Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm

Các sinh vật có hại trong thực phẩm thường bị phá hủy trong quá trình nấu ăn. Tuy nhiên, nếu bạn không bảo đảm vệ sinh tốt và bảo quản thực phẩm đúng cách thì ngay cả thực phẩm nấu chín cũng có thể gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm khác. Vậy, biểu hiện của ngộ độc thực phẩm như thế nào? Các điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Nội dung tóm tắt

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm có những cách gọi khác nhau như ngộ độc thức ăn, trúng thực,… Đây là tình trạng xảy ra do tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có chứa vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây hại. Hay việc ăn thực phẩm có chứa độc tố độc hại cũng gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nguy hiểm này:

  • Do vi khuẩn, vi sinh vật: Vi sinh vật hiện diện khắp nơi xung quanh chúng ta. Do đó, nhiều vi sinh vật gây bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm, gây ra những tình trạng ngộ độc mãn tính hay cấp tính cho con người. Đặc biệt là một số vi khuẩn như salmonella, ecoli,…
  • Do thực phẩm chứa độc tố: Thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày chủ yếu là thực vật và động vật. Trong đó, các độc tố trong chuỗi thực phẩm đó vẫn có thể tồn tại sau quá trình chế biến. Gây ngộ độc cho người hấp thụ.
  • Do quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm: Quá trình chế biến và bảo quản không đủ tiêu chuẩn sẽ làm cho thực phẩm bị chuyển hóa. Ảnh hưởng xấu đến người tiêu thụ. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, không bảo quản đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.
  • Do các phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật: Ngày nay có rất nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học được sử dụng trong nông nghiệp. Nếu lượng dư của chúng trong thực phẩm vẫn còn thì khi con người sử dụng sẽ có gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm cực kì nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Thời gian tiêu thụ thực phẩm cho đến khi các triệu chứng xuất hiện có thể dao động từ vài giờ, thậm chí đến vài ngày. Chính vì thế, sẽ rất khó để xác định thực phẩm nào đã gây ngộ độc cho bạn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều xuất hiện một số dấu hiệu như:

Đau bụng

Các sinh vật gây hại có thể tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này có thể dẫn đến viêm đau ở dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng đau bụng. Những người gặp phải dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cũng có thể bị chuột rút ở bụng. Đó là vì cơ bụng co lại để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ruột nhằm loại bỏ các sinh vật gây hại càng nhanh càng tốt.

Nôn mửa

Nôn mửa là một trong các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ. Đây là một cơ chế bảo vệ xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng loại bỏ các sinh vật hoặc độc tố nguy hiểm mà nó phát hiện là có hại. Khi đó, cơ bụng và cơ hoành sẽ co bóp mạnh, khiến bạn phải đưa những chất có trong dạ dày ra khỏi miệng.

Nôn mửa là một trong các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ
Nôn mửa là một trong các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ

Đuối sức

Đuối sức là triệu chứng phổ biến của tình trạng ngộ độc thực phẩm. Xảy ra do sự giải phóng các chất hóa học được gọi là cytokine. Đồng thời, tình trạng này khiến bạn ăn ít hơn do mất cảm giác ngon miệng nên sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Sốt

Sốt là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến cho thấy nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn 38 độ C. Đây cũng là triệu chứng phổ biến trong nhiều bệnh và xuất hiện như một phần phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Sốt khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều nhiệt hơn. Do đó làm tăng nhiệt độ cơ thể. Sự gia tăng nhiệt độ này làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu giúp bạn chống lại tình trạng nhiễm trùng.

>> Xem thêm: Bị sốt nên ăn gì? 7 thực phẩm giúp hồi phục sức khỏe

Đau đầu

Khi bị ngộ độc nhẹ thì cơn đau đầu của người bệnh sẽ nhẹ hơn là ngộ độc nặng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu là vì tình trạng nôn mửa, tiêu chảy hay do vi khuẩn, vi rút,…

Ngộ độc thực phẩm gây mệt mỏi cho người bệnh
Ngộ độc thực phẩm gây mệt mỏi cho người bệnh

Cách chữa ngộ độc thực phẩm

Sơ cấp cứu

Ngay khi phát hiện dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm cần nhanh chóng cho người bệnh uống thật nhiều nước để giữ nước cho cơ thể. Uống một cách chậm rãi, từng ngụm một.

Khi đã nôn xong cần cho người bệnh ăn một số loại đồ ăn nhẹ như bánh mì, bánh ngọt,… để bồi bổ dưỡng chất, giúp cơ thể phục hồi. Ngoài ra bạn có thể cho người bệnh uống nước trắng hay những chất điện giải để bổ sung nước và dinh dưỡng cho cơ thể.

Sau đó, bổ sung các lợi khuẩn (như sữa chua, men vi sinh,…) nhằm giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn và cân bằng hệ đường ruột, chống lại những vi khuẩn gây bệnh. Tiếp đến người bệnh cần được nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, thoáng khí và không bị ô nhiễm.

Gọi cấp cứu

Mặc dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu, nhưng chắc chắn đã có một lượng chất độc hay vi khuẩn thấm vào người. Thế nên, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn bất kỳ lúc nào. Cần đưa bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và theo dõi phù hợp.

Khi bị ngộ độc phải bổ sung đủ nước cho cơ thể
Khi bị ngộ độc phải bổ sung đủ nước cho cơ thể

Trong cuộc sống hiện đại, ngộ độc thực phẩm là bệnh phổ biến. Tuy rằng, đa số trường hợp bệnh tự khỏi, nhưng có khi nặng đến mức gây tử vong. Chính vì thế, mỗi người đều cần có những kiến thức cơ bản để có thể bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân. 

>> Xem thêm: