Ô nhiễm không khí: 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh về đường hô hấp

Nội dung tóm tắt

Mở đầu

Mức độ ô nhiễm không khí ngày càng tăng nhanh bởi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa và dần trở thành mối đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng – đặc biệt là những căn bệnh về đường hô hấp.

Ô nhiễm không khí 

Tình trạng ô nhiễm không khí cùng với biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề hết sức cấp bách và đáng báo động của Thế giới và Việt Nam. Thông tin dưới đây sẽ lần lượt bao quát về khái niệm, tình trạng, nguyên nhân, hậu quả và một số biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.

Khái niệm

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.

 

Không khí rất cần thiết cho sự sống của tất cả sinh vật, thực vật trên trái đất. Bởi vậy nếu môi trường không khí bị ô nhiễm thì tất cả các sinh vật điều bị tác động. Con người là nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm không khí.

Thực trạng

Theo báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index-EPI) do tổ chức môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5).

Hà Nội và Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay

Nguyên nhân

Nguyên nhân từ tự nhiên

Ô nhiễm từ bụi, gió: Gió là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường không khí, khi mà các bụi, chất độc hay mùi hôi thối bị gió đẩy đi hàng trăm kilômét. Điều này làm lan truyền ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sinh, thực vật và con người.

Núi lửa phun trào: Các khí Metan, Lưu Huỳnh, Clo…. nằm sâu trong các tầng dung nham hàng trăm năm. Tuy nhiên khi núi lửa phun trào sẽ giải phóng chúng khiến không khí trở nên ô nhiễm nặng.

Núi lửa phun trào gây ô nhiễm không khí

Thời điểm giao mùa: Thời điểm giao mùa vào các tháng 10-11 thường kèm theo sương mù, khiến cho các bụi mịn không được giải phóng, bị giữ lại trong sương. Làm cho cả bầu trời đều bị bao phủ bởi bụi mịn, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cháy rừng: Những vụ cháy rừng sẽ tạo ra các khí Nito Oxit rất lớn. Chúng cũng là một trong rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

Cháy rừng gây ô nhiễm không khí

Ngoài những nguyên nhân trên thì việc phân hủy xác chết động vật, sóng biển hay phóng xạ tự nhiên cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

Nguyên nhân từ con người

Chúng ta là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên chúng ta cũng chính là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của chúng ta góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.

Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp

Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước. Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời. Chúng thải ra các khí Co2, Co, SO2, Nox cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.

Khí thải công nghiệp thải ra bầu không khí

Mưa axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp không xử lý thải đúng cách gây nên.

Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ, đốt rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí.

Giao thông vận tải

Lượng khí thải từ các phương tiện giao thông xả ra môi trường rất lớn gây ra ô nhiễm không khí. Theo báo cáo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) năm 2018, giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng Carbon mỗi năm.

Điều đặc biệt nguy hiểm đến từ các phương tiện giao thông cũ nát, hết hạn sử dụng. Hiện nay các phương tiện này chưa được xử lý triệt để khiến cho mức độ ô nhiễm không khí ngày càng tăng.

Ô nhiễm không khí từ khí thải phương tiện giao thông

Hoạt động quốc phòng, quân sự

Các chất độc chiến tranh, các nghiên cứu quân sự đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Dù chiến tranh đã qua đi rất lâu nhưng những nạn nhân chất độc màu da cam vẫn còn rất lớn.

Các mối đe dọa từ bom hạt nhân vẫn luôn thường trực mỗi ngày, nếu bị rò rỉ thì hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng.

Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng

Các hoạt động xây dựng cao ốc, chung cư cao tầng hay cầu đường luôn luôn mang đến sự ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Tiêu điểm là ở Hà Nội vào những ngày giữa tháng 12/2020 bụi mịn bao phủ hoàn toàn Hà Nội, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người dân.

Thu gom xử lý rác thải

Việc rác thải được thải ra quá nhiều làm cho các khu tập kết rác không xử lý kịp khiến cho mùi hôi thối bốc ra. Hay các phương pháp xử lý thủ công như đốt khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng.

Ngoài ra tình trạng đốt vàng mã không đúng nơi, vứt các hạt xanh đỏ ra môi trường cũng khiến không khí ô nhiễm. Chúng ta cần có dụng cụ đốt vàng mã để hạn chế tro tàn của chúng bay ra môi trường.

