Cà chua là loại quả quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Cà chua có lợi cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết công dụng của cà chua. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của cà chưa cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Nội dung tóm tắt
Dinh dưỡng trong cà chua
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác dụng đặc biệt của cà chua đối với sức khỏe. Nó có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng.
Cụ thể, cà chua chứa nhiều vitamin C (40 mg trên 100 g), beta-caroten (393 mcg trên 100 g), lycopen (3.025 mcg trên 100 g), vitamin K (7,9 mcg trên 100g), một lượng đáng kể các chất khoáng cần thiết như kali, mangan, magie, đồng, sắt, kẽm và chất xơ hòa tan.
Trong đó, lycopen và beta-caroten trong cà chua có tác dụng chống ôxy hóa mạnh. Vi thế, chế độ ăn tăng cường cà chua góp phần làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng,…
Ngoài ra, cà chua còn chứa nhiều hợp chất hóa thực vật khác và chất xơ giúp cho cơ thể bài xuất cholesterol. Giảm cục máu đông, đề phòng các tai biến của bệnh tim mạch, bệnh béo phì.
Công dụng của cà chua
Công dụng của cà chua đối với sức khỏe
- Ngăn ngừa ung thư: Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa tuyệt vời. Do đó, công dụng của cà chua là có thể giúp chống lại sự hình thành các gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây ung thư.
- Duy trì huyết áp: Cà chua giàu chất caroteoid như lycopene và beta-carotene. Đây là những chất có thể làm chậm sự phát triển của xơ vữa động mạch và hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Hàm lượng chất xơ, kali, vitamin C và choline trong cà chua đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tăng lượng kali, cùng với việc giảm lượng natri làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Tốt cho mắt: Cà chua chứa nhiều lycopene, lutein và beta-carotene. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể bảo vệ mắt chống lại tổn thương do ánh sáng, sự phát triển của đục thủy tinh thể hay sự thoái hóa điểm vàng.
- Giảm cân: Công dụng của cà chua trong việc giảm cân cực kì hiệu quả. Bởi lượng calo trong cà chua rất thấp, chất xơ và các axit amin giúp trao đổi chất nhanh hơn, giảm sự tích tụ của mỡ thừa.
- Bệnh tiểu đường: Cà chua là một loại thực phẩm rất giàu chất xơ. Mà những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ có mức đường huyết thấp hơn. Hay những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể cải thiện lượng đường trong máu, lipid và insulin.
- Táo bón: Cà chua thường được coi là một loại trái cây nhuận tràng. Bởi, cà chua có hàm lượng nước và chất xơ cao. Theo đó, nó có thể giúp hydrat hóa và hỗ trợ nhu động ruột bình thường.
Công dụng của cà chua đối với làn da
Cà chua không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được nhiều người sử dụng để làm đẹp da. Trong một trái cà chua có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Những nguồn dưỡng chất là một giúp làm đẹp theo cách an toàn. Công dụng của cà chua giúp tăng cường trẻ hóa da, hỗ trợ làn da cháy nắng, chống lão hóa,… Cụ thể:
- Ngăn ngừa ung thư da: Công dụng của cà chua với da mặt không những giúp làm đẹp mà còn ngăn ngừa bệnh ung thư da. Cà chua chứa lycopene. Đây là một loại carotene có tác dụng giúp bạn chống lại ung thư da.
- Giảm tình trạng cháy nắng: Cà chua có thể giảm độ nhạy cảm cho làn da. Khắc phục tình trạng da đỏ rát và không đều màu.
- Giúp da săn chắc: Vitamin C trong cà chua có thể kích thích sản xuất collagen nên giúp cải thiện độ đàn hồi và sự săn chắc cho làn da của bạn.
- Cân bằng sắc tố: Trong cà chua có chứa nhiều vitamin nhóm B (như B1, B3, B5, B6, B9). Nhờ đó,công dụng của cà chua giúp giảm các đốm đồi mồi, các vết nám da, phục hồi những làn da bị hư tổn và không đều màu.
Cà chua được xem là một trong những siêu thực phẩm có nguồn dưỡng chất tuyệt vời mang đến một loạt lợi ích cho cơ thể. Thêm cà chua trong chế độ ăn uống có thể giúp phòng chống ung thư, duy trì huyết áp khỏe mạnh và giảm đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.
>>> Xem thêm:
- 6 tác dụng của khoai lang có thể bạn chưa biết?
- Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Thế nào là ăn chay đúng các? 5 lưu ý khi ăn chay
- 5 tác dụng của sữa chua có thể bạn chưa biết?