Cách chữa ho gà ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết!

Giải mã tiếng ho của trẻ

Ho gà là một trong những bệnh nguy hiểm dễ để lại biến chứng cho trẻ nhỏ: viêm phổi, co giật,… Mặt khác đây là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Biểu hiện chính của bệnh là cơn ho dữ dội, thở rít vào.

Nội dung tóm tắt

Nguyên nhân bệnh ho gà

Bệnh ho gà do vi khuẩn có tên là Bordetella pertusis gây ra. Những vi khuẩn này gắn vào lông mao (phần mở rộng giống như lông) nằm trên một phần của hệ hô hấp trên. Các vi khuẩn giải phóng chất độc, gây tổn thương lông mao khiến đường thở bị sưng lên.

Khả năng lây truyền của bệnh:

Ho gà là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao ở người. Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết ra từ niêm mạc mũi, họng của người bị ho, hắt hơi. Trẻ rất dễ bị lây từ anh chị, bố mẹ, người chăm sóc, những người thậm chí không biết mình mắc bệnh. Đặc biệt là trong không gian kín như trong lớp học, gia đình.

Thời gian ủ bệnh: Các triệu chứng ho gà thường phát triển trong vòng từ 5 đến 10 ngày sau khi lây nhiễm vi khuẩn. Đôi khi các triệu chứng ho gà không phát triển trong 3 tuần.

Biểu hiện của bệnh

Thời gian đầu:

  • Bé ho nhẹ, dần ho nhiều hơn.
  • Có biểu hiện hắt hơi, xổ mũi, sốt nhẹ.
  • Biểu hiện lúc này bệnh rất dễ nhầm lẫn với chứng cảm lạnh thông thường.
Biểu hiện đầu của ho gà rất dễ nhầm lẫn với chứng cảm lạnh thông thường.
Biểu hiện đầu của ho gà rất dễ nhầm lẫn với chứng cảm lạnh thông thường.

Giai đoạn sau:

  • Cơn ho kéo dài, tiếng ho nghe rát, chói tai
  • Trẻ ho rũ rượi, đỏ mặt, thở rít, xuất hiện đờm đặc quánh trong và sau khi ho.
  • Giữa các cơn ho trẻ cảm thấy dễ chịu, và có thể sinh hoạt bình thường.
  • Ngoài ra còn có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.

Giai đoạn hồi phục:

Cơn ho ngắn lại, số cơn giảm. Ho còn có thể tồn tại trong vài tuần.

Trẻ bị ho gà có thể chăm sóc tại nhà không?

Với những trẻ mắc ho gà thể nhẹ: số cơn ho ít, thời gian ho ngắn, trong cơn ho không tím tái mặt mày, trẻ vẫn ăn uống bình thường. Thì cha mẹ có thể chăm sóc con tại nhà.

  • Tránh các yếu tố kích thích cơn ho của trẻ: khói thuốc lá, bụi, hóa chất.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, yên tĩnh.
  • Với trẻ đang bú: tiếp tục cho bé bú bình thường.
Cho bé ăn thành nhiều bữa và ở dạng lỏng
Cho bé ăn thành nhiều bữa và ở dạng lỏng
  • Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn: chia thức ăn thành nhiều bữa tránh hiện tượng bé bị nôn khi ho, thức ăn nên là loại lỏng.
  • Vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ. Vệ sinh sạch miệng cho trẻ sau mỗi lần ho. Với trẻ nhỏ bạn nên dùng khăn mềm lau sạch miệng bằng nước muối ấm. Có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9%. Trẻ lớn hơn, nhắc trẻ vệ sinh răng miệng cận thận.
  • Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác để tránh lây lan.
  • Ho gà là do vi khuẩn, có thể dùng thuốc kháng sinh, nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến bác sĩ. Tự ý dùng sẽ có thể khiến tình trạng kháng kháng sinh xảy ra.
  • Ngoài ra cũng không nên dùng thuốc ho cho trẻ dưới 6 tuổi, để giúp bé giảm bạn nên lựa chọn cách chữa ho dân gian.
  • Báo cáo bất kỳ dấu hiệu mất nước cho bác sĩ ngay lập tức . Như: khô, dính miệng, buồn ngủ hoặc mệt mỏi, hoặc khát nước. Hay tiểu ít hoặc ít tã ướt, ít hoặc không chảy nước mắt khi khóc, yếu cơ, nhức đầu, chóng mặt hoặc chóng mặt.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay:

Khi trẻ ho có kèm các dấu hiệu:

  • Trẻ có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài
  • Ăn kém, nôn chớ nhiều
  • Ngủ ít
  • Thở nhanh/ khó thở

Phòng bệnh ho gà cho trẻ bằng cách nào?

Tiêm vacxin ho gà hiệu quả phòng bệnh lên tới 90%
Tiêm vacxin ho gà hiệu quả phòng bệnh lên tới 90%
  • Tiêm phòng: Hiệu quả phòng bệnh lên tới 90%
  • Tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh: Không để những người có dấu hiệu ho gà, nghi ngờ mắc bệnh tiếp xúc với trẻ. Nếu trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm, đeo khẩu trang khi tiếp xúc.

Theo benhviennhitrunguong