Chỉ ra các tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người

Nội dung tóm tắt

Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người là rất lớn, nó ảnh hưởng đến  nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, dù được các chuyên gia y tế cảnh báo về những nguy cơ bệnh tật khi dùng loại đồ uống này, một bộ phận người dân vẫn coi thường, chủ quan, uống quá đà, không kiểm soát. Do vậy, hậu quả nhận về sau đó là một loạt ảnh hưởng từ tác hại do rượu bia mang lại như nôn, sốc nhiệt, suy giảm não, men gan cao…

Tác hại của rượu bia ra sao?

Tác hại của rượu bia ra sao?

Các tác hại của rượu bia với hệ thần kinh

Rượu bia được coi là chất làm trì trệ hệ thần kinh, khiến một số bộ phận ở vỏ não mất đi sự linh hoạt, khả năng phán đoán, nhận thức…do đang bị ức chế. Ở mức độ nhẹ, tác hại của rượu bia sẽ khiến người uống không làm chủ được bản thân, nói nhiều, nói không suy nghĩ, có thể phát ngôn ra những câu làm mất lòng người khác trong cuộc nhậu dẫn đến đánh nhau, xô xát. Về lâu dài, nếu lạm dụng loại đồ uống này sẽ khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng lớn.

Các tác hại của rượu bia gây nên các căn bệnh nguy hiểm như:

  • Gây ảo giác
  • Gây hôn mê rượu dẫn đến co giật
  • Hội chứng ngưng rượu (tác động trên hệ thần kinh biểu hiện bằng sự lo lắng, động kinh cơn lớn)
  • Bệnh đa dây thần kinh
  • Teo tiểu não
  • Hội chứng Korsakoff

Tác hại của rượu bia trên hệ hô hấp

Những tác hại của rượu bia trên hệ hô hấp được nhận thấy rõ nhất ở phổi. Khi uống quá nhiều, lượng cồn có trong rượu sẽ làm phá vỡ cân bằng trong phổi, làm giảm khí oxit nitơ trong cơ thể (yếu tố giúp chống nhiễm trùng đường hô hấp, chống vi khuẩn xâm nhập), từ đó, gây nên chứng suy hô hấp nặng, nhiễm trùng phổi

Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất cồn chứa trong rượu sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi lên đến 30%.

Rượu bia là nguyên nhân dẫn đến viêm, nhiễm trùng phổi

Rượu bia là nguyên nhân dẫn đến viêm, nhiễm trùng phổi

Các tác hại của rượu bia với hệ tim mạch

Theo tổ chức NIAAA của Hoa Kỳ, những tác hại của rượu bia khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây gián đoạn đến việc bơm máu, từ đó dẫn tới suy yếu cơ tim. Lúc này, hoạt động tuần hoàn, lưu thông máu sẽ giảm đi rõ rệt, dẫn đến các chứng bệnh như: Nhồi máu cơ tim, nhịp tim không đều, tim đập nhanh…

Ngoài ra, các tác hại của rượu bia với hệ tim mạch khi uống nhiều rượu còn làm tiểu cầu chuyến hóa thành các cục máu đông, gây ra tình trạng đau tim, đột quỵ tim đột ngột vô cùng nguy hiểm

Nghiên cứu từ các nhà khoa học cũng nhận thấy, số người uống rượu có huyết áp tăng cao hơn người không dùng rượu bia thường xuyên. Nếu không điều chỉnh thói quen kịp thời, lâu dần sẽ trở thành cao huyết áp mãn tính, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Tác hại của rượu bia gặp ở hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn cũng bị ảnh hưởng nặng nề do tác hại của rượu bia mang lại. Khi rượu được hấp thu vào cơ thể với số lượng lớn, nó sẽ làm giảm số mật độ hồng cầu trong máu xuống thấp nhanh chóng, gây nên tình trạng thiếu máu dẫn đến những triệu chứng suy nhược cơ thể như mệt mỏi, đau đầu, giảm trí nhớ, chóng mặt, hoa mắt…

