Mưa đá: nguyên nhân và cách nhận biết mưa đá

Mưa đá

Ngay mùng một tết, hiện tượng mưa đá đã diễn ra ở nhiều tỉnh thành phía Bắc. Làm cho hàng trăm căn nhà bị phá hủy. Hiện tượng thời tiết cực đoan này đã gây ra nhiều thiệt hại, bằng cách nào chúng ta có thể nhận biết?

Nội dung tóm tắt

Mưa đá là gì?

Mưađá là cũng là một dạng mưa rơi, nhưng thay vì những giọt nước thông thường, là những viên đá đủ dạng kích cỡ. Từ cỡ hạt đậu thậm chí to bằng quả bưởi. Thường hình thành khi có giông bão nghiêm trọng ở khu vực lân cận, kèm theo tố lốc, mưa xối xả.

Kích thước hạt mưa
Kích thước hạt mưa

Nguyên nhân hình thành mưa đá

Nguyên nhân là do sự bất ổn định trong không khí khi 2 luồng khí nóng và lạnh tiếp xúc với nhau, ở những nơi có khí hậu nóng bức vào ban ngày và lạnh vào ban đêm dễ xảy ra hiện tượng mưađá hơn. Sự đối lưu của không khí càng bị kích thích do xung đột giữa 2 luồng khí nóng và lạnh.

Mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển mạnh. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ, những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính lại với nhau tạo nên những hạt đá to hơn và rơi xuống mặt đất.

Khi nào xảy ra mưa  đá?

Mưa đá thường đi kèm với gió lạnh, nhưng mưa  đá không phải diễn ra trong mùa đông. Nó có thể diễn ra ở tất cả các mùa trong năm. Mưa đá diễn ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Thường hay hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), vì vào các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các phần tử không khí ở hai khối không khí có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây ra mưa rào và dông mạnh, kèm theo mưa  đá.

Mưa đá có thể xảy ra ở mọi phạm vi trên cả nước. Nhưng vùng núi, hay khu vực giáp biển, giáp núi xảy ra nhiều hơn cả. Còn ở đồng bằng ít xảy ra hơn. Ở Nam Bộ cũng quan sát được mưađá vào thời kỳ chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa, nhưng chủ yếu là mưa đá nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các vùng miền trên lãnh thổ nước ta đều nằm trong khu vực bán sơn địa, các tỉnh miền Bắc lại hay chịu tác động của các đợt không khí lạnh mạnh tràn về, kết hợp với hội tụ gió tây nam trên cao gây ra.

Dấu hiệu nhận biết mưa đá

Nhận biết trước hiện tượng thời tiết cực đoan
Nhận biết trước hiện tượng thời tiết cực đoan

Như chúng ta đã biết, mưa đá là các hạt băng (nước đá) trong suốt, hình thành trong các đám mây đối lưu (các đám mây dông mạnh). Do vậy, nhận biết dấu hiệu sắp có mưa  đá cũng gần giống như nhận biết các trận mưa rào mạnh trong các ổ mây dông mạnh.

Khi bạn đang ở một nơi nào đó, không có thông tin hoặc không nghe được thông tin dự báo có mưa dông (có thể có cả mưa đá), bạn có thể tự phòng tránh như sau:

Nếu thấy trời nổi dông, gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi dông, gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng “ù ù, ầm ầm” liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá.

Nếu tiếp đó có lắc rắc vài hạt mưa rào và cảm thấy nhiệt độ không khí lạnh đi nhanh chóng, có thể mưađá sẽ xảy ra. Tất nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu chỉ ra khả năng sắp có mưađá. Thực tế rất khó nhận biết và dự báo khi nào sẽ có mưa  đá.

Thiệt hại do mưa đá
Thiệt hại do mưa đá

Cần làm gì khi có mưa đá hay mưa giông?

  • Ở trong nhà, công trình kiên cố
  • Tránh xa cửa sổ, cửa ra vào và giếng trời.
  • Tránh sử dụng điện thoại, đặc biệt là điện thoại cố định.
  • Cẩn thận khi lái xe

Khi nhận được thông tin dự báo mưađá.

  • Với cây trồng dễ dập nát: Cần dựng giàn che dọc luống, nên làm giàn dạng mái hình tam giác sẽ giúp giảm tác động của hạt mưa đá khi va chạm. Cọc chống càng chắc càng tốt do còn chịu tác động của những cơn gió lớn.
  • Với mái nhà, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố lại mái. Ở những chỗ trọng yếu nên sử dụng các vật liệu có thể chống chịu với va đập.

Theo kttvtaynguyen