Đổ mồ hôi đêm là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Mỗi lần thức dậy bé có thể ướt sũng áo mặc, đầu thì như vừa mới gội. Hiện tượng này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào?
Nội dung tóm tắt
Đồ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ là bình thường?
Hầu hết các triệu chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ là bình thường. Có rất nhiều bé từ sơ sinh đến 11 tuổi bị đổ mồ hôi đêm khi ngủ.
Trẻ em dễ đổ mồ hôi hơn người lớn vào ban đêm vì chúng có thời gian ngủ sâu hơn. Trong khi đó hệ thống điều chỉnh nhiệt độ chưa hoạt động tốt và tỷ lệ tuyến mồ hôi hoạt động cao hơn so với kích thước cơ thể.
Mặc dù con bạn đang thức dậy trong bộ đồ ngủ ướt đẫm mồ hôi nhưng bé có thể hoàn toàn thoải mái. Ngoài ra nguyên nhân quá nóng cũng khiến bé đổ mồ hôi.
Làm sao để biết là bé đang quá nóng hay đang đổ mồ hôi bình thường?
Nếu bé đổ mồ hôi khi ngủ sâu là bình thường, nhưng nếu sớm hơn thì rất có thể bé đang bị nóng. Cha mẹ cần chú ý điều chỉnh lại nhiệt độ và đảm bảo bé không đắp quá nhiều chăn.
Các nguyên nhân khác dẫn đến đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ.
- Chất liệu quần áo ngủ quá nóng.
- Nhiệt độ phòng cao, phòng thiếu không khí.
- Ga trải giường quá dày và lớn.
- Nhiễm trùng là nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
- Bé gặp ác mộng khi ngủ.
- Bé thừa cân.
- Ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu trước khi đi ngủ.
- Tình trạng ngưng thở.
- Đổ mồ hôi đêm còn do các tình trạng liên quan đến giấc ngủ như ngáy.
- Cảm lạnh và ho gây nghẹt mũi.
- Lo lắng, sợ hãi cũng khiến bé đổ mồ hôi trong đêm.
Các triệu chứng đi kèm khi bé đổ mồ hôi đêm quá nhiều.
- Bé thở hổn hển khi ngủ.
- Nhịp thở của con bạn có thể không đều.
- Con bạn có thể mệt mỏi và kiệt sức suốt cả ngày.
- Bé thường xuyên mở miệng khi ngủ.
Mồ hôi đêm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?
Hầu hết vấn đề đổ mồ hôi đêm là bình thường. Nhưng nếu đột nhiên bé bị, và lượng mồ hôi nhiều hơn mức hình dung, bé cần được đưa đi khám. Bác sĩ sẽ muốn biết lịch sử liên quan đến sức khỏe của con bạn, bao gồm mọi thói quen liên quan đến giấc ngủ. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về không gian của ngôi nhà, hỏi về nhiệt độ và thông gió. Sau đó, kiểm tra tổng quát sẽ được thực hiện để xem liệu con bạn có bị nhiễm trùng trong xoang hoặc tai, hoặc bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào khác không.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đổ mồ hôi đêm.
Đổ mồ hôi đêm có thể khiến trẻ bị mất nước và cảm lạnh. Cho nên, cha mẹ cần giúp con uống đủ nước. Mặc quần áo mềm, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Phòng ngủ của bé nên là nơi thông thoáng khí.
Nếu nguyên nhân đổ mồ hôi của bé là do rối loạn hoặc bệnh, cần tuân thủ các biện pháp sức khỏe theo lời khuyên của bác sĩ.
Làm cách nào để tình trạng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ giảm bớt?
- Luôn đảm bảo nơi bé ngủ có nhiệt độ thoải mái suốt cả đêm.
- Hạn chế cho trẻ ăn cay, và đồ khó tiêu vào buổi tối. Và tuyệt đối không để trẻ ngủ ngay sau khi ăn tối.
- Sau khi ăn tối, bé cần được hoạt động chơi đùa, như thế sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.
- Chọn quần áo ngủ loại tốt, dễ dàng thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế để quá nhiều chăn, nệm trên giường ngủ của bé (mọi thứ chỉ cần ở mức đủ)
- Trò chuyện cùng bé, giải tỏa những vấn đề làm bé căng thẳng (khó chịu) khi ở trường học.
- Ngoài ra cần chú ý đến những gì bé đã ăn và uống (thuốc). Đó có thể là nguyên nhân khiến bé đổ mồ hôi nhiều hơn.
- Đọc thêm: Phương pháp nuôi dạy độc đoán tác động đến con như thế nào?