Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả mọi sinh vật trên thế giới. Từ đơn bào đến đa bào, từ thực vật đến động vật, từ nhỏ đến lớn. Cụ thể thì hậu quả của biến đổi khí hậu tác ảnh hưởng đến sức khỏe con người ra sao?
Nội dung tóm tắt
Ai có nguy cơ cao nhất chịu hậu quả của biến đổi khí hậu?
Tất cả chúng ta đều chịu tác động của biến đổi khí hậu, không trực tiếp thì cũng là gián tiếp. Nhưng đối tượng chịu ảnh hưởng cao nhất là những người đang mắc các bệnh phổi, trẻ em và người lớn tuổi.
Những người bị bệnh phổi, sẽ dễ hứng chịu các rủi ro sức khỏe do ô nhiễm không khí, cũng như sự khắc nhiệt từ thời tiết. Các biểu hiện khó thở, đau ngực, khò khè, ho, hen suyễn họ phải đối mặt sẽ thường xuyên và tăng mức độ hơn.
Trẻ em: Đây là nhóm có hệ thống phổi và miễn dịch của cơ thể còn non yếu. Và là nhóm cần nhiều lượng không khí hơn so với các nhóm tuổi còn lại. Chúng là nhóm dễ chịu ảnh hưởng xấu bởi nhiệt độ biến đổi – hậu quả của biến đổi khí hậu.
Người cao tuổi: các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiệt tăng và tiếp xúc với ô nhiễm không khí ô nhiễm đặc biệt làm tăng nguy cơ tử vong.
Cụ thể hậu quả của biến đổi khí hậu tác động đến phổi như thế nào?
Ô nhiễm không khí
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, bao gồm ô nhiễm ozone và đặc biệt là bụi mịn. Bởi vì ô nhiễm ozone có nhiều khả năng hình thành trong thời tiết ấm hơn. Khả năng tái tạo lại của không khí khó khăn hơn. Nhiệt độ tăng làm hạn hàn, bụi và cháy rừng lấp đầy không khí với ô nhiễm hạt. Gió có thể mang theo bụi và khói hạt dài hàng trăm dặm. (*)
Biến đổi khí hậu làm cho hoạt động của phổi gặp vấn đề nguy hại.
- Ô nhiễm không khí gia tăng do nắng nóng, hạn hán và cháy rừng
- Nhiệt độ tăng, không khí ẩm hơn, ozone có hại hình thành nhiều hơn.
Khí hậu thay đổi, làm gia tăng các bệnh về phổi
- Tăng dị ứng, tăng nguy cơ mắc bệnh
- Thời tiết ấm lên một cách bất thường. Khiến tình trạng bụi phấn hoa kéo dài trong không khí hơn. Điều này có thể gây hại cho nhóm bị dị ứng. Họ có thể kích hoạt các cơn hen.
- Bệnh dịch diễn ra theo chiều hướng khó lường hơn, nguy hiểm hơn. Như đại dịch SAR – COV- 2.
Biến đổi khí hậu phá vỡ môi trường sống
- Hệ sinh thái bị tác động.
- Biến đổi khí hậu làm tăng các khả năng cực đoan như cháy rừng bão.
- Các nhu cầu thiết yếu của con người bị gián đoạn như lương thực, nước uống, điện,.. Công trình bệnh viện, đường xá bị phá hủy.
Chúng ta có thể làm gì để hạn chế hậu quả của biến đổi khí hậu?
Cách tốt nhất để hạn chế hậu quả của biến đổi khí hậu này là ngăn chặn điều tồi tệ của biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu là?
Carbon dioxide (CO 2 ) là một trong những động lực lớn nhất của biến đổi khí hậu. CO 2 và các loại khí khác từ ô tô, nhà máy, sản xuất điện và nông nghiệp bẫy nhiệt dư thừa gần bề mặt trái đất tạo ra nhiệt độ ấm hơn và thay đổi mô hình thời tiết. Những thay đổi này có tác động rộng lớn đến ô nhiễm không khí, các chất gây dị ứng, thời tiết khắc nghiệt và cháy rừng.
Tuy nhiên, CO2 không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra biến đổi khí hậu. Đó còn là CH4, NO, ozone,…
Cách để làm giảm hậu quả của của biến đổi khí hậu
Các biện pháp giảm thiểu gia tăng tốc độ của hiệu ứng nhà kính:
- Thực hành hiệu quả nặng lượng
- Sử dụng nhiều nặng lượng tái tạo
- Điện khí hóa các quy trình công nghiệp
- Phương tiện vận chuyển hiệu quả: giao thông công cộng điện, xe đạp, ô tô dùng chung, …
- Đánh thuế và kiểm soát nghiêm ngặt lượng khí thải và lượng carbon của từng hoạt động sản xuất.
Các biện pháp giúp chúng ta có thể thích ứng với hậu quả của biến đổi khí hậu
- Xây dụng cơ sở hạ tầng an toàn
- Phục hồi thiên nhiên
- Luôn có hành động chuẩn bị cho thảm họa tự nhiên