Nấm da đầu khó chữa trị những không phải không có cách!

Nấm da đầu

Các bệnh lý nguyên nhân do nấm rất dai dẳng khó chữa và gây cảm giác khó chịu. Nấm da đầu là bệnh lý như thế. Bệnh này vừa gây mất thẩm mỹ về ngoại hình vừa khiến người bệnh cảm thấy ngứa, bực bội. Tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị, phòng tránh trong bài viết sau đây.

Nội dung tóm tắt

Nấm da đầu là bệnh gì?

Các nang tóc thường xuyên tiết bã nhờn trên da đầu. Bã nhờn là hỗn hợp các chất béo là thức ăn hấp dẫn của vi khuẩn và vi nấm kí sinh trên da đầu. Khi có sự viêm nhiễm trong các nang tóc bởi vi nấm sẽ gây nên tình trạng nhiễm nấm da đầu.

Có một số chủng nấm là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh nấm trên da đầu như Trichophyton, Dermaphyton… Mỗi 1 loài nấm sẽ gây nên những biến dạng da đầu khác nhau.

Nấm có thể lây nhiễm cho người xung quanh nếu sử dụng chung mũ, nón, chăn, gối, khăn…

Phân biệt bệnh nấm da đầu và vảy nến

Vảy nến có thể xảy ra trên da đầu. Nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh vảy nến và nấm xuất hiện trên da đầu. Vảy nến là bệnh lý do rối loạn hệ miễn dịch tự miễn trên da. Bệnh sẽ gây nên những vảy da khô vùng trán, sau gáy, sau tai như vệt nến sáp. Trong khi nấm da đầu là bệnh do nấm gây ra với những mảng màu trắng, đóng vảy khắp da đầu.

Vảy nến và nấm da đầu rất khác nhau
Vảy nến và nấm da đầu rất khác nhau

Triệu chứng nấm da đầu

Tiến trình các vi nấm gây bệnh trên da đầu sẽ diễn ra từ từ và dai dẳng. Giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm sẽ có biện pháp ngăn chặn và điều trị dễ hơn.

Giai đoạn đầu

Giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy rất ngứa, da đầu nhiều dầu nhờn, tóc nhanh bết. Đôi khi triệu chứng này bị bỏ qua vì nghĩ rằng đó là do gàu và da đầu nhiều gàu là vì những nguyên nhân khác. Thực tế khi nhiễm nấm sẽ kích thích da đầu tăng sản xuất bã nhờn kết hợp với bụi bẩn trên da đầu tạo nên gàu.

Lúc này, tóc có thể bắt đầu rụng nhiều hơn. Vì thế, khi bắt đầu thấy da đầu tự nhiên bị nhiều gàu hơn, tóc bết và rụng tóc nhiều hơn bạn nên nghĩ đến nguyên nhân do nấm.

Giai đoạn tiếp theo

Da đầu tăng tiết nhờn liên tục khiến cảm giác ngứa ngáy xuất hiện khó chịu. Ngứa do nấm sẽ có cường độ và mức độ nặng hơn nhiều do với ngứa do gàu đơn thuần. Các tổn thương do nấm cũng xuất hiện trên da đầu. Kết hợp với việc gãi ngứa, da đầu sẽ bị trầy xước, nổi những mụn nước. Điều này, khiến vi nấm càng ngày càng lây lan khắp da đầu.

  • Xuất hiện các mảng da đầu tròn, trắng, có vảy khô không có tóc, để lộ da đầu.
  • Có thể là những chấm đen trên da đầu do tóc bị gãy ngay da đầu.
  • Mụn mủ trên da đầu đau nhức và ngứa.
  • Tóc rụng nhiều, rụng từng mảng chỗ tổn thương.

Giai đoạn 3

Triệu chứng giai đoạn này diễn ra rầm rộ nhất, các biểu hiện cũng giống như giai đoạn 2 nhưng nặng hơn. 

  • Rụng tóc xảy ra nhiều hơn có thể rụng hết cả đầu.
  • Kích thước vùng da đầu tổn thương lớn và nặng hơn.
  • Viêm da, lở loét, đau nhức, ngứa.
Triệu chứng của bệnh nấm da đầu
Triệu chứng của bệnh nấm da đầu

Nguyên nhân gây nên nấm da đầu

Những bệnh lý về nấm thường xảy ra do điều kiện vệ sinh kém, giảm sức đề kháng của da. Nấm da đầu cũng xuất hiện do những nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Lây nhiễm từ những người bị nấm đầu khác: Như đã nói, nấm là căn bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người. Khi dùng chung đồ dùng hay tiếp xúc với người bị nấm hoàn toàn sẽ bị nhiễm nấm. Bởi các sợi nấm rất dễ sinh sôi, phát triển nếu gặp các điều kiện thuận lợi như da đầu ẩm ướt, nhiều dầu nhờn, da đầu yếu.
  • Lây nhiễm từ động vật. Tuy rằng hơi vô lý nhưng những vi nấm xuất hiện cộng sinh rất nhiều trên da, lông của các vật nuôi như chó mèo. Khi tiếp xúc với người có thể truyền bệnh nấm da đầu cho người.
  • Vệ sinh da đầu không sạch: Điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân chính khiến da đầu dễ nhiễm nấm. Không gội đầu hay gội đầu không sạch còn để lại bọt xà phòng trên da đầu cũng khiến da đầu kích ứng và gây nhiễm nấm.
  • Gội đầu quá nhiều: Khi gội đầu nhiều sẽ làm mất lớp sừng bảo vệ da đầu. da đầu dễ tổn thương.
  • Để tóc ẩm nằm ngủ: Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi làm vi nấm sinh sôi và phát triển vì thế, để tóc ẩm nằm ngủ thường xuyên có thể khiến da đầu bị nấm.

