Một số điều về cần biết bệnh sốt xuất huyết khi dịch đang hoành hành

Nội dung tóm tắt

Bệnh sốt xuất huyết đang trở thành dịch, bùng phát ở nhiều nơi trên cả nước ta hiện nay. Hãy cùng suckhoedothi tìm hiểu sơ qua về dòng bệnh này để có cách đối phó kịp thời nếu chẳng may bị nhiễm nhé!

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì? 

Bệnh sốt xuất huyết là gì? 

Bệnh sốt xuất huyết là gì? 

Bệnh sốt xuất huyết là dạng bệnh truyền nhiễm, tồn tại ở dạng cấp tính, do vi rút dengue gây ra. Tại Việt Nam, bệnh thường bùng phát chủ yếu vào mùa mưa, cao điểm trong các tháng 7, 8, 9, 10

2. Sốt xuất huyết phân loại như thế nào?

Sốt xuất huyết chia thành 3 loại:

+ Sốt xuất huyết Dengue

+ Sốt xuất huyết Dengue có những biểu hiện cảnh báo

+ Sốc sốt xuất huyết Dengue (dạng nặng)

3. Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết Dengue ra sao?

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết Dengue ra sao?

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết Dengue ra sao?

Tùy theo từng giai đoạn mà dấu hiệu sốt xuất huyết sẽ rất khác nhau. Người ta thường phát hiện ra mình bị nhiễm bệnh khi nhận thấy những triệu chứng bất thường như:

  • Nếu ở giai đoạn sốt (Mới bắt đầu)

– Đây là thời gian ủ bệnh, người nhiễm sẽ thấy sốt cao đột ngột, liên tục trong khoảng từ 39 đến 40 độ C, không có hiện tượng giảm nhiệt. Tình trạng này cứ kéo dài liên tục từ 2-7 ngày.

– Bệnh nhân đau đầu ở vùng trán, thấy nhức ở hố mắt sau nhãn cầu

– Người nổi mẩn, phát ban, da xung huyết nhiều chỗ

– Cảm thấy chán ăn, buồn nôn

– Nhức mỏi cơ, khớp…

Nhức mỏi cơ cũng là triệu chứng khi nhiễm sốt xuất huyết

Nhức mỏi cơ cũng là triệu chứng khi nhiễm sốt xuất huyết

  • Nếu ở giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm diễn biến vào khoảng ngày thứ 3 hay thứ 7 của bệnh. Lúc này, bệnh nhân có thể vẫn sốt cao hoặc đã giảm sốt đi đáng kể. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bệnh nhân khỏi mà sốt xuất huyết đang mang khả năng tiến triển nặng hơn

Ở giai đoạn này, có một số triệu chứng điển hình như:

– Tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương

– Tràn dịch màng phổi, bụng, các mô

– Phù mi mắt

– Đau ở vị trí gan, gan to

– Lạnh đầu chỉ, da ẩm, mạch nhanh, tụt huyết áp hoặc không đo được

– Xuất huyết da, nốt do bệnh rải rác khắp nơi, chủ yếu ở lưng, cẳng chân, cánh tay, bụng, mạn sườn…

– Xuất huyết niêm mạc: Gây các hiện tượng như tiểu tiện ra máu, chảy máu mũi, xuất kinh sớm hoặc kinh kép dài

– Xuất huyết nội tạng ở não, phổi…

– Ở những bệnh nhân nặng, còn xuất hiện các hiện tượng như viêm cơ tim, viêm gan nặng, viêm não

– Bụng đau, chân tay nặng, người rét, bồn chồn, buồn nôn, mất máu

  • Nếu ở giai đoạn hồi phục

Khi đã thoát khỏi giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân sẽ bước vào tiến trình hồi phục với một số biểu hiện như:

+ Bệnh nhân đã hết sốt, muốn ăn, huyết áp ổn định

+ Người bệnh đi tiểu nhiều, nhịp tim chậm

4. Làm gì khi bị sốt xuất huyết? 

Khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm để tìm ra có đúng là đã nhiễm bệnh sốt xuất huyết hay không. Nếu có, bạn cần ở lại viện để bác sĩ theo dõi, đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình hình sức khỏe của bạn nhất

5. Một số biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết 

Một số biện pháp phòng chống sốt xuất huyết

Một số biện pháp phòng chống sốt xuất huyết

Nhiễm bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được chỉ bằng các biện pháp đơn giản như:

– Mắc màn khi đi ngủ

– Không ngủ, ngồi ở nơi tối, ẩm ướt, không sạch sẽ

– Thoa kem chống muỗi khi đi vào những nơi tối tăm, bụi bặm, có khả năng chứa muỗi cao

– Vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát

– Các dụng cụ chứa nước cần thường xuyên tẩy rửa để diệt khuẩn, khử loăng quăng triệt để

– Theo dõi sức khỏe bản thân thường xuyên để phát hiện ra sự bất thường của cơ thể

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh sốt xuất huyết. Mong rằng, bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này!

XEM THÊM: 

Sốt xuất huyết có gây không? Nguy hiểm thế nào?

Tìm hiểu từ A-Z về bệnh ung thư

Lây nhiễm viêm gan B bắt nguồn từ đâu?

Một số bệnh dạ dày phổ biến hiện nay