Kim loại nặng là gì? Những vấn đề liên quan chúng ta cần quan tâm

Kim loại nặng là gì? Tại sao người ta lại cần loại bỏ chúng ra khỏi môi trường? Liệu có phải tất cả chúng đều không tốt cho sức khỏe của chúng ta?

Nội dung tóm tắt

Kim loại nặng là gì?

Kim loại nặng là từ dùng để gọi vất kỳ nguyên tố hóa học kim loại có mật độ tương đối cao (khối lượng riêng lớn). Và là chất độc hại, độc hại ngay khi chỉ xuất hiện với nồng độ thấp.

Một số kim loại nặng bạn có thể bạn đã biết đó là: thủy ngân (Hg), cadium (Cd), asen (As), Crom (Cr), thallium (TL), và chì (Pb).

kim loai nặng

Kim loại nặng có thể tồn tại ở đâu?

Kim loại nặng là thành phần tự nhiên của vỏ trái đất. Chúng không tự chuyển hóa hay mất đi, tồn tại dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau.

Theo Wiki, Lớp vỏ Trái đất được tạo thành từ 5% kim loại nặng tính theo trọng lượng. Sắt chiếm 95%  số này. Kim loại nhẹ là 20%, phi kim là 75%. Kim loại nặng thường được khai thác để phục vụ mục đích sản xuất công nghiệp của con người. Thông qua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khai khoán, hoạt động sản xuất, giao thông, nuôi trồng thủy sản… kiến chúng xâm nhập sâu hơn (tăng nồng độ hơn trong môi trường).

5% vỏ trái đất là kim loại
5% vỏ trái đất là kim loại nặng

Những vấn đề xoay quanh kim loại nặng

Không phải kim loại nặng nào cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Có những loại chỉ cần một lượng nhỏ thôi cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên lại có những nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho quá tình sinh học.

Sắt. Sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp của chúng ta là trung tâm, oxy -affine, nguyên tử của heme sắc tố máu. Do đó tình trạng thiếu máu còn được gọi là thiếu sắt.

Kẽm. Có vai trò tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể ngăn ngừa viêm nhiễm, chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn.

Selen được mô tả là một chất chống oxi hóa, ngoài ra còn là chất liên quan đến khả năng tổng hợp hormone của cơ thể.

Cobalt có vai trò trong chuyển hóa tế bào, cần thiết cho sự phân chia tế bào, hình thành máu, hệ thần kinh và tổng hợp axit propionic.

Vanadi, mangan, crom, asen và niken cũng có chức năng tăng cường trao đổi chất. Gần đây asen còn được phát hiện là thành phần tự nhiên trong trứng cá trích có tác dụng thay thế photpho trong lipit giống như phosphatidylcholine, được gọi là arsenolipids.

Sự lo lắng về kim loại nặng

Tuy nhiên ở nồng độ cao hơn chúng có thể dẫn đến ngộ độc. Khi nhắc đến chúng người ta dường như nghĩ nhiều hơn và lo lắng hơn về tình trạng sức khỏe.

Khi lượng trong cơ thể tăng lên quá nhiều, cơ thể không kịp bài tiết thì chúng có khả năng tích lũy theo thời gian.
Những kim loại được đang được đưa vào danh sách (hoặc nghi ngờ):

  • Gây ung thư (crom hóa trị sáu, arsenic, coban, niken, antimon, vanadi, thủy ngân).
  • Gây đột biến (arsenic, vanadi).
  • Gây quái thai (arsenic).
  • Gây dị ứng (niken)
  • Gây dị ứng (niken) (bạc, đồng, kẽm, selen).
  • Ngoài ra  (ví dụ, thallium) dẫn đến thay đổi thần kinh và hành vi, đặc biệt trong trường hợp trẻ em, tổn thương hệ thần kinh trung ương (thủy ngân, chì, thallium, mangan và thiếc), tổn thương tủy xương và loãng xương (cadmium); là độc gan và / hoặc gây độc cho thận (cadmium, cadmium, thủy ngân, mangan heptavalent); gây rối loạn nhịp tim (thallium); hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch (chì)

Giải pháp để ngăn cản tình trạng này

Kim loại nặng có thể được tìm thấy trong môi trường không khí, nước uống, thực phẩm. Do đó chúng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua: đường hô hấp, đường tiêu hóa, hấp thụ qua da. Đã có rất nhiều người gặp các vấn đề sức khỏe do các loại kim loại này. Do đó chúng ta cần có biện pháp để ngăn chặn tình trạng này.

Ngăn chặn kim loại nặng thoát ra ngoài môi trường

Kiểm tra chặt chẽ các quá trình khai thác, chế biến quặng, hoạt động sản xuất từ nông nghiệp cho đến công nghiệp. Đưa ra tiêu chuẩn nước thải, tránh trường hợp xả nước thải chứa kim loại gây độc tố ra môi trường. Kèm theo là quy định xử phạt cần phải được xây dựng chặt. Xử lý nghiêm những tình trạng cố tình vi phạm.

Khắc phục, loại bỏ kim loại nặng trong môi trường.

Đối với ô nhiễm đất:

Các nhà khoa học đã tiến hành xây dựng quy trình xử lý đất nhiễm As bằng dương xỉ. Xử lý đất nhiễm Pb bằng cỏ Mần trầu, Vetiver và Dương xỉ Pteris vittata. Xử lý đất nhiễm Zn và Cd bằng công nghệ sử dụng cây Mần trầu.

Ứng dụng cỏ vetiver trong xử lý nước chứa kim loại nặng
Ứng dụng cỏ vetiver trong xử lý nước chứa kim loại nặng

Đối với nguồn nước

  • Phương pháp kết tủa hóa học: ở độ pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và tách ra khỏi nguồn nước bằng phương pháp lắng đọng.
  • Phương pháp hấp thụ: dựa vào việc hấp thụ các khí bay hơi hay hút các chất hòa tan trong nước cần xử lý lên bề mặt xốp, sử dụng các vật liệu lọc có khả năng hút KLN: chì, sắt, mangan,..
  • Phương pháp trao đổi ion: Phương pháp này có ưu điểm là tiến hành với quy mô lớn và nhiều kim loại khác nhau, nhưng mất nhiều thời gian, tiến hành khá phức tạp do phải hoàn nguyên vật liệu trao đổi.
  • Phương pháp điện hóa: Ưu điểm của phương pháp này là nhanh – tiện lợi – hiệu quả cao – ít độc hại nhưng tiêu thụ điện năng nhiều.
  • Phương pháp sinh học: Sử dụng cây có tác dụng lọc, hấp thụ kim loại trong nước.
  • Công nghệ lọc nano: sử dụng công nghệ lọc nano, hoặc màng lọc sợi rỗng để loại bỏ kim loại.

⇒ Đọc thêm:

Mưa axit: nguyên nhân và những ảnh hưởng đến sức khỏe

14 cách bảo vệ môi trường bạn có thể thực hiện

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất đến sức khỏe con người