6 công dụng không ngờ khi kết hợp gừng với mật ong

Củ gừng là gia vị rất quen thuộc với ẩm thực của người Việt Nam, hơn nữa đây còn là vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, các dưỡng chất trong gừng có khả năng chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng, đặc biệt, rất hiệu quả khi chữa cảm lạnh.

Cũng giống như gừng, mật ong được xem là món quà vô giá từ thiên nhiên bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất có lợi. Sử dụng mật ong thường xuyên sẽ giải quyết được nhiều vấn đề như: kháng khuẩn, khử trùng, giảm đau, giảm sưng tấy và bổ sung hệ miễn dịch cho cơ thể. Vậy 6 công dụng không ngờ khi kết hợp gừng với mật ong là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nội dung tóm tắt

Cải thiện hệ tiêu hóa

Gừng và mật ong đều là những nguyên liệu tốt cho hệ tiêu hóa nên khi kết hợp với nhau, chúng giúp điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng và đầy hơi. Bên cạnh đó, tính nóng trong gừng có thể kích thích việc bài tiết của các tế bào gan nên nên gừng ngâm mật ong sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi gan, làm sạch và phòng ngừa các bệnh về gan một cách an toàn. Ngoài ra, hỗn hợp gừng với mật ong  còn làm tăng cảm giác thèm ăn, giúp bạn ăn ngon miệng và giúp tăng cường quá trình trao đổi chất.

Cải thiện tinh trạng mất ngủ

Được ứng dụng nhiều như một vị thuốc dân gian, mật ong có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ vị, chỉ khát, an thần. Một trong các thành phần giúp mật ong trở thành vị thuốc chữa mất ngủ là axit amin tryptophan. Khi vào não bộ, tryptophan sẽ chuyển hóa thành serotonin, chất dẫn truyền thần kinh thiết yếu tạo nên melatonin có lợi cho giấc ngủ.

Các thành phần đường glucose và fructose trong mật ong cũng đóng góp phần lớn vào một giấc ngủ ổn định. Glucose giúp ổn định đường huyết, nuôi dưỡng não bộ và duy trì giấc ngủ ngon. Fructose đi vào gan chuyển thành glycogen, là nguyên liệu cho giấc ngủ. Nếu thiếu đi glycogen, não bộ sẽ sinh ra hormone căng thẳng, chuyển đổi protein thành glucose khiến người bị mất ngủ có cảm giác đói.

Có thể thấy mật ong có nhiều chức năng trong việc hoàn thiện một giấc ngủ chất lượng. Bên cạnh đó, tinh dầu và Cineole có trong gừng cũng giúp ổn định tinh thần và giảm nỗi lo lắng.

Cải thiện giấc ngủ bằng gừng ngâm mật ong - gừng với mật ong
Gừng ngâm mật ong giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng gừng với mật ong để điều trị chứng mất ngủ. Hỗn hợp gừng với mật ong  sẽ giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ, làm bạn ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Ngoài ra, gừng ngâm mật ong còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần nên khi sử dụng hỗn hợp này hàng ngày, bạn sẽ cảm thấy thư thái, sảng khoái và không còn mệt mỏi.

 

Xem thêm: 5 tác hại khôn lường của việc thức khuya

                   Chữa mất ngủ bằng gừng ngâm mật ong

Chữa viêm xoang, đau họng

 

đau họng- gừng với mật ong
Đau họng là một hiện tượng phổ biến trong mùa đông

Thời điểm giao mùa là lúc mọi người dễ mắc bệnh (cảm lạnh, viêm xoang, đau họng, nhức đầu) nhất, một trong những nguyên do gây nên triệu chứng này là do ảnh hưởng bởi sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu dẫn đến sức khỏe bị suy giảm.

