ChatGPT và cuộc chạy đua công nghệ AI toàn cầu năm 2023: Tiến triển và tầm quan trọng.

ChatGPT và cuộc đua công nghệ AI toàn cầu

Cuối năm ngoái, thế giới đã phải kinh ngạc trước “cơn sốt” mang tên Chat GPT – đánh dấu bước tiến mới khi đưa công nghệ AI gần với con người. Đây được xem như là một tín hiệu thuyết phục nhất về một thời đại mới đang đến – thời đại của trí tuệ nhân tạo. Sự hấp dẫn, mới mẻ của Chat GPT đã thổi bùng lên cuộc chạy đua công nghệ AI khi các “ gã khổng lồ” công nghệ trên toàn cầu lần lượt cho ra mắt những công cụ AI mới của mình.

Vậy cuộc chạy đua công nghệ AI này bắt đầu từ đâu? Nó diễn ra như thế nào ? Hãy cùng mình tìm hiểu và giải mã những công cụ AI của các gã công nghệ trên toàn cầu trong bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

1.Giới thiệu Công nghệ AI

1.1.Công nghệ AI là gì?

Công nghệ AI (Artificial Intelligence – viết tắt là AI) hay còn gọi là công nghệ trí tuệ nhân tạo. Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi, …

Công nghệ AI là gì?
Công nghệ AI là gì?

 

1.2. Một số công nghệ được tích hợp AI

Ngành AI có nhiều ứng dụng thiết thực nên thường được ứng dụng trong một số công nghệ như sau:

Tự động hóa: Công nghệ AI có khả năng giúp máy móc, thiết bị được xử lý tự động. Ví dụ điển hình nhất là quá trình tự động hóa robot trong các nhóm ngành công nghiệp, cơ khí để thực hiện những nhiệm vụ có thể lặp lại với khối lượng lớn.

Ứng dụng công nghệ AI vào tự động hóa.
Ứng dụng công nghệ AI vào tự động hóa.

Robotics: Robot thường được lập trình trí tuệ nhân tạo để giúp con người thực hiện các nhiệm vụ khó khăn có tính nguy hiểm cao. Chẳng hạn như robot được sử dụng trong các dây chuyền lắp ráp sản xuất xe hơi hoặc sử dụng bởi NASA với mục đích di chuyển những vật thể lớn trong không gian.

Ứng dụng công nghệ AI vào phát triển Robot.
Ứng dụng công nghệ AI vào phát triển Robot.

Trợ lý ảo (VA): là một công nghệ AI được lập trình để tương tác với con người thông qua các nền tảng kỹ thuật số. VA có khả năng tương tác với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên cũng như bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, trả lời các câu hỏi và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

Ứng dụng công nghệ AI trong phát triển trợ lý ảo ( Virtual Assitant)
Ứng dụng công nghệ AI trong phát triển trợ lý ảo ( Virtual Assistant)

– Sản sinh ngôn ngữ tự nhiên (NLG): là một AI được lập trình để tạo ra các văn bản tự động và tự nhiên giống như ngôn ngữ của con người. NLG có thể tạo ra các báo cáo, mô tả, tin tức và các tài liệu khác một cách dễ dàng, nhanh chóng, chuyên nghiệp và hấp dẫn, đồng thời tăng cường hiệu quả làm việc.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP): là một công nghệ máy học, cung cấp cho máy tính khả năng diễn giải, tương tác và hiểu được ngôn ngữ của con người. Giống như các công cụ AI như ChatGPT đã sử dụng công nghệ này để giúp nó có khả năng xử lý và hiểu thông tin trong các ngữ cảnh phức tạp.

2.Cơn “sốt” ChatGPT khuynh đảo làng công nghệ toàn cầu

2.1. ChatGPT là gì?

ChatGPT có tên đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer. Nó được ra mắt vào ngày 30/11/2022 bởi công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI (Mỹ) do Microsoft hậu thuẫn. Về cơ bản, ChatGPT là một chatbot trí tuệ nhân tạo trực tuyến) có thể trả lời những câu hỏi do người dùng đưa ra.

