Không những giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng, bảo quản thực phẩm đúng cách còn giúp chúng ta tránh lãng phí đồ ăn thừa, tiết kiệm tiền bạc khi sử dụng chúng. Vậy đâu là những cách bảo quản thực phẩm hiệu quả, đúng khoa học và cần lưu ý gì khi bảo quản chúng? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
1. Những cách bảo quản thực phẩm chính xác nhất
Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người mà có nhiều cách bảo quản khác nhau như: dùng tủ lạnh, bên ngoài tủ lạnh… Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết từng cách làm nhé.
1.1. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách
Theo các chuyên gia, bảo quản thức ăn là một trong những cách bảo quản an toàn, tiện lợi và hiệu quả nhất hiện nay. Và dưới đây là cách bảo quản chi tiết từng loại thực phẩm cụ thể:
Bảo quản thịt
Với mỗi loại thịt khác nhau sẽ có điều kiện bảo quản khác nhau, chẳng hạn như:
– Thịt bò
Thời gian bảo quản đông lạnh của thịt bò:
- Đối với hầu hết thịt bò chưa nấu chín, bạn có thể đông lạnh chúng trong vòng vài tháng: khoảng 4 – 12 tháng.
- Sau khi được nấu chín, thịt bò có thể để đông lạnh từ 2 – 3 tháng.
Thời gian bảo quản ở ngăn mát:
- Thịt chưa nấu chín: 3 -5 ngày
- Thịt đã nấu chín: 3 – 4 ngày.
– Thịt gia cầm
Theo Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ thì thời gian bảo quản ở ngăn đá các bộ phận của gà như:
- Đùi, ức hoặc cánh gà có thể để đông lạnh được tối đa là 9 tháng.
- Phần da (hoặc phần thịt đã xay ra) chỉ để đông lạnh tối đa là 3 – 4 tháng.
Ở ngăn mát:
- Phần thịt, ức gà, đùi gà hoặc lòng non chưa được nấu chín: 1 – 2 ngày
- Thịt gà sau khi đã nấu chín: có thể được được 3 – 4 ngày
– Thịt lợn
Khi bảo quản ở ngăn đá:
- Đối với thịt chưa nấu chín thì có thể để trong ngăn đá: 4 – 12 tháng.
- Đối với thịt đã nấu chín thì chỉ nên giữ loại thịt này trong ngăn đá từ 2 – 3 tháng.
- Đối với những thực phẩm sản xuất từ thịt (thịt hun khói, giăm bông, xúc xích): chỉ nên đông lạnh trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng
Bảo quản thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh:
- Thịt lợn tươi, chưa nấu chín có thể bảo quản trong tủ lạnh lâu hơn các loại thịt khác: 3 -5 ngày
- Sau khi nấu chín, các món ăn từ thịt lợn có thể giữ trong tủ lạnh: 2 – 3 ngày.
- Thịt xông khói: 7 ngày
- Giăm bông: 3 – 4 ngày.
Bảo quản hải sản
Các khuyến cáo về thời gian đông lạnh của hải sản như sau:
- Đối với các loại cá da trơn (cá tra, cá basa, cá trê, cá lăng…) hoặc cá tuyết: có thể giữ đông lạnh từ 6 – 8 tháng.
- Đối với các loại cá béo như cá hồi thì chỉ nên bảo quản đông lạnh từ 2 – 3 tháng.
- Với động vật có vỏ như tôm và các loại hải sản khác như sò điệp thì có thể được giữ đông lạnh từ 3 – 6 tháng
- Cá được nấu chín nên được bảo quản đông lạnh không quá 4 – 6 tháng.
- Cá hun khói chỉ nên được bảo quản đông lạnh trong 2 tháng.
Ở ngăn mát tủ lạnh:
- Hải sản tươi và cá: 2 – 3 ngày
- Cá và hải sản đã nấu chín: 3 – 4 ngày.
Bảo quản trái cây
Trước khi bảo quản trái cây trong tủ lạnh thì bạn cần nhặt bỏ cuống, loại bỏ những quả hỏng và sau đó bọc từng loại trái cây trong những túi riêng chuyên dùng để bảo quản thực phẩm.
Sau đó để trong ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên với chuối và cà chua thì không nên để trong tủ lạnh mà bạn nên để ở nhiệt độ phòng, vì với nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ khiến chúng nhanh bị thâm đen hoặc thối rữa. Đặc biệt không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc bên ngoài trái cây.
Với những loại trái cây đã gọt và cắt ra, nếu như bạn không sử dụng hết thì có thể gói vào trong màng bọc thực phẩm và để trong ngăn mát tủ lạnh. Nhưng bạn nên để tránh xa với thực phẩm tươi sống khác nhé.
> Xem thêm: Nguy hại khôn lường từ màng bọc thực thẩm
Bảo quản rau, củ
Cũng tương tự như cách bảo quản thực phẩm trái cây, các loại rau củ cũng cần được sơ chế (rửa sạch và để ráo nước) trước khi đưa vào tủ lạnh. Ngoài ra, bạn nên gói những loại rau, củ này trong những túi riêng biệt và để trong ngăn cuối cùng của tủ lạnh.
Bảo quản các loại rau thơm
Với hành lá hay bị dập nát nếu để cùng với các loại rau khác thì bạn có thể rửa sạch, để ráo nước và cắt nhỏ. Sau đó, bạn bỏ hành lá đã cắt vào hộp nhựa và để trong ngăn đá tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể sử dụng chúng trong 7 – 10 ngày.
