Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Hà Nội

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước Hà Nội

Ô nhiễm môi trường nước đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Cụ thể tình trạng ô nhiễm tại Hà Nội ra sao. Vấn đề nào chúng ta cần quan tâm?

Nội dung tóm tắt

Ô nhiễm sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì).

Chiều dài khoảng 15km, mỗi ngày dòng sông đều đón nhận 150 nghìn m³ nước thải. Trong đó phần nhiều là nước thải không qua xử lý từ các hộ dân cư, cũng như công nghiệp.

Để khể khắc phục tình trạng ô nhiễm TP. Hà Nội đang áp dụng 2 công nghệ làm sạch nguồn nước sông Tô Lịch, đó là Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản và Redoxy3C của Đức. 

Trong đó Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản hoạt động trên nguyên tắc tạo khí oxi – điều kiện phát triển sinh vật.

Cụ thể công nghệ tạo oxi theo 2 luồng. Một là oxi được trực tiếp tạo ra từ hệ thống máy nano. Thứ hai là các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor. Các tấm này kích thích sự phát triển của vi khuẩn hiếu khí và kị khí. Các vi sinh vật này sẽ góp phần tạo ra oxi nhờ vào việc điện phân ly nước H2O.

Bước đầu đem lại kết quả tích cực.

Chuyên gia Nhật xử lý nước trên sông Tô Lịch
Chuyên gia Nhật xử lý nước trên sông Tô Lịch

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên sông Đáy

Trên vtv có bài viết: Sông đáy bị ô nhiễm nghiêm trọng hệ lụy từ nước thải. 

Bài viết tả tình trạng sông Đáy chảy qua địa phận Hà Nội đen như nước ống, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Theo ghi nhận từ VTV, nguyên nhân của tình trạng này là hậu quả của nước thải từ nhiều làng nghề. Ước lượng có khoảng 600m3 nước thải từ 60 hộ làm miến dong xả ra sông mỗi ngày. Đồng thời, mỗi ngày có tới 800 tấn bã thải dong riềng và 10.000m3 nước thải được xả thẳng ra sông Đáy. Ngoài ra còn có thêm nước thải sinh hoạt của các hộ dân.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Đáy đã tác động đến cuộc sống sức khỏe của người dân hai bên bờ sông và cả khu vực hạ nguồn. Hàng năm cứ đến đợt tháng 10 lại ghi nhận nhiều trường hợp chết cá lồng bè trên sông Đáy. Thậm chí người dân 2 bên sông phải đeo khẩu trang khi ngủ.

Hiện tượng cá lồng bè chết do nước sông ô nhiễm
Hiện tượng cá lồng bè chết do nước sông ô nhiễm

Ô nhiễm trên sông Tích

Cũng tương tự như sông Đáy, sông Tích cũng bị ô nhiễm từ tháng 11 đến tháng năm sau trên đoạn sông chảy qua Đông Sơn, huyện Chương Mỹ. Mức độ có thể không ở mức nghiêm trọng nhưng cũng đáng báo động. Sông Tích bắt nguồn từ hồ Suối Hai, Đồng Mô, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua địa bàn các huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. Sông Tích nhận nước từ sông Bùi tại vị trí cầu Tân Trượng (thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ) và đổ nước vào sông Đáy tại xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức.

Công ty cổ phần nước sạch sông Đà

Vừa mới đây, ngày 10/10 nước sạch sông Đà có mùi lạ ở nhiều quận ở Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm,… ảnh hưởng đến hàng vạn hộ gia đình. Nguyên nhân là do sự tắc tránh của công ty nước sạch sông Đà. Và sự thiếu ý thức của của các cá nhân đổ dầu thải. Hậu quả nguồn nước bị nhiễm styren gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt người dân. Gây hậu quả khó lường về sức khỏe.

Hình ảnh người dân lấy nước sạch sau sự cố nước nhiễm styren
Hình ảnh người dân lấy nước sạch sau sự cố nước nhiễm styren

Nguyên nhân nào khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng

Không riêng gì khu vực Hà Nội, thực trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng trở nên nghiêm trọng trên khắp các tỉnh trong cả nước. Sự phát triển kinh tế nhưng không đi kèm với trách nhiệm xã hội là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó là sự vô trách nhiệm của một bộ phận người dân thậm chí từ người có thẩm quyền.

Thực tế trước khi làm công trình hay nhà máy, xí nghiệp nào cũng cần có văn bản báo cáo, đánh giá tác động đến môi trường. Các đơn vị quản lý đô thị, quản lý môi trường thường xuyên có các cuộc thanh kiểm tra. Nhưng dường như các hoạt động không được quan tâm đúng mức. Không riêng môi trường nước, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân

Mọi hoạt động từ ăn uống sinh hoạt phát triển kinh tế đều cần đến nước. Tác động của nước ô nhiễm đến sức khỏe con người là khó đo lường cụ thể. Chỉ biết rằng số người mắc bệnh ung thư tăng nên theo từng năm.

Theo sở y tế Hà Nội

Tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Số ca mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 – 50%. Nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá của các Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; trên 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện. Một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh,nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…

Đây là hậu quả của ô nhiễm nói chung. Đối với nguồn nước nhiễm kim loại nặng vấn đề còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đối với nước nhiễm asen, nguy cơ ung thư da đối với người tiếp xúc rất cao. Nước có nồng độ asen 0,1 mg/l gây nhiễm độc hệ tuần hoàn cho người sử dụng.

Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: titan, sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.

Xem thêm: Cách tự kiểm tra nguồn nước ô nhiễm tại nhà

Xem thêm: Hiện tượng thủy triều đỏ

Môi trường hôm nay cuộc sống ngày mai
Môi trường hôm nay cuộc sống ngày mai

Kết luận

Ô nhiễm môi trường nước không phải là vấn đề ngày một ngày hai. Cuộc sống của chúng ta và hệ sinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, thế hệ mai sau sẽ là đội tượng hứng chịu hậu quả. Mỗi cá nhân cần chủ động bảo vệ và giữ gìn không gian sống, báo cáo khi phát hiện sai phạm. Chỉ khi đó bạn mới có thể bảo vệ cho chính bạn và những người thân trong gia đình.