OpenAI cho ra mắt ChatGPT
OpenAI cho ra mắt ChatGPT

ChatGPT là hệ thống chatbot được tạo bằng khoa học công nghệ GPT-3 (Generative Pretraining Transformer 3). Đây là một mô hình sử dụng công nghệ AI để xử lý tiếng nói hiện đại nhất hiện nay.

Vì vậy, Chat GPT có thể mô phỏng các cuộc đối thoại, trò chuyện giống con người. ChatGPT còn có thể làm thơ, phân tích dữ liệu, thậm chí có thể trả lời các câu hỏi phức tạp theo nhiều phong cách khác nhau và thách thức các tiền đề sai, bác bỏ các yêu cầu không phù hợp.Chat GPT sẽ xử lí một lượng lớn văn bản và thực hiện các thao tác xử lí, sắp xếp ngôn ngữ tự nhiên, từ đó tạo ra văn bản mới mạch lạc và trôi chảy hơn con người.

2.2. Tại sao ChatGPT lại trở thành cơn sốt trong làng công nghệ AI?

Kể từ khi ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc trước những tính năng vượt trội của mình. Công cụ chatbot tiên tiến này đã nhanh chóng đạt được 1 triệu người dùng chỉ sau 5 ngày phát hành, số lượng người dùng tăng chóng mặt còn hơn hai ứng dụng mạng xã hội hàng đầu là TikTok và Instagram.

ChatGPT cán mốc 100 triệu người dùng thường xuyên chỉ sau 2 tháng ra mắt công chúng. Hiện trang web của ứng dụng này có hơn 1,5 tỷ lượt truy cập mỗi tháng, nằm trong top 20 trang web hàng đầu thế giới, và vượt xa so với chatbot Bing của Microsoft và Bard của Google ra mắt về sau.

“Cơn sốt” mang tên ChatGPT
“Cơn sốt” mang tên ChatGPT

Vậy điều gì khiến cho công cụ AI này “ làm mưa làm gió” ngay từ khi xuất hiện? Đó chính là sự khác biệt đối với các chatbot  phiên bản cũ khi chỉ trả lời được những câu hỏi cơ bản. ChatGPT- trí tuệ nhân tạo thông minh có khả năng thực hiện đối thoại với người lạ, trả lời câu hỏi, viết thơ, văn, kịch bản, bài luận…

Thông qua AI tạo sinh, AI tạo sinh tận dụng học sâu và tập dữ liệu khổng lồ để tạo ra đầu ra sáng tạo chất lượng cao, giống như con người. Bên cạnh đó, chatbot này còn có thể giải thích nhiều câu hỏi phức tạp như người thật, hay giúp các lập trình viên tìm lỗi trong mã họ viết.

Điều ấn tượng nhất khiến cho ChatGPT trở nên nổi tiếng là khả năng hiểu và sử dụng ngữ cảnh. AI này có thể thực hiện các cuộc trò chuyện một cách tự nhiên như con người. Chính vì sự giải đáp được mọi “thắc mắc” của người dùng đã khiến công cụ này tạo nên sự hứng thú kể từ khi mới ra mắt.

ChatGPT vượt qua bài kiểm tra của trường đại học Minnesota (Mỹ)
ChatGPT vượt qua bài kiểm tra của trường đại học Minnesota (Mỹ)

Bên cạnh đó, AI này cũng vượt qua các kì thi kiểm chứng như việc thực hiện bài thi cuối kỳ tại một số trường đại học ở Minnesota (Mỹ). Phiên bản mới nhất của AI này là GPT-4 bản nâng cấp hệ thống AI cũ có chức năng xử lý linh loạt giữa hình ảnh và văn bản trong cùng một câu lệnh.

3.Cuộc chạy đua công nghệ AI toàn cầu 

Chính vì những tính năng mới mẻ, hấp dẫn và sự “ biết tuốt” của ChatGPT đã thổi bùng lên cuộc đua công nghệ AI của các “gã khổng lồ” công nghệ trên toàn cầu hay còn được biết đến là làn sóng bùng nổ “chatbot” AI.

