Cách bổ sung kẽm cho người thiếu kẽm

Cách bổ sung kẽm cho người thiếu kẽm

Nguyên tố vi lượng: magie, canxi, photpho, sắt, kẽm, … chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể. Nhưng lại là thành tố quan trọng của vitamin, enzyme, tế bào thúc đẩy trong quá trình trao đổi chất. Cũng giống như thiếu sắt gây thiếu máu, thiếu kẽm cũng gây ra các vấn đề tương tự cho cơ thể.

Nội dung tóm tắt

Kẽm và vai trò của kẽm.

Kẽm là một trong những khoáng chất thiết yếu có mặt tự nhiên trong một số thực phẩm. Và có liên quan đến nhiều khía cạnh của quá trình chuyển hóa tế bào.

  • Nó cần thiết cho hoạt động xúc tác của khoảng 100 enzyme
  • Đóng vai trò trong chức năng miễn dịch
  • Tổng hợp protein
  • Chữa lành vết thương
  • Tổng hợp DNA
  • Phân chia tế bào
  • Kẽm cũng hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển bình thường trong thời kỳ mang thai, thời thơ ấu và thanh thiếu niên.
  • Cần thiết để hình thành cảm giác, vị giác và khứu giác.
Kẽm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Kẽm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Thiếu kẽm gây bệnh gì?

Cơ thể không có khả năng lưu trữ kẽm. Nói cách khác kẽm sẽ bị đào thải gần như hoàn toàn khỏi cơ thể. Do đó cơ thể cần được bổ sung kẽm hàng ngày.

Chức năng miễn dịch suy giảm

Chức năng đại thực bào và bạch cầu trung tính sẽ bị ảnh hưởng khi cơ thể không được bổ sung đủ lượng kẽm. Tế bào lympho T – đóng vai trò trung tâm trong miễn dịch trung gian tế bào sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng kẽm thấp còn liên quan đến việc tăng nhạy cảm với viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ em và người già.

Bệnh tiêu chảy.

Khi cơ thể ở tình trạng kẽm thấp, hệ miễn dịch không đủ khả năng đáp ứng các chức năng của cơ thể. Làm tăng tính nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn như gây tiêu chảy, điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Tương tác với sắt và đồng

Thiếu máu thiếu sắt là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Củng cố sắt là cách tốt để loại bỏ và khắc phục các vấn đề. Tuy nhiên khi bổ sung một lượng sắt lớn (lớn hơn 25 mg) có thể làm giảm sự hấp thụ kẽm.

Ngược lại lượng kẽm cao có thể ức chế hấp thụ đồng, đôi khi tạo ra sự thiếu hụt đồng và thiếu hụt máu liên quan.

Dấu hiệu, triệu chứng thiếu kẽm

Tóc gãy rụng do thiếu kẽm
Tóc gãy rụng do thiếu kẽm

Thiếu kẽm gây rụng tóc

Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, những chức năng này quan rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt. Tóc gãy rụng là một trong những triệu chứng cho biết cơ thể thiếu kẽm.

Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng.

Những đốm trắng trên móng tay – còn được gọi là vạch Beau – là một trong những dấu hiệu quan trọng của thiếu hụt kẽm.

Móng có thể mọc chậm, giòn và dễ gãy. Điều này là do cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng. Các vấn đề liên quan đến móng sẽ xảy ra khi cơ thể thiếu kẽm, biểu hiện nặng nhất là những đốm trắng.

Răng kém sáng bóng

Kẽm rất cần cho răng khỏe mạnh và nếu bạn có lượng kẽm thấp, bạn sẽ không có hàm răng trắng bóng, chúng có thể dễ dàng bị mẻ và không khỏe.

Kẽm là một yếu tố thiết yếu và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng.

Nếu bị thiếu kẽm, bạn có thể nhận thấy sự nhạy cảm với mùi, vị giác thay đổi, rêu lưỡi trắng và có thể dễ bị loét miệng cộng với viêm nướu – hay gặp nhất ở những người thiếu kẽm trong chế độ ăn.

Loét miệng

Thiếu kẽm trong chế độ ăn cũng có thể gây loét miệng tái diễn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ loét miệng và những bệnh nhân có lượng kẽm thấp trong máy thường bị những đợt loét miệng tái diễn.

Mụn và những vấn đề khác trên da.

Những người gặp vấn đề về da thường ở trong tình trạng thiếu kẽm. Các vấn đề về da do kẽm gây ra: nhiễm trùng (mụn cóc), mụn trứng cá, mụn đầu đen, rối loạn sắc tố.

Bổ sung kẽm

Những người có dấu hiệu thiếu kẽm ở trên cần được bổ sung kẽm và nhóm có nguy cơ thiếu kẽm: nhóm ăn chay đặc biệt là chay trường. Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Ngoài các biểu hiện thiếu kẽm ở trên, chúng ta có thể xác định liệu cơ thể có rơi vào tình trạng kẽm thấp hay không. Bằng cách làm xét nghiệm trong máu, nước tiểu, tóc và enzym phophatase kiềm. Nếu ở mức 100 microgam/100 ml là bình thường. Sẽ được coi là thiếu khi ở mức bằng hoặc thấp hơn 70 microgam/100 ml.

Nhu cầu kẽm của cơ thể
Nhu cầu kẽm của cơ thể

Thiếu kẽm ăn nên ăn gì?

Người có lượng kẽm trong cơ thể thấp cần được bổ sung thực phẩm giàu kẽm. Kẽm thường có nhiều ở nguồn động vật hơn, nhưng khi bổ sung cần nhớ cân bằng giữa thực vật và động vật.

Thực phẩm giàu kẽm
Thực phẩm giàu kẽm

Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các thuốc chứa kẽm. Tuy nhiên, với dạng này cần phải đi khám, xét nghiệm mức thiếu cụ thể. Sau đó uống bổ sung theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6, C và phospho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.

Tránh bổ sung thừa: Dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch…

⇒ Đọc thêm

Ngộ độc thực phẩm: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị sốt nên ăn gì?

Vi khuẩn salmonella là gì? cách chúng ta có thể phòng tránh nhiễm

Tại sao phải rửa tay? 5 bước rửa tay đúng cách