Bi không cồn, bia chay là gì? được sản xuất như thế nào? Uống có say không có làm tăng nồng độ cồn trong máu không?
Nội dung tóm tắt
Bia như nào được gọi là bia không cồn?
Bia không cồn còn được gọi là bia chay. Chúng có thể có cồn hoặc không có cồn. Tùy từng quy định của mỗi nước mà nồng độ cồn trong bia chay sẽ khác nhau.
Ở Việt Nam, một vài loại bia không cồn có nồng độ đạt 0,03 %, Luật Singapore, Hoa Kỳ, Philippines là dưới 0.5 % được coi là không cồn. Và thậm chí có công ty công bố mức cồn ở ngưỡng 0,0%.
Hương vị của bia không cồn
Bia chay sẽ không có hương vị hoàn toàn bia rượu thông thường. Nhưng nếu tìm một sự thay thế hoàn hảo bia chay là giải pháp.
Uống loại bia này bạn sẽ không lo lắng về nguy cơ say do nồng độ thấp không đủ để say. Theo tính toán, một người bình thường trung bình một người sẽ say khi uống quá 4 lon bia với nồng độ cồn khoảng 3 %. Như vậy để uống bia chay đến độ say, thì người uống phải uống khoảng 20 lon. Người mà uống đến tận lon thứ 20 thì chắc là có cái bụng không phải là dạng vừa rồi.
Cách làm bia không cồn
Sản xuất bia không cồn có khá nhiều cách, nhưng hầu như chúng – bia chay được tạo ra bằng cách loại bỏ cồn ra khỏi bia thông thường.
Đó có thể là việc làm nóng bia – điều này làm thay đổi đáng kể hương vị. Có thể được hạn chế bằng cách làm nóng bên trong một khoảng chân không mạnh mẽ làm giảm điểm sôi để giữ nguyên hương vị.
Đó có thể là việc lọc rượu bằng bộ lọc tốt, chỉ cho phép nước và rượu đi qua. Chất lỏng được thêm lại sau đó.
Đó có thể là loại bỏ rượu ra khỏi bia, carbon dioxide được thêm vào, giống như những gì người ta làm với soda.
Để cải thiện hương vị, đường được thêm vào.
Uống bia không cồn có bị vi phạm luật giao thông không?
Như đã nói ở trên, bia không cồn vẫn có thể chứa cồn. Luật tham gia giao thông mới có hiệu lực từ 1/1/2020, chỉ cần người tham gia gia thông có nồng độ cồn trong người sẽ bị phạt.
Cụ thể, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu phát hiện nồng độ cồn trong cơ thể, hàm lượng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở, mức xử phạt với người điều khiển phương tiện lần lượt như sau: Đối với xe đạp, xe đạp điện bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng; đối với xe máy bị phạt tiền 02 – 03 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng; đối với ôtô bị phạt tiền 06 – 08 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
Như vậy việc uống bia chay – bia không cồn vẫn có thể bị phạt khi tham gia giao thông. Nhưng với bia chay thời gian xử lý nồng độ trong cồn cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn. Tác hại tới sức khỏe cũng không nhiều như bia thông thường. Tình trạng bụng bia cũng giảm bớt. Chuyển sang uống bia chay cũng là một sự lựa chọn khá tốt.
Những điều bạn không nên làm với bia không cồn.
Uống và lái xe
Như đã nói ở trên bia không cồn không cồn không có nghĩa là bia không cồn. Luật giao thông tại nước ta thì không cho phép tham gia giao thông khi trong người có nồng độ cồn. Việc phạt là tất yếu nếu bạn vi phạm.
Không phải là thức uống cho phụ nữ mang bầu
Nồng độ cồn thấp không có nghĩa là không tác động đến thai nhi. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra sự tương quan giữa độ cồn và dị tật bẩm sinh hay các rối loạn nghiêm trọng khác. Do đó mẹ bầu hãy tránh xa đồ uống có cồn, vì không có bất kỳ một lượng cồn an toàn nào cho phụ nữ mang bầu.
Uống quá nhiều
Dù rằng rất khó để bạn có thể say, nhưng uống một lượng lớn bia chay sẽ khiến thận của bạn gặp áp lực lớn. Bạn có muốn một sức khỏe tốt hay không?
Để tăng hương vị, người ta đã thêm đường vào bia, và đây cũng là một lý do bạn nên tránh việc tiêu thụ nhiều.
Không giúp ích cho việc cai nghiện rượu.
Tuy nhiên nếu đơn giản là bạn muốn tìm cách đề giảm lượng rượu, loại bia này có thể là một sự lựa chọn tốt.
Theo healthline
>>> Rượu whisky là gì? Cách thưởng thức tận hưởng trọn hương vị
>>> Rượu bia và 6 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ xử lý đồ uống có cồn.