sẽ là tác nhân khiến lớp màng bọc thực phẩm dễ dàng bị phân hủy, đưa những chất độc ra ngoài thức ăn. Ngoài dầu mỡ, các loại thức ăn quá nhiều tính kiềm, axit hoặc thức ăn còn đang rất nóng cũng dễ tác động có hại lên màng bọc.

Dùng đi dùng lại nhiều lần màng bọc

Mặc dù, màng bọc không quá đắt đỏ. Nhưng vì thói quen tiết kiệm hoặc tiện tay nhiều chị em dùng luôn lại lớp màng bọc cũ cho thức ăn mới hoặc mở ra mở vào thức ăn cũ mà không hề thay màng. Việc này càng được lặp lại nhiều lần và lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, vi rút từ bên ngoài môi trường hoặc từ thức ăn cũ xâm nhập vào thực phẩm mà chúng ta bảo quản. Sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản 1 cách vệ sinh, an toàn nhưng với cách này thực phẩm của chúng ra bị nhiễm khuẩn nhiều hơn.

Dùng màng thực phẩm với lò vi sóng

Các thức ăn được bọc màng và bỏ ngay vào lò vi sóng trực tiếp đun nóng là cách tiện lợi hay được chị em tiện tay sử dụng. Nếu có thói quen này, bạn hãy bỏ ngay đi nhé. Đây là cách làm sai nhất khi sử dụng màng thực phẩm này.

Thậm chí, những nhà nghiên cứu ung thư đã tiến hành nghiên cứu hoạt chất chính ra trong quá trình làm nóng màng bọc. Mối quan hệ giữa các chất độc hại đó đối với bệnh ung thư.

Không dùng màng bọc thực phẩm với lò vi sóng
Không dùng màng bọc thực phẩm với lò vi sóng

Kết quả là, hóa chất độc hại nhất được sinh ra là BPA trong khi hâm nóng thức ăn được bọc bằng màng bọc thực phẩm. Các bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, sự dậy thì sớm ở trẻ cũng có liên quan đến hoạt chất nguy hiểm này.

BPA là sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt nóng nhựa polymer.

Chất độc hại này hoàn toàn có khả năng thôi nhiễm vào thức ăn được bao bọc bởi màng trong lò vi sóng.

Với màng bọc silicon thì hoàn toàn có thể sử dụng với lò vi sóng vì nó chịu được nhiệt độ cao hơn những màng nilon. Tuy nhiên, để an toàn tuyệt đối không nên dùng màng bọc thức ăn hâm nóng với lò vi sóng hay tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Cách dùng màng bọc thực phẩm đúng cách

Từ những mối nguy hiểm khi dùng màng bọc thực phẩm sai cách, sau đây là hướng dẫn sử dụng đúng màng bọc.

  • Thức ăn được cho vào hộp cao rồi mới bọc màng ngăn cách màng bọc tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Khuyến cáo nên bọc thực phẩm cách tầm 2,5 cm là tốt nhất.
  • Không dùng màng bọc để bọc trực tiếp rau củ quả.
  • Không dùng màng bọc thực phẩm cho lò vi sóng.
  • Không bọc thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn còn nóng.
  • Dùng màng bọc thực phẩm trong ngày sau đó cần thay màng bọc trong vòng 6-8h.
  • Bảo quản màng bọc tại nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp, nhiệt độ cao. 
Không dùng màng bọc cho rau quả
Không dùng màng bọc cho rau quả

Cách lựa chọn được màng bọc thực phẩm an toàn

Có vô số các sản phẩm màng bọc thực phẩm trên thị trường đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Vậy để lựa chọn được những sản phẩm an toàn cho gia đình các mẹ nên dựa vào những tiêu chí sau đây:

  • Nguồn gốc xuất xứ: Chọn mua các sản phẩm màng bọc thực phẩm có tên nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, thương hiệu rõ ràng.
  • Đạt tiêu chuẩn chất lượng: Chất lượng an toàn cho loại màng này là tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO. Chứng nhận đánh giá mức độ an toàn của sản phẩm cho sức khỏe con người.
  • Lựa chọn loại màng an toàn: Loại màng bọc PVC và silicon được khuyến cáo sử dụng nhiều hơn vì tính an toàn, thành phần không chứa phụ gia, chất dẻo. Loại màng có thể tự phân hủy là cách bảo vệ môi trường sống lâu dài.
  • Mua ở những nơi uy tín: Mua màng bọc thực phẩm tại các siêu thị, hệ thống mua bán có thương hiệu sẽ đảm bảo hàng hóa nhập chính hãng. Hàng trôi nổi ngoài thị trường thường không thể kiểm soát chất lượng.

Sử dụng màng bọc thực phẩm rất tiện lợi và là đồ dùng không thể thiếu cho các bà các mẹ nội trợ ở nhà. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rõ về những thứ mà chúng ta sử dụng hàng ngày nhất là dùng cho đồ ăn thức uống. Với những thông tin đầy đủ trên đây về màng bọc thực phẩm hy vọng chị em đã biết cách sử dụng đúng.

| Có thể bạn chưa biết?