BỎ TÚI NGAY 7 THÓI QUEN GIÚP GIẢM MỤN CHO DA MẶT

Da mụn từ lâu đã không còn là tình trạng sức khỏe hiếm gặp nhất là ở các bạn trẻ. Đặc biệt với mụn trên da mặt, tình trạng này không chỉ gây thiếu thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng sức khỏe tinh thần người bị mụn vì cảm giác thiếu tự tin, mặc cảm.

Dù vậy, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn, thời gian và được trang bị đầy đủ kiến thức để chữa trị mụn trên da mặt. Hiểu được điều này, hôm nay, Sức khỏe đô thị sẽ mách bạn bỏ túi ngay 7 thói quen giúp giảm mụn cho da mặt. Hãy theo dõi bài viết sau và đừng quên ghi chép lại thông tin nhé!

Nội dung tóm tắt

Mụn là gì? Các vị trí mụn trên da mặt cảnh báo điều gì? 

Mụn là những nốt nổi cộm có kích thước khác nhau trên da thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Tuy chúng không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe nhưng chúng gây khá nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, khiến nhiều người mất vẻ tự tin.

Đặc biệt với mụn trên da mặt, đây có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý sức khỏe tiềm ẩn. Mỗi vị trí mụn trên da mặt đều tiết lộ tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể chúng ta đang diễn ra như thế nào.

Mụn mọc ở má

Khu vực này thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt, điều này khiến nó trở nên phổ biến. Vi khuẩn có thể lây lan gây mụn trên má bằng cách chạm tay lên mặt và không sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.

Các vấn đề liên quan đến gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc gan yếu, là nguyên nhân bên trong khiến mụn sưng đỏ xuất hiện ở má trái. Điều này tác động trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể, dẫn đến tích lũy chất độc và gây ra mụn.

Mụn mọc quanh miệng

Theo các nghiên cứu, hệ thống tiêu hóa có liên quan mật thiết đến việc mô tả khuôn mặt. Trong đó, những cơ quan chính ảnh hưởng đến việc xuất hiện mụn ở quanh miệng của bạn là ruột và gan. Một chế độ ăn uống không lành mạnh bao gồm nhiều thực phẩm cay, nóng và chế biến nhiều lần với dầu mỡ sẽ gây hại cho ruột và gan.

Tiêu hóa kém có thể dẫn đến độc tố tích tụ trong cơ thể và gây ra nốt mụn ở vùng miệng. Ngoài ra, mụn đinh râu ở miệng rất nguy hiểm và thường xuất hiện khi các vấn đề với ruột và gan xảy ra.

Mụn mọc ở trán

Khi cơ thể bạn tích tụ quá nhiều độc tố, bạn có thể bị mụn ở trán. Nguyên nhân chính khiến trán mọc nhiều mụn là chức năng gan kém, hệ tiêu hóa kém, căng thẳng và mệt mỏi tinh thần.

Mụn mọc trên trán có thể đi kèm với các triệu chứng hoặc dấu hiệu khác như lưỡi tấy đỏ, lở loét khoang miệng, v.v. Ngoài ra, những người mọc mụn ở trán cảm thấy khó chịu khi ăn uống và giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.

Huyệt thái dương

Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo như: ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài ra, bắt túi mật hoạt động quá công suất còn làm cho tóc nhanh bạc, khi ăn các đồ béo dễ bị đau bụng.

Mũi

Vị trí mọc mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô, bỏng rát.

Ngoài ra, nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.

Tại sao cần hình thành thói quen giúp giảm mụn cho da mặt? 

Trước khi da gặp vấn đề về mụn, ai cũng sở hữu một làn da mịn màng. Nhưng đến một độ tuổi nhất định hoặc khi môi trường sống và cơ thể có những biến chuyển, da mặt xuất hiện mụn. Có thể kể ra một số nguyên nhân chính khiến da bị mụn như:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn Propionibacterium acnes – demodex – nguyên nhân chính gây mụn trứng cá và mụn trứng cá đỏ;
  • Thay đổi nội tiết tố trong độ tuổi dậy thì và ở độ tuổi trung niên đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh;
  • Chế độ ăn uống quá nhiều mỡ và tinh bột;
  • Tình trạng tâm lý căng thẳng kéo dài cũng có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn.

Điều trị mụn là một quá trình dài hơi

Mụn cũng là một loại bệnh lý, không thể uống thuốc là hết hoàn toàn và ngay lập tức. Nhiều trường hợp vì quá nôn nóng mà sử dụng các sản phẩm kém chất lượng, quá liều lượng hay các sản phẩm không phù hợp với cơ địa da, vô tình khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.

