Chú ý một số bệnh mùa thu hay gặp, bạn đã biết cách phòng những bệnh này chưa?

Bệnh mùa thu

Mùa thu là mùa yêu thích của nhiều người. Nhưng đối với người già và trẻ con, đây lại là lúc cơ thể dễ bệnh nhất. Bạn đã biết bệnh mùa thu nào hay xuất hiện trong, và cách phòng nó chưa?

Nội dung tóm tắt

Bệnh tim mạch

Vào thu nhiệt độ thay đổi đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích ứng làm quá tải hệ thống tim mạch. Nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ gia tăng. Người khỏe mạnh hơn có thể mắc chứng tăng huyết áp, khó thở, tim đập nhanh.

Để phóng ngừa các triệu chứng tim mạch, thực đơn mua thu cần được thay đổi theo hướng tốt tốt cho sức khỏe hơn. Như: ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên. Khi có vấn đề về tim mạch, huyết áp cần chú ý theo dõi. Thăm khám bác sĩ để kịp thời điều chỉnh.

Vào mùa thu nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim tăng cao
Vào mùa thu nguy cơ đột quỵ nhồi máu cơ tim tăng cao

Sốt và cảm lạnh

Vào thời điểm giao mùa, khả năng bị sốt virus là khá cao. Đặc biệt đối với người già trẻ em do sức đề kháng yếu.

Khi bị sốt nhiệt độ thường ở trên nền nhiệt 38,5 độ C, với các biều hiện sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu,… Người bệnh sẽ có thể tự khỏi sau 3-5 ngày sốt với thể nhẹ. Khi bị nặng hơn có thể sốt li bì từ 5-7 ngày và dễ bị viêm họng, viêm phổi.

Sốt virus có thể lây truyền qua đường hô hấp. Trong môi trường tập thể bệnh rất dễ lây lan. Để tránh bị sốt virus chúng ta cần phải giữ vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng flour. Chủ động giữ ấm cho cơ thể khi thấy lạnh. Đối với người bệnh, cần được bổ sung nước hoa quả chứa vitamin C tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cảm lạnh rất dễ mắc vào mùa thu do đi ngoài trời mưa bị ướt, nằm ngủ bật quạt thốc thẳng vào đầu. Dấu hiệu bị cảm lạnh là nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm toàn thân, đau họng, ho…

Nhóm bệnh đường hô hấp

Viêm đường hô hấp trên: (viêm họng, VA, amidan) cấp tính và mạn tính: Khi viêm hô hấp cấp tính gây sốt cao kèm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc), nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và chuyển thành mạn tính.

Viêm đường hô hấp dưới:

Viêm phế quản là bệnh rất nhạy cảm. Bệnh do khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu, trẻ em càng dễ mắc. Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều về đêm và sáng, có đờm,… Nên sớm đến bác sĩ để được dùng thuốc thích hợp vì bệnh khó khỏi hẳn, dễ tái phát.

Viêm thanh quản, khí quản, tiểu phế quản, phổi ít gặp hơn nhưng khi mắc thường hay bị nặng. Mùa này 3 loại virut cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát mạnh, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch, biến chứng có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa.

Các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản gây ho nhiều. Và dữ dội về ban đêm, thở khò khè, thậm chí ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn… Các triệu chứng này biểu hiện bệnh đã nặng. Cần đi khám chữa ngay, không nên tự chữa ở nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Đau nhức xương khớp

Mùa thu là lỗi sợ lớn nhất đối với người bệnh khớp. Để giảm tối đa các triệu chứng người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Phải chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường. Điều chỉnh mức độ tập luyện thể dục thể thao cho phù hợp.

Mùa thu là thời điểm dễ bị dị ứng
Mùa thu là thời điểm dễ bị dị ứng

Bệnh dị ứng

Giao mùa, thời tiết khô hanh xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường. Như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói… là những tác nhân gây các chứng dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản… Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sống sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế mắc bệnh.

Vấn đề về tiêu hóa

Vào mùa thu, sức đề kháng của cơ thể giảm nên khó chống lại ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh, do đó, hệ tiêu hóa càng bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ loét dạ dày tá tràng tăng. Các chứng bệnh như đầy hơi, chậm tiêu, hội chứng ruột kích thích cũng luôn gây khó chịu cho mọi người.

Để giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tiêu hóa, nên có chế độ ăn uống khoa học: đúng giờ, không bỏ bữa, không hút thuốc. Nên loại bỏ khoai tây chiên và thịt băm viên, chả cá cũng như thức ăn hun khói, thức ăn quá cay, quá béo, trà và cà phê đặc, sôcôla và tuyệt đối kiêng rượu. Nên ăn các loại thịt nạc và cá để cung cấp chất đạm cho cơ thể.

Bệnh mùa thu không hẳn là khó chữa, tuy nhiên sẽ chẳng dễ chịu gì khi mang bệnh. Vì thế Sức khỏe đô thị, hi vọng bạn đọc phòng bệnh tốt và tận hưởng mùa thu trọn vẹn bên gia đình.