Hoạt động sinh hoạt

Việc sử dụng củi, than để làm nguyên liệu đốt nấu ăn làm tăng lượng bụi và khí độc ra môi trường. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Rất nhiều người đã tử vong khi sử dụng củi, than để sưởi ấm.

Xem thêm: tại đây

Hậu quả

  • Ô nhiễm không khí gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho con người, động thực vật. Chúng là tác nhân gây ra nhiều cái chết cho hàng triệu người mỗi năm.
  • Các hợp chất nguy hiểm như CO, NO2, SO2… có trong không khí làm tắc nghẽn khí quản và suy giảm hệ miễn dịch của động vật.
  • Khói bụi từ các xí nghiệp, khu công nghiệp gây nên hiện tượng mưa axit. Mưa axit làm chết cây cối, nguồn nước bị ô nhiễm, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. Từ đó việc nuôi trồng cũng bị ảnh hưởng, giảm chất lượng, mất mùa…
  • Tỷ lệ người mắc các bệnh về hô hấp, ung thư… tăng cao

Biện pháp khắc phục

Trước tình hình ô nhiễm môi trường không khí ngày càng trầm trọng đang diễn ra, mỗi chúng ta cần phải hành động để bảo vệ sức khỏe cũng như hành tinh của chúng ta.

Để khắc phục ô nhiễm môi trường không khí chúng ta cần:

  • Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.
  • Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.
  • Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các bụi mịn PM 2.5.
  • Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.
  • Không vứt rác bừa bãi.
  • Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi.
  • Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.
  • Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.
  • Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí.
  • Xử lý rác thải đúng cách.
  • Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường
  • Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường.

Tham khảo 9 sản phẩm thân thiện với môi trường: tại đây

Các bệnh lý về đường hô hấp

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người, đặc biệt là các bệnh về hệ hô hấp.

Hen suyển

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hen suyễn là căn bệnh mạn tính do viêm và hẹp đường thở, có thể gây ra cảm giác tức ngực, khó thở, thở khò khè và ho. Các nhà nghiên cứu phát hiện, ô nhiễm không khí có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn và cũng là nguyên nhân khiến số người mắc bệnh này ngày càng tăng.

Bệnh hen suyển

Chi tiết tham khảo: tại đây

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tiếp xúc lâu với các chất gây ô nhiễm không khí. Khi tiếp xúc các hạt ô nhiễm, bệnh nhân mắc COPD dễ bị phát bệnh, cấp cứu, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Ở các nước kém phát triển, COPD chủ yếu xảy ra do sử dụng than để nấu ăn, sưởi ấm…

Chi tiết tham khảo: tại đây

Ung thư phổi

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho biết ô nhiễm không khí ngoài trời có thể là nguyên nhân gây ung thư. Nguyên nhân là các hạt ô nhiễm gây thiệt hại gốc tự do, làm hỏng ADN trong tế bào, dẫn đến ung thư.

Bệnh ung thư phổi

Chi tiết tham khảo: tại đây

Tim mạch

Các hạt nhỏ được tìm thấy trong không khí ô nhiễm có thể kích thích phổi và các mạch máu quanh tim. Theo thời gian, chúng có thể làm hỏng các mô của tim, cứng động mạch, tăng nguy cơ đau tim, huyết áp cao và đột quỵ. Nguy cơ càng tăng cao và rõ rệt ở người già, người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp.

Bệnh tim mạch

Viêm não

Ô nhiễm không khí có thể gây viêm trong não và hệ thần kinh. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Los Angeles (Mỹ) chứng minh mối tương quan mạnh mẽ giữa ô nhiễm không khí và hành vi phạm pháp của thanh thiếu niên. Điều này cho thấy các hành vi chống đối xã hội được kích hoạt do viêm trong não.

Bệnh viên não do vi khuẩn trong không khí bị ô nhiễm

Chi tiết tham khảo: tại đây

Lời kết

Nội dung trên đây đã cung cấp những điều cơ bản nhất về ô nhiễm không khí mà con người cần phải biết. Chúng ta không những nắm vững những kiến thức cơ bản mà còn phải có ý thức thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường mà còn cần phải có ý thức phòng tránh và ngăn ngừa sớm nhất có thể những căn bệnh do ô nhiễm không khí gây ra. Chung tay bảo vệ vì một xã hội khỏe mạnh.

 

Họ và tên: Lê Thị Nhật Thảo

Lớp: QH-2020-E KTPT CLC 1

MSV: 20051351