Bởi vậy, trong quá trình phục hồi và chăm sóc da mặt mụn, rất cần thời gian và sự kiên nhẫn của người bệnh. Khi đang trong quá trình điều trị mụn hoặc khắc phục hậu quả do da mụn để lại cũng như phòng tránh việc mụn lại tiếp tục sưng, cần hình thành các thói quen tốt giúp giảm mụn cho da mặt.

==> Xem thêm: Top 5 loại kem dưỡng ẩm tốt cho da dầu

Cần thời gian để hình thành thói quen giúp giảm mụn cho da mặt

Bên cạnh những người da mặt nhạy cảm, dễ lên mụn, cũng có những người khá may mắn khi sở hữu làn da mịn màng không tỳ vết. Những người như vậy không cần chăm sóc da mặt? 

Kể cả những người đang điều trị mụn, có phải chỉ cần uống vài loại thuốc bác sĩ kê đơn hay nhà thuốc bán, không cần phòng tránh, không cần kiêng kỵ, tự dưng mụn sẽ hết?

Dân gian xưa có câu “phòng cháy hơn chữa cháy”, khi tình trạng mụn đã diễn ra, việc điều trị là bắt buộc. Nhưng với những làn da chưa bị mụn hoặc mới hết mụn, càng cần hình thành những thói quen tốt giúp giảm mụn cho da mặt. Chăm sóc da mặt mụn cũng giống như sức khỏe con người. Luôn cần được chăm sóc và phòng tránh ngay từ đầu. 

Mách bạn 7 thói quen giúp giảm mụn cho da mặt nên lưu ý

Thói quen 1: Skincare da mặt đúng bước hàng ngày

Trong quy trình chăm sóc da mặt, rửa mặt là bước quan trọng đầu tiên. Các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, không gây kích ứng và phù hợp với cơ địa da của bản thân nên được ưu tiên.

Tránh sử dụng xà phòng, các sản phẩm chứa cồn, quá nhiều dầu hoặc có hương liệu mạnh, vì chúng gây khô da, bết dính và nghẽn lỗ chân lông. Ngoài rửa mặt, còn có một số bước khác như: tẩy tế bào chết, thoa serum, đắp mặt nạ, xông  da thải độc,… Mỗi bước này phụ thuộc vào quy trình chăm sóc da mặt mụn của từng người phù hợp với từng loại da khác nhau.

Một chế độ chăm sóc da hằng ngày, bao gồm rửa mặt, cung cấp đủ độ ẩm và bổ sung dưỡng chất thích hợp, giúp duy trì hàm lượng nước và dầu tự nhiên của da. Điều này có thể giúp kiểm soát tình trạng mụn trên da mặt.

Thói quen 2: Thường xuyên làm sạch lỗ chân lông

Nguyên nhân tiệm cận nhất với sự xuất hiện của mụn là lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu, bụi bẩn và tế bào chết. Bởi vậy, nên sử dụng các sản phẩm làm sạch sâu lỗ chân lông như acid salicylic hoặc glycolic acid. Làm sạch lỗ chân lông có thể coi là bước cần thiết và quan trọng nhất trong quy trình skincare da mặt bị mụn hàng ngày.

Ngoài ra, có thể xông hơi hoặc rửa mặt bằng nước ấm vào cuối ngày giúp lỗ chân lông giãn nở, loại bỏ các nhân mụn hoặc tẩy tế bào chết, sử dụng các sản phẩm có khả năng làm sạch lỗ chân lông và bổ sung các bước cuối giúp se khít lỗ chân lông sẽ khiến các mỹ phẩm đã được sử dụng thẩm thấu và phát huy tác dụng.

==> Xem thêm: Liệu trình chăm sóc da hiệu quả chỉ trong 5 phút

Thói quen 3: Tránh chạm tay và bảo vệ da khỏi tác động môi trường

Các loại vi khuẩn và bụi bẩn thường xuất hiện trên tay. Khi chạm vào mặt, tay có thể mang vi khuẩn vào da, làm tăng tiết dầu và viêm lỗ chân lông. Hơn nữa, việc bảo vệ da mặt khỏi các yếu tố môi trường như ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí và gió lạnh là cần thiết. Những điều bạn nên làm để giảm mụn trên da mặt đó là: 

  • Giữ cho da sạch sẽ
  • Không thường xuyên chạm vào mặt
  • Sử dụng kem chống nắng và đội mũ khi ra ngoài.
  • Tránh độc tác động mạnh lên da: nặn mụn, sờ, chạm hay vuốt qua da mặt có thể gây viêm nhiễm và vết thương vị trí của mụn. 

==> Xem thêm: 8 Hiểu lầm chăm sóc tóc con gái thường gặp – Sức khỏe đô thị 

Thói quen 4: Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng mụn trên da mặt. Tránh các loại thức ăn chiên rán, nhiều đường có thể gây mụn.

