Trẻ em rất thường hay bị ho, tuy nhiên dùng thuốc kháng sinh lại chưa thực sự là cách chữa trị ho tốt nhất. Loại nước ho dạng siro lại không thích hợp cho bé dưới 3 tuổi. Dưới đây là 10 cách chữa trị ho bằng phương pháp tự nhiên chúng tôi tổng hợp, hi vọng sẽ giúp ích cho bậc làm cha làm mẹ.
#1. Quất, chanh hấp mật ong
Quất, chanh là 2 loại đứng đầu trong danh sách trị ho không dùng thuốc. Thích hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong Đông y, quất có vị ngọt, chua, tính ấm tác dụng vào các kinh phế, vị, can. Quất có công năng tiêu đờm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn.
Cách làm:
- Dùng 2,3 quả quất xanh (chanh) rửa sạch, bổ nhỏ. Chú ý để nguyên hạt và vỏ.
- Thêm 3 đến 4 muỗng đường phèn, hoặc 3 muỗng mật ong. Kết hợp cùng mật ong sẽ có công dụng tốt hơn, nhưng chỉ dùng với trên một tuổi.
- Hấp cách thủy, hoặc hấp trong nồi cơm từ khoảng 25-30 phút. Để nguội, chắt lấy nước cho bé uống luôn trong ngày.
- Uống đến khi khỏi hẳn. Thông thường từ 2-3 ngày mức độ ho đã giảm rõ rệt.
- Ngoài ra, có thể dùng quất hoặc chanh ngâm đường trong hộp kín dùng dần. Thời gian ngâm từ 2 đến 3 tháng có thể bỏ ra dùng. Vừa là nước giải khát, vừa giúp trị ho khi cần thiết.
Nội dung tóm tắt
#2. Đu đủ
Nấu đu đủ chín cùng mật ong, giúp loại bỏ ho không đờm.
#3. Lá húng chanh
Chữa ho đờm thông thường:
Dùng 15-16 lá húng chanh; 2-5 quả quất, đường hèn. Có thể xay hoặc thái nhỏ, cho nguyên liệu được trộn lẫn vào nhau. Hấp cách thủy 20 phút, cho bé uống 1-2 lần / ngày đến khi hết ho.
Chữa ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng:
Hấp cách thủy húng chanh và dường phèn. Cho bé uống 1 lần trên ngày, uống liên tục từ 3-5 ngày, ho sẽ giảm hẳn
Chữa ho cảm hàn, đau đầu, sốt không ra mồ hôi: lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Sắc uống.
#4. Nghệ tươi
Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc, 5g đường phèn chưng cách thủy 10 phút cho bé uống. Ngày uống 3 lần mỗi lần 1/2 thìa cà phê tùy vào độ tuổi. Uống cho đến khi khỏi hẳn.
#5. Gừng – trị ho có đờm
Kết hợp gừng với đường phèn hoặc mật ong hấp cách thủy. Là cách trị ho đờm, kháng khuẩn kháng viêm hiệu quả. Cho bé uống ngày từ 2-3 lần, sau 2-3 ngày cơn ho sẽ giảm, tiếp tục uống đến khi khỏi.
#6. Củ cải trắng
Củ cải trắng thái miếng, đun sôi sau đó đun lửa liu riu thêm từ 5-10 phút. Để bé uống khi ấm giúp điều trị ho khô mũi, đau họng, ho khan, có đờm.
#7. Hoa hồng bạch
Hoa hồng bạch (loại nhiều cánh mỏng nhỏ, bông khá to, không phải loại hồng trắng trong lẵng hoa). Đem trộn với đường phèn hoặc mật ong, hấp cách thủy 15-20 phút cho bé uống. Ngày từ 3-4 lần, 1 thìa cà phê trên lần. Uống đến khi khỏi hẳn.
#8. Rau diếp, nước vo gạo
Rau diếp cá rửa sạch giã nhuyễn đun với nước vo gạo, sôi để lửa nhỏ đun tiếp 20 phút. Sau đó lọc lấy nước cho bé uống.
#9. Lá hẹ đường phèn
Hấp cách thủy 5-10 lá hẹ cùng một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa
#10. Dầu tràm
Dầu tràm có thể làm trẻ bị nóng, nên khi sử dụng chỉ dùng một lượng nhỏ. Có rất nhiều cách trị ho cho bé bằng dầu tràm: bôi lên người bé để trị ho; Nhỏ lên khăn quàng cổ cho bé hít, pha vào nước tắm của bé, giữ ấm chân cho bé lúc ngủ.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho:
Bước đầu tiên cha mẹ cần giải mã tiếng ho cho trẻ
Kê cao gối khi ngủ: Cách này có thể giúp chất nhầy không làm nghẹt mũi của bé. Bạn nên kê thêm một chiếc gối khi ngủ cho bé.
Thông mũi họng cho bé:
Dùng dung dịch nước muối pha loãng (nước muối sinh lý) cho bé thúc miệng. Cách này đơn giản nhưng lại rất hiệu quả đối với trẻ trên 3 tuổi (trẻ có súc miệng)
Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc cho nước muối ngấm làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.
Xem thêm: Bé bị cảm lạnh, cha mẹ có cần đưa đi khám bác sĩ.
Các bạn có thể đón đọc những bài viết Sức khỏe các bạn có thể truy cập tại Sức khỏe đô thị.