Rác hữu cơ là gì? Tại sao cần phân loại rác thải?

Rác hữu cơ là gì? Tại sao cần phân loại rác

Mỗi năm Việt Nam có hơn 26 triệu tấn rác thải, đây là một con số không lồ. Vậy chúng đã đi đâu? được xử lý như thế nào. Rác hữu cơ tại sao lại cần được phân biệt?

Nội dung tóm tắt

Rác hữu cơ là gì?

Rác hữu cơ là chất thải có thể phân hủy hòa vào trong môi trường khi chôn lấp. Sản phẩm phân hủy là CO2, nước, metan (CH4), hoặc các phân tử hữu cơ đơn giản của vi sinh vật. Chúng không (ít) gây hại cho môi trường.

Có hai loại rác hữu cơ đó là:

Rác từ chất thải rắn đô thị có khả năng phân hủy sinh học. Là chất thải xanh, chất thải thực phẩm, chất thải giấy và nhựa phân hủy sinh học.

Rác hữu cơ đến từ chất thải từ sinh vật sống: phân, nước thải, xác,… Sau khi bị phân hủy chúng thường trở thành dinh dưỡng cho đất, cho các loài thực vật.

Ngoài ra còn có rác tái chế và rác vô cơ:

Rác thải tái chế: Là vỏ lon, chai nhựa, kim loại,… bằng nhiều cách xử lý chúng có thể sử dụng lại bằng cách tạo ra các vật dụng khác nhau như rổ rá, hoặc lại được nấu tách trở thành kim loại phục vụ hoạt động sản xuất.

Rác vô cơ: đó có thể là thủy tinh, nilon, xỉ, vữa – những đồ không thể tái chế và không thể phân hủy.

Các hình thức xử lý rác thải ở Việt Nam hiện nay.

Phương pháp chôn lấp

Sau khi được thu gom, rác được san ủi thành từng lớp, giảm thể tích bằng cách đầm nén. Rải thành từng lớp, phủ đất. Trước đó khu vực, rác sẽ được phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng. Sau khi hoàn thô mặt bằng, đủ độ cao đầm nén, người ta sẽ trồng cây trên đó.

Một bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ từ rác. Cách xử lý này đơn giản, chi phí thấp nhưng lại tốn diện tích rất lớn.

Tuy nhiên tại Việt Nam hiện tượng rỉ nước vẫn xảy ra, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống người dân xung quanh.

Chôn lấp rác
Chôn lấp rác

Đốt

Rác sẽ được đốt dưới nhiệt độ từ 1000 đến 1100 độ C. Phương pháp này giúp giảm đáng kể thể tích chất thải chôn lấp. Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác lại cao hơn chôn lấp.

Các nước phát triển, sử dụng nhà máy đốt rác để phát điện, biến chúng thành nhiên liệu có thể sử dụng.

Chế biến thành phân compost.

Xử lý rác hữu cơ thành phân compost dùng trong nông nghiệp

Sau khi được phân loại rác hữu cơ sẽ được nghiền, ủ trong môi trường hiếm khí tạo phân vi sinh. Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa các mầm bệnh. Không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng, nó vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa duy trì độ phì cho đất.

Phân compost
Phân compost

Tại sao phải phân loại rác

Rác được chia làm 3 loại chính: rác thải tái chế, rác hữu cơ, rác vô cơ.

Phân loại rác sẽ giúp

  • Tiết kiệm được không gian xử lý rác (nếu chôn lấp).
  • Tích kiệm nguồn năng lượng.
  • Tận dụng được mọi thứ trước khi biến chúng thành rác.
  • Hạn chế tình trạng lãng phí tài nguyên.
  • Góp phần giảm tải tổng lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
  • Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên.

Chúng ta có thể làm gì với rác hữu cơ

Như đã nói ở trên rác hữu cơ chúng ta có thể ủ chúng thành phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Cách làm phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ.

Thành phần và điều kiện cần có:

Chất hữu cơ, rác hữu cơ: bao gồm giấy, thân và lá cây, rơm, rạ, … tất cả những thứ có khả năng phân hủy sinh học.

Độ ẩm: cần được kiểm soát ở 40-60%. Cao hơn hoặc ít hơn các vi sinh vật sẽ không thể phân hủy được.

Oxy : Ủ phân là quá trình cần thời gian, oxi là điều kiện cần cho chất hữu cơ phân hủy. Nên trộn thường xuyên để đảm bảo đống phân ủ luôn có đầy đủ oxy.

Vi khuẩn: khi đã có đầy đủ các yếu tố trên, vi sinh vật sẽ bắt đầu làm nhiệm vụ – phân hủy chúng thành chất hữu cơ.

Các kỹ thuật ủ phân hữu cơ bạn có thể thực hiện:

Cách ủ phân hữu cơ
Cách ủ phân hữu cơ

Kỹ thuật ủ nổi:

Kỹ thuật này rất phù hợp với phân bắc, phân chuồng. Khi ủ cần kết hợp với một số loại sản phẩn vi sinh. Như Super lân Lâm Thao, chế phẩm EM, …Trộn đều các nguyên liệu với nhau, dồn thành đống cao 1,5 -2 m, dùng bùn nhão hoặc nilon để che phủ ( để hở  một lỗ tròn đường kính từ 20-25cm. Mùa đông thì cần 50-60 ngày, mùa hè là từ 40 – 50 ngày, đống phân sễ hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, ít gây mùi. Lúc này phân đã đủ độ đem bón cho cây trồng.

Kỹ thuật ủ phân xanh

Kỹ thuật được áp dụng cho phân men là phân chuồng tươi tỷ lệ 15 -20% kết hợp cùng các chế phẩm vi sinh. Thu gom thêm lá cây xanh chặt thành các đoạn dài 30- 40 cm, phơi khô. Dồn thành từng lớp dày 0,5 – 0,6 rắc lên lớp phân men, tưới thêm nước phân chuồng, nước dải để đảm bảo độ ẩm đống phân từ 75 -80 %, rồi nén chặt. Tiến hành ủ như trên.

Kỹ thuật ủ chìm

Cách ủ cũng giống trên, nhưng thay vì tạo thành đống trên mặt đất bạn cần đào một cái hố. Hố ủ cần ở vị trí cao ráo: sâu 1 – 1,5 m, đường kính hố ủ: 1,5 đến 3m hoặc tùy lượng phân ủ. Tất cả phần chìm của hố bao gồm cả đáy được lót bằng nilon hoặc lá chuối tươi để chống nước phân chảy đi hoặc nước ngầm sâm nhập.

Theo Wikipedia

=> Đọc thêm: 

14 cách bảo vệ môi trường bạn có thể thực hiện

5 hành động làm giảm chất lượng không khí trong nhà bạn

Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Những nguy cơ tiềm ẩn từ ô nhiễm tiếng ồn