  • Giảm đồ ăn nhanh và thức ăn có đường
  • Tăng tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A, E và C.
  • Tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc để không bị mụn và da khỏe mạnh.

Một chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng bao gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và hoa quả chứa nhiều chất xơ và vitamin sẽ giúp giảm tiết dầu trên da và nhanh chóng lành các tổn thương trên nó. 

Thói quen 5: Uống đủ nước

Nước giúp trị mụn bằng cách giúp cơ thể loại bỏ độc tố từ trong ra ngoài và làm sạch lỗ chân lông. Độc tố chính của cơ thể, urê nitơ máu là một hợp chất hòa tan trong nước được loại bỏ qua nước tiểu. Uống nước đúng cách, đủ lượng nước làm giảm căng thẳng cho thận và giúp nước tiểu của bạn ít đặc.

Thêm nữa, uống đủ nước không những giảm mụn cho da mặt còn giúp làm cho làn da của bạn sáng hơn. Nước cấp ẩm cho làn da, giúp tái tạo tế bào da và giúp duy trì màu sắc và kết cấu của cơ quan lớn nhất trong cơ thể chúng ta.

Tuy nhiên, việc uống nhiều nước không có nghĩa là bạn sẽ không có mụn nữa. Thay vào đó, nó chỉ giúp giảm mật độ mụn hoặc ngăn chặn sự phát triển của mụn vì mụn xuất hiện là do thiếu nước trong cơ thể.

Thói quen 6: Ngủ đủ giấc

Nếu không ngủ đủ giấc trong quá trình điều trị mụn, lớp bảo vệ của da sẽ yếu đi, khiến da không thể phục hồi sau mụn và khuyến khích mụn phát triển. Cơ thể sẽ cảm thấy thư thái và khỏe mạnh hơn khi ngủ sâu và đủ giấc vì cơ thể được bài tiết chất độc hại trong khoảng thời gian này.

Ngủ đủ giấc là một thói quen tốt giúp giảm mụn cho da mặt

Nên đi ngủ trước 22 giờ. Da sẽ xấu và xuất hiện nhiều mụn khi chất độc không được loại bỏ sau khung thời gian này. Nên ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày. Ngủ đủ giấc và ngủ sớm không những ngăn ngừa, hỗ trợ quan trọng cho điều trị mụn trên da mặt mà còn khiến da đẹp lên rất nhiều.

Thói quen 7: Thường xuyên giặt vỏ gối

Một trong những tác nhân hàng đầu gây ra mụn là vỏ gối bẩn, chứa mồ hôi, bã nhờn và vi khuẩn. Hãy giặt vỏ gối với xà phòng nhẹ một tuần một lần để ngăn ngừa mụn và giúp da trở nên đẹp hơn. Giặt giũ mền một tháng một lần là tốt nhất.

Đây có thể coi là thói quen đơn giản nhất giúp cải thiện tình trạng mụn trên da mặt cũng như bảo vệ làn da của bạn khỏi những tác nhân xấu một cách trực tiếp.

==> Xem thêm: Kem chống nắng La Roche Posay bầu có dùng được không?

Bằng cách áp dụng những thói quen chăm sóc da mặt mụn trên, tình trạng có thể được cải thiện. Tuy nhiên, đối với mỗi người, các vị trí mụn trên khuôn mặt sẽ hé lộ những vấn đề khác nhau về sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể. Trong những trường hợp sau, cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả:

– Mụn mọc thành ổ rồi sưng tấy đỏ, có mủ lớn mãi không đỡ.

– Mụn ngày càng lan đến nhiều vùng lân cận.

– Mọc mụn kèm theo sốt cao, tức ngực, da vàng, tiểu buốt,…

Rất nhiều trường hợp mọc mụn trên mặt do nguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thể nhưng do chủ quan nên không thăm khám và điều trị kịp thời nên đến khi phát hiện ra, việc trị mụn không còn đạt được hiệu quả như mong muốn nữa. Lúc này cho dù có rèn luyện các thói quen chăm sóc da tốt, cũng không thể chữa trị kịp thời cho làn da của bạn. Bởi vậy, hãy phòng và tránh mụn ngay từ đầu bằng những thói quen giúp giảm mụn cho da mặt nhé.

Như vậy, thông qua bài viết trên đây, Sức khỏe đô thị đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin vô cùng thú vị, đầy đủ về thói quen giúp giảm giảm trên da mặt. Hy vọng bạn đọc đã kịp thời ghi lại những kiến thức trên để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Vũ Thị Lâm_20050857_INE3104 3

3 thoughts on “BỎ TÚI NGAY 7 THÓI QUEN GIÚP GIẢM MỤN CHO DA MẶT

Comments are closed.