Gừng có vị cay, tính ấm, giúp bổ phế, tăng cường tỳ vị. Trong khi đó, mật ong lại có vị thanh mát, ngọt ngào và có tính kháng khuẩn cao, giúp chống lại các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp hiệu quả. Chính vì thế, sự kết hợp độc đáo giữa hai vị thuốc này được xem như “vị thuốc quý” cho những người thường mắc viêm xoang, đau họng, có thể giúp chữa trị các cơn ho hiệu quả, đồng thời giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu khác của cơ thể như rát họng, ứ đờm và ớn lạnh.

Tham khảo cách trị ho bằng gừng ngâm mật ong tại đây 

Uống gừng ngâm mật ong - gừng với mật ong
Uống gừng ngâm mật ong để chữa viễm xoang, đau hong, trị ho

Đặc biệt, các cách trị ho bằng hỗn hợp gừng với mật ong cũng rất đa dạng, có thể thay đổi và biến tấu theo nhiều cách khác nhau sao cho phù hợp với khẩu vị và mục đích chữa bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là cách dùng gừng tươi nguyên vỏ, thái lát để ngâm cùng mật ong. Đây là cách làm tương đối được ưa chuộng bởi thành phẩm có mùi thơm dễ chịu, dễ uống và chúng có thể được bảo quản để sử dụng lâu dài với các mục đích khác nhau như dùng trực tiếp, pha trà,….

Ngăn ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu đã xem xét việc sử dụng gừng tiềm năng như một phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh ung thư. Nó có thể ngăn chặn sự lây lan của các tế bào khối u đến các bộ phận khác của cơ thể với các loại ung thư khác nhau, bao gồm vú, đại tràng, trực tràng, gan, phổi, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và khối u ác tính.

Những đặc tính chống ung thư của gừng được cho là do khả năng kích hoạt các cơ chế kích hoạt gen prooptosis trong tế bào ung thư. Ngoài ra, có những hợp chất trong gừng có thể điều hòa các chất ức chế ung thư đồng thời làm giảm các gen và protein liên quan đến ung thư.

Có hơn 100 hợp chất hoạt động được tìm thấy trong gừng. Chúng bao gồm gingerols, shogaols, zingerones, zerumbones, oleoresin hăng, terpenoid và flavonoid. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một thành phần trong gừng có tên 6-shogaol vượt trội hơn so với hóa trị thông thường vì nó có thể nhắm mục tiêu các tế bào gốc ung thư vú, theo  Natural News.

Bên cạnh đó, thành phần dưỡng chất và hàm lượng vitamin dồi dào trong mật ong cũng giúp tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và thúc đẩy sự vận động của tế bào. Vì những đặc tính này nên khi kết hợp với nhau, hỗn hợp gừng với mật ong là một phương pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa ung thư.

Giảm các triệu chứng buồn nôn, các bệnh về dạ dày

Nghiên cứu cho thấy rằng việc dùng 1.500 mg gừng chia thành nhiều liều nhỏ hơn mỗi ngày có thể làm giảm buồn nôn liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa.

Gừng có khả năng làm tăng cơ thể làm trống dạ dày, từ đó giảm co thắt ruột, ngăn ngừa chứng khó tiêu và đầy hơi, đồng thời giảm áp lực trong đường tiêu hóa, từ đó giảm cảm giác buồn nôn.

Nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), một tình trạng gây ra những thay đổi khó lường trong thói quen đại tiện, đã thấy được tác dụng tích cực khi sử dụng gừng. Một nghiên cứu kéo dài 28 ngày ở 45 người mắc IBS cho thấy những người dùng 1gram gừng mỗi ngày giảm 26% các triệu chứng. Tuy nhiên, việc dùng gừng để điều trị hoàn toàn không đem lại kết quả. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng gừng có thể làm giảm buồn nôn và đau dạ dày gây ra bởi các bệnh như viêm dạ dày và viêm ruột khi kết hợp với các liệu pháp khác.

Hỗ trợ hiệu quả trong giảm cân

Ngoài những lợi ích về mặt sức khỏe, gừng ngâm mật ong còn có những công dụng làm đẹp không ngờ. Một trong số đó phải kể đến là hỗ trợ giảm cân và giúp lấy lại vóc dáng. Theo một số đánh giá, các hợp chất gingerol và shogaol trong gừng có thể giúp giảm cân. Những hợp chất này có thể có lợi trong quá trình đốt cháy và lưu trữ chất béo phức tạp của cơ thể.