3.1.Bard của Google

Hưởng ứng cuộc đua công nghệ AI, ngày 6/2 vừa qua Google cho ra mắt Bard AI ( dịch vụ chatbot kết hợp trí tuệ nhân tạo) chỉ sau 4 tháng ChatGPT ra mắt. Động thái này được xem như là đòn đáp trả đầu tiên đối với Microsoft trong cuộc cạnh tranh vị trí dẫn đầu cuộc đua AI.

Google cho ra mắt công nghệ AI mang tên Bard
Google cho ra mắt công nghệ AI mang tên Bard

Tuy nhiên, với sự vội vã cho ra mắt công cụ AI của mình mà đã khiến Google mất 100 tỷ USD giá trị vốn khi Bard đã trả lời sai câu hỏi về kiến thức.

Sau đó, Google đã có những động thái nhằm nâng cấp các tính năng của Bard và nâng cấp tính năng tiện ích mở rộng (Extensions). Google cho biết Bard là chotbot hướng đến toàn cầu vì vậy sẽ hỗ trợ thêm hơn 40 ngôn ngữ khác nhau phục vụ cho hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Google cho ra mắt Bard với phiên bản " Extensions"
Google cho ra mắt Bard với phiên bản ” Extensions”

Xem thêm: Google chính thức ra mắt A.I chatbot sau 4 tháng ChatGPT xâm chiếm Internet: Thận trọng hay chậm chân?

3.2.BingAI của Microsoft

 Là tâm điểm của cuộc đua công nghệ AI này, Microsoft ngay sau đó ngày 7/2 đã cho ra mắt ứng dụng AI của riêng mình mang tên Bing AI. Bing AI được huấn luyện dựa trên nguồn dữ liệu cập nhật hơn so với bản miễn phí của ChatGPT, có cách phản hồi tự nhiên hơn và được kì vọng là sẽ phục vụ người dùng tốt hơn.

Microsoft "đáp trả" Google bằng cách cho ra công nghệ AI mới mang tên Bing
Microsoft “đáp trả” Google bằng cách cho ra công nghệ AI mới mang tên Bing

Tuy nhiên, phiên bản Bing AI này của Microsoft được ví như “ChatGPT nổi loạn” bởi những phát ngôn gây tranh cãi khi liên tục đưa ra những câu trả lời vô lý, điều này đã khiến nó nhận phải nhiều chỉ trích ngay sau đó.

Qua vài tháng nâng cấp và cải thiện các tính năng của công cụ AI này thì Bing đã trở nên chính xác hơn và đưa ra những câu trả lời mang tính sáng tạo hơn. Đặc biệt, Vào tháng 3 năm 2023, Bing đạt 100 triệu người dùng hoạt động. Cùng trong tháng đó, Bing tích hợp một trình tạo hình ảnh trí tuệ nhân tạo dựa trên DALL-E 2 của OpenAI, có thể truy cập thông qua chức năng trò chuyện hoặc một trang web tạo hình ảnh độc lập.

Nâng cấp Bing với phiên bản tạo hình ảnh từ văn bản
Nâng cấp Bing với phiên bản tạo hình ảnh từ văn bản

Xem thêm: Microsoft ra mắt công cụ tạo hình ảnh từ văn bản trên Bing

3.3.AI ERNIE Bot của Baidu

“Gã khổng lồ” web Baidu của Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội này và cũng bắt tay vào hành động. Sau vài tháng thử nghiệm dự án thì ứng dụng AI ERNIE Bot được ra mắt vào 16/3 vừa qua tại Bắc Kinh.

"Ông lớn" công nghệ Trung Quốc Baidu cho ra ERNIE BOT
“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc Baidu cho ra ERNIE BOT

Đây được đánh giá là bước nhảy vọt quan trọng trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc khi tham gia vào đường đua công nghệ AI toàn cầu.

ERNIE Bot là ứng dụng AI nội địa cung cấp dành riêng cho công chúng ở Trung Quốc và đến hiện tại vẫn chưa có phiên bản đối với người nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ khi ra mắt thì những thử nghiệm của công cụ này đã không đáp ứng được như kì vọng của giới công nghệ khi AI này chỉ trả lời những câu hỏi được lập trình một cách máy móc hóa.