Còn với những loại rau thơm khác thì bạn có thể không cần cắt nhỏ cũng được, sau khi rửa sạch thì bạn nên để vào trong các hộp nhựa và để trong ngăn đá tủ lạnh.
1.2. Bảo quản thực phẩm bên ngoài tủ lạnh
Nếu chẳng may mất điện mà bạn không thể sử dụng được tủ lạnh hoặc bạn chưa có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm thì bạn nên làm gì? Câu trả lời chính xác là:
Với những thực phẩm tươi sống như: thịt, cá, hải sản trước tiên bạn cần rửa chúng thật sạch sẽ và sau đó ngâm với một chút muối để tránh bị ươn. Tiếp theo, bạn cho những loại thực phẩm này vào một cái bát khô và ngâm cả cái bát trong nước lạnh (có thể bỏ thêm đá vào nước lạnh).
Tuy nhiên, cách làm này chỉ là tạm thời và chỉ giữ được chất lượng của thực phẩm trong 3-5 giờ.
Với các loại rau, củ thì bạn có áp dụng một số mẹo như sau:
- Xà lách, bắp cải: bạn có thể cắm khoảng 2 – 3 que tăm vào cuống của chúng, cắm càng sâu càng tốt để giúp giữ ẩm.
- Các loại rau thơm: Cắm thân hoặc gốc rau thơm vào 1 cốc nước.
- Cà chua: để ở nơi thoáng khí, khô mắt và nên để cuống cà chua hướng lên phía trên.
- Các loại hành, tỏi: bạn có thể bọc chúng trong các túi giấy mỏng và có đục lỗ.
- Chuối: bạn có thể bọc cuống chuối bằng màng bọc thực phẩm.
> Xem thêm: 11 công dụng tuyệt vời của cà chua có thể bạn chưa biết?
2. Lưu ý khi bảo quản thực phẩm
Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản thực phẩm an toàn cho sức khỏe và hiệu quả hơn nữa đấy, mời bạn tham khảo nhé.
2.1. Rã đông rồi không được bảo quản lại
Khi bạn đã rã đông, tức là đã nâng nhiệt độ lên cao khoảng từ 40 – 60 độ C. Với mức nhiệt độ này thì vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi và phát triển với số lượng nhiều hơn ban đầu. Vì thế, nếu bạn lại tiếp tục bảo quản thực phẩm đã rã đông thì nguy cơ nhiễm độc thực phẩm lại rất cao.
Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là bạn hãy ước lượng một lượng thực phẩm vừa đủ để sử dụng rồi tiếp tục cho phần còn lại để trong ngăn đá của tủ lạnh.
2.2. Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý
Thông thường, trong tủ lạnh thường có 2 tầng: tầng trên (ngăn đá, có tác dụng đông lạnh thường được áp dụng cho những thực phẩm có thời gian bảo quản dài) và tầng dưới (dùng để bảo quản thực phẩm).
Với các tầng trên và tầng dưới của tủ lạnh, bạn nên để thực phẩm theo một thứ tự nhất định để việc bảo quản được hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Chẳng hạn như:
– Kệ trên cùng: Nên để thực phẩm đã chín, thức ăn thừa hoặc thực phẩm đã chế biến sẵn. Tất cả những thứ này phải được đậy kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc được đặt trong hộp kín để tránh nhiễm bẩn, cách xa thức ăn sống để tránh vi khuẩn có hại truyền từ thức ăn sống sang thức ăn chín.
– Các kệ ở giữa: Có thể đặt thịt, gia cầm và cá sống trong hộp kín để ngăn chúng chạm vào nhau hoặc nhiễm khuẩn chéo sang những đồ ăn khác.
– Các kệ dưới cùng của ngăn mát: được thiết kế riêng để bảo quản các loại rau củ.
Ngoài ra, bảo quản thực phẩm mới thì nên xếp vào trong cùng, còn những thực phẩm đã bảo quản trước đó thì nên xếp ngoài cùng để bạn dễ dàng ghi nhớ.
2.3. Nhiệt độ của tủ lạnh
Hiện nay, một số tủ lạnh với thiết kế hiện đại cho phép các bà nội trợ dễ dàng tùy chỉnh nhiệt độ trong các ngăn một cách phù hợp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhiệt độ tối ưu ở mỗi ngăn sẽ là như sau:
- Ngăn đá: nên để dưới 0 độ C, tốt nhất là -18 độ C
- Ngăn mát: 1 – 4 độ C
2.4. Chú ý tới bảo quản thực phẩm có mùi
Với những loại thực phẩm có mùi như: hành tây, tỏi, cá khô… nếu bạn không bọc chúng kỹ càng thì có thể gây ra mùi khó chịu ở tủ lạnh.
Chính vì thế, hãy bọc chúng bằng giấy bạc và để trong ngăn mát tủ lạnh nhé.
Hy vọng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về cách bảo quản thực phẩm hiệu quả và an toàn. Chúc bạn và gia đình sẽ luôn khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
| Có thể bạn chưa biết?
- Vi khuẩn: Cấu tạo, phân loại, cách thức sinh trưởng và tính 2 mặt
- Hàn the – Sử dụng sai cách, hiểm họa khôn lường
- Giật mình với 5 tác hại của hạt chia khi sử dụng không đúng cách