Một nghiên cứu được tiến hành ở phụ nữ béo phì với 2 viên gừng bột 1 gam mỗi ngày trong 12 tuần. Kết quả cho thấy, những người phụ nữ này giảm cảm giác thèm ăn và số đo cơ thể giảm đáng kể so với những người dùng giả dược. Hiệu quả của nghiên cứu này được thể hiện rõ ràng hơn ở những người có một bộ gen cụ thể.

Nghiên cứu này tiếp tục được thực hiện và cho thấy dùng gừng có tác dụng nhỏ so với giả dược, làm giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và tăng các dấu hiệu kiểm soát đường huyết ở phụ nữ bị béo phì. Bên cạnh đó, có một nghiên cứu khác thực hiện ở 10 người đàn ông uống 2 gam bột gừng vào đồ uống nóng vào bữa sáng – uống trà gừng nóng. Những người tham gia nghiên cứu này cho thấy đã giảm cảm giác đói và tăng cường sinh nhiệt, hoặc sản sinh nhiệt do đốt cháy calo.

Giảm cân bằng gừng và mật ong- gừng với mật ong
Gừng và mật ong hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Đồng thời, nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vai trò tiềm năng của gừng trong việc quản lý cân nặng. Bằng chứng hiện tại về tác dụng của gừng đối với một số dấu hiệu giảm cân là đầy hứa hẹn nhưng còn nhiều khó khăn. Các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm về những chủ đề này trước khi có thể đưa ra kết luận chắc chắn.

Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong mật ong cũng giúp cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, sử dụng gừng ngâm mật ong thường xuyên sẽ giúp giảm béo, giảm mỡ bụng, giảm lượng Cholesterol trong máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.

Lưu ý khi uống gừng với mật ong tốt cho sức khỏe

Nước gừng với mật ong được đánh giá cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát huy được công dụng khi sử dụng đúng liều lượng và thời điểm phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý khi uống gừng ngâm mật ong tốt cho sức khỏe, bạn nên biết:

Thời điểm uống gừng với mật ong tốt cho sức khỏe

Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để uống gừng mật ong đó là vào sáng sớm. Duy trì việc uống gừng và mật ong liên tục mỗi sáng trong tuần, sẽ cho thấy được công dụng rõ rệt. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ nguyên tắc uống 1 tuần và nghỉ một tuần để nước gừng phát huy được công dụng, nhất là quá trình giảm cân của các chị em.

Lưu ý khi uống gừng với mật ong

Gừng ngâm mật ong- gừng với mật ong
Gừng ngâm mật ong
  • Không uống quá 3 ly nước gừng với mật ong mỗi ngày
  • Tuyệt đối không gọt vỏ gừng khi ngâm mật ong
  • Không nên ăn gừng đã bị dập hoặc sắp hỏng
  • Người đang uống thuốc chống đông máu, hạ huyết áp không nên uống
  • Đối với người có vấn đề về tiêu nên cho nước chanh vào nước gừng

Mật ong nguyên chất và gừng là hai nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Nếu biết kết hợp hai loại nguyên liệu này thì sẽ đem lại tác dụng rất tích cực đối với sức khỏe của chúng ta. Từ lâu, gừng ngâm mật ong được xem là vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Song, nhiều người vẫn chưa hiểu hết tác dụng của vị thuốc này nên còn sử dụng lãng phí.

Trên đây là một số công dụng của mật ong ngâm gừng cho bạn tham khảo. Hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức để áp dụng vào việc điều trị bệnh cho mình và người thân nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan tại:

Cách làm gừng ngâm mật ong có lợi cho sức khỏe

Top 10 phương pháp nâng cao sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua

15 cách giảm triệu chứng trào ngược dạ dày tại nhà

                                                                                                                            

                                                                                                             Sinh viên thực hiện 

                                                                                                         Phạm Thị Hòa – 19051081