Sau vài tháng nâng cấp các phiên bản thì 17/10 Baidu đã cập nhật phiên bản mới nhất của ERNIE Bot 4.0- tự tin sánh ngang GPT-4 phiên bản AI mới khi cải thiện đáng kể về khả năng hiểu, lý luận, nhắc nhở và ghi nhớ.

Cập nhật ERNIE BOT 4.0 tự tin sánh ngang GPT-4
Cập nhật ERNIE BOT 4.0 tự tin sánh ngang GPT-4

Xem thêm: Baidu ra mắt ứng dụng AI ERNIE Bot cạnh tranh với ChatGPT

3.4.PhoGPT của VinAI

Tham gia cuộc đua công nghệ AI này, thật bất ngờ khi ngày 5/12 vừa qua trong khuôn khổ Ngày hội trí tuệ nhân tạo-AI Day 2023, VinAI-top 20 công ty nghiên cứu AI hàng đầu thế giới thuộc sở hữu của tập đoàn Vingroup Việt Nam bất ngờ giới thiệu dự án nghiên cứu mã nguồn mở về mô hình ngôn ngữ lớn dành riêng cho người Việt- mang tên Phở GPT.

VinAI "tung ra" PhởGPT tại AI Day 2023
VinAI “tung ra” PhởGPT tại AI Day 2023

Mục tiêu của dự án là phát triển mô hình tương tự Chat GPT phiên bản Việt dành riêng cho người Việt. Đại diện nhóm dự án này cho biết mô hình ngôn ngữ của PhởGPT sử dụng mã nguồn mở của thế giới và đứng thứ 2 chỉ sau Chat GPT trong hầu hết mục đánh giá. Trong đó, có một tính năng ưu việt hơn của PhởGPT so với ChatGPT là có khả năng thực hiện câu lệch khi ở chế độ máy bay- nghĩa là không cần kết nối internet.

PhởGPT được ví như " ChatGPT phiên bản Việt"
PhởGPT được ví như ” ChatGPT phiên bản Việt”

VinAI vẫn đang tiếp tục cải và nâng cấp mô hình để tối ưu hóa tính năng của công cụ AI này, nhằm đem đến cho người Việt một công cụ AI trải nhiệm hoàn toàn mới và hấp dẫn hỗ trợ chuyên sâu cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Đây cũng là bước mở đường cho các công ty Việt tham gia vào đường đua công nghệ AI toàn cầu.

Xem thêm: VinAI bất ngờ giới thiệu Phở GPT: Cạnh tranh với Chat GPT, hiểu văn phong tiếng Việt vượt bậc

KẾT LUẬN

Có thể thấy Chat GPT đã mở đầu cho cuộc đua công nghệ AI của các gã công nghệ trên thế giới khi họ “vội vã” cho ra mắt những công cụ AI tối ưu của mình. Cuộc đua công nghệ, làm chủ AI không còn dừng lại ở vấn đề các công ty mà đã trở thành cạnh tranh ở cấp độ quốc gia. Trong cuộc đua này, các ông lớn như Mỹ, Trung Quốc, Canada, Nhật Bản hay Hàn Quốc cạnh tranh khốc liệt khi liên tiếp chi mạnh tay tới hơn trăm tỷ USD với mong muốn dẫn đầu cuộc đua.

Trước những tác động đáng kể của công nghệ AI, các ông lớn công nghệ đã có những kiến nghị “tạm dừng” cuộc đua thống trị AI. Tuy nhiên, để đạt được giá trị đích thực của AI bằng cách duy trì một sân chơi bình đẳng, với công nghệ mạnh mẽ như AI, nếu hợp tác cùng nhau, các nước trên thế giới có thể định hình một tương lai chung, cùng phát triển.

Tham khảo thêm các bài viết về Công nghệ tại đây:

Công Nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo (AI): Sức Mạnh và Ứng Dụng

Deepfake – Công nghệ AI tiềm năng hay nỗi đe dọa ngầm của thời đại 5.0

Điện toán đám mây: Công nghệ đang thay đổi cuộc sống chúng ta trong thời đại 4.0

Trí tuệ nhân tạo: 4 sự thật bất ngờ đằng sau công nghệ thay đổi thế giới

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoài An

Mã sinh viên: 21050758

Lớp học phần: INE3104_8