Điều trị bệnh nấm da đầu như thế nào?

Các bệnh lý do nấm thường rất khó điều trị và dễ tái phát nên cách chữa trị cần kết hợp nhiều phương pháp. Ví dụ như nấm móng thì nấm da đầu cũng vô cùng khó chữa trị triệt để.

Thuốc bôi trực tiếp da đầu

Các thuốc bôi trên da đầu thường khó thấm tận vào từng nang lông tóc. Khi bị nấm thường cắt trọc đầu để việc bôi thuốc thuận tiện và hiệu quả hơn. Các loại thuốc bôi cũng là các hoạt chất kháng nấm như đường uống dạng gel hay thuốc mỡ bao gồm: Ketoconazole, Miconazol, Clotrimazol, Fluconazole…

Thuốc trị nấm có thể kết hợp các hoạt chất corticoid chống viêm để giảm triệu chứng viêm, ngứa da đầu.

Thuốc bôi nấm dầu Ketoconazole
Thuốc bôi nấm dầu Ketoconazole

Thuốc uống trị nấm da đầu

Các loại thuốc uống kháng nấm thường khó đi đến tận nang tóc để diệt nấm. Thường khi nấm da đầu chuyển biến giai đoạn nặng sẽ cần sử dụng biện pháp uống thuốc theo đường toàn thân tiêu diệt vi nấm cứng đầu.

Các loại thuốc kháng nấm bao gồm:

  • Griseofulvin: Thuốc dùng được cả cho trẻ em bị nấm đầu dưới 14 tuổi.
  • Terbinafine: Dùng cho người lớn bị nấm đầu.

Tác dụng phụ của các thuốc kháng nấm thường khá nhiều và là tác dụng toàn thân như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, dị ứng. Các thuốc kháng nấm có nhiều tác dụng lên gan và rất dễ bị kháng thuốc. Vì thế, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Các loại dầu gội trị nấm

Các sản phẩm dầu gội chứa thuốc trị nấm như ketoconazole rất tốt để sử dụng khi bị nấm da đầu. Thường thì khi bị nấm hạn chế sự tác động của hóa chất nên các loại dầu gội trị liệu chứa hoạt chất điều trị nhẹ dịu cho da đầu, kháng nấm, chống viêm cho da đầu đang bị tổn thương.

Các biện pháp trị nấm da đầu theo dân gian

Dân gian có khá nhiều thảo dược giúp điều trị nấm da đầu. Các biện pháp dân gian có thể được áp dụng khi bị nấm có thể liệt kê 1 số cách như sau:

  • Gội đầu với lá trầu không: Lá trầu có khả năng diệt khuẩn mạnh đối với các loại vi khuẩn, vi nấm trên da. Dịch lá trầu không còn chứa nhiều tanin giúp se dịu tổn thương trên da đầu do nấm. Sử dụng khoảng 20 lá trầu rửa sạch, ngâm nước muối đun với nước muối loãng hoặc giã nát lấy nước. Dùng nước lá trầu không để gội đầu sau khi gội với dầu gội đầu trị nấm.
Trị nấm bằng lá trầu không
Trị nấm bằng lá trầu không
  • Gội đầu với dầu dừa: Dầu dừa rất lành tính và làm mềm da đầu, trị gàu giảm ngứa khi bị nấm.
  • Trị nấm da đầu bằng cây hương nhu: Hương nhu có chứa nhiều tinh dầu có khả năng sát khuẩn tốt cho da đầu. Gội đầu với cây hương nhu giúp da đầu thông thoáng, xoa dịu vết tổn thương do nấm.
  • Cây ngũ sắc: Toàn bộ cây ngũ sắc từ rễ, thân, hoa, lá ngũ sắc rửa sạch, đun lên gội đầu làm sạch da đầu, diệt nấm. Từ xa xưa, biện pháp này là cách chữa chốc đầu lở loét rất tốt cho trẻ nhỏ khi mà chưa biết đến các thuốc trị nấm.
  • Cỏ mần trầu: Dược liệu này được sử dụng nhiều trong các loại dầu gội đầu thiên nhiên vì chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, phục hồi mái tóc yếu. Lấy phần thân và lá rửa sạch đun sôi có màu xanh rất đẹp rồi gội đầu và bôi lên chỗ da đầu bị nấm. Gội sạch đầu lại bằng nước.

Bị nấm trên da đầu mang lại cảm giác rất khó chịu, tóc rụng và mất thẩm mỹ, gây tự ti cho người bệnh. Điều trị nấm da đầu cần kết hợp nhiều biện pháp từ thuốc uống toàn thân, bôi tại chỗ, các thảo dược và biện pháp vệ sinh hàng ngày.

| Có thể bạn chưa biết?