Tác hại của rượu bia gây đau đầu, thiếu máu trầm trọng

Tác hại của rượu bia gây đau đầu, thiếu máu trầm trọng

Ảnh hưởng từ tác hại của rượu bia tới hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa là một trong những bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác hại của rượu bia gây ra. Đặc biệt với các cơ quan như gan, tiêu hóa, tụy…

Gan

Gan là cơ quan giúp đào thải độc tố trong cơ thể con người, có vai trò như lá chắn, giúp chúng ta thoát khỏi những nguy cơ bệnh tật do nhiễm độc từ thức ăn, nước uống hàng ngày. Vì vậy, một khi gan cũng nhiễm độc do ảnh hưởng từ tác hại của rượu bia sẽ rất nguy hiểm, sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. Theo hiệp hội Gan (ALF – Mỹ), rượu làm gia tăng bệnh gan nhiễm mỡ do chúng có thể xâm nhập, phá hủy tế bào gan. Bên cạnh đó, khi rượu vào cơ thể quá nhiều trong thời gian ngắn, gan không làm việc thải độc kịp khiến chúng quá tải, hết khả năng dẫn đến các biến chứng khôn lường như xơ gan, viêm gan, ung thư gan…

Rượu bia gây xơ gan, gan nhiễm mỡ

Rượu bia gây xơ gan, gan nhiễm mỡ

Dạ dày

Dạ dày là nơi đầu tiên mà rượu tìm đến sau khi vào cơ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc, có lượng lớn cồn tích trữ trong cơ quan này. Rất nhanh chóng chỉ trong vòng 5 phút, 20% số còn đó sẽ khuếch tán, đi vào máu. Phần cồn còn lại trong dạ dày sẽ phá hủy các mô giúp bảo vệ dạ dày. Do đó, dẫn đến những bệnh lý về dạ dày như viêm loét, chảy máu, xuất huyết…

Tụy

Tụy là nơi tiết ra các enzyme tiêu hóa đưa tới ruột non để chuyển hóa thức ăn. Thông thường các enzyme này chỉ hoạt động khi đến ruột, nhưng khi uống rượu bia, chất cồn sẽ làm rối loạn quá trình này, khiến cho các enzyme bị hoạt hóa ngay trong tụy gây ra viêm tụy.

 

Tác hại của rượu bia tại hệ sinh sản

Tác hại của rượu bia gây ra ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của nam giới, gây ra tình trạng cương dương tạm thời, kích thích ham muốn tình dục. Về lâu dài, nó  làm hạ nồng độ hormone testosterol khiến khả năng tình dục giảm đi đáng kể. Ngoài ra, chúng còn gây độc với tinh hoàn, dẫn đến tổn thương tinh trùng…

Đối với nữ giới, việc uống sẽ ảnh hưởng tới kinh nguyệt, còn có thể làm ngừng rụng trứng và làm tăng nguy cơ sảy thai nếu đang trong giai đoạn bầu bí

Rượu bia có thể gây sảy thai

Rượu bia có thể gây sảy thai

Tác hại của rượu bia đến hệ bài tiết

Thận

Tác hại của rượu bia thường gặp chủ yếu ở thận. Theo Tổ chức Thận Anh Quốc thì việc thường xuyên uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thận lên gấp hai lần.

Nó làm suy giảm chức năng của thận, các chất độc không bị đào thải ra ngoài, lưu hành trong máu sẽ gây hại tới tất cả các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.

Ngoài ra, ảnh hưởng từ tác hại của rượu bia còn gây nên tình trạng viêm bàng quang khiến đi tiểu khó, đau buốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày

Tóm lại tác hại của rượu bia là rất nhiều và nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến thể lực, trí tuệ và khả năng lao động của chúng ta. Mỗi người cần nâng cao nhận thức để rượu bia dừng lại ở thức uống bổ ích chứ không phải là mối nguy hiểm tiềm ẩn với cộng đồng xã hội và chính sức khỏe bản thân.

Xem thêm: 6 cách giải rượu nhanh ít tổn hại sức khỏe

Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn