Cảnh báo: Những điều bạn phải biết về bệnh tăng huyết áp

tang-huyet-ap

Tăng huyết áp và những biến chứng của tăng huyết áp có thể gây ra rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như: đột quỵ, tai biến, suy tim,… Tăng huyết áp rất nguy hiểm nếu không được hiểu rõ và có các biện pháp phòng tránh kịp thời. Vậy tăng huyết áo là bệnh gì? Có những nguyên nhân nào dẫn đến tăng huyết áp?

Nội dung tóm tắt

Tăng huyết áp là bệnh gì?

Để dễ hiểu nhất, đầu tiên chúng ta cần phải biết huyết áp là gì? Huyết áp là biểu hiện áp lực máu trong lòng động mạch máu khi mà tim bơm máu cung cấp cho các mô trong cơ thể.

Theo đó, tăng huyết áp hay còn được gọi là huyết áp cao là một loại bệnh mãn tính, trong đó, áp lực máu được đo ở động mạch cao hơn mức bình thường. Cụ thể, huyết áp người bình thường nằm trong khoảng 100-140mmHg hoặc 60-90mmHg, Tuy nhiên, người bệnh bị cao huyết áp khi đo huyết áp sẽ thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

Tăng huyết áp là áp lực máu cao hơn mức bình thường
Tăng huyết áp là áp lực máu cao hơn mức bình thường

Bệnh tăng huyết áp hiện nay khá phổ biến. Căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng và trẻ hoá, chúng mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Chính vì thế, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân để có thể phòng tráng căn bệnh nguy hiểm này.

Những biến chứng nguy hiểm khi huyết áp tăng

Huyết áp cao sẽ tác động trực tiếp vào thành động mạch và gây xơ vữa động mạch. Nếu bệnh tăng huyết áp diễn ra lâu dài sẽ có thể ảnh hưởng nguy hiểm tới mạch máu và nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt là những cơ quan như não, tim, mắt và thận.

Các biến chứng về tim mạch

Khi mắc tăng huyết áp, tim của người bệnh thường phải làm việc nhiều hơn và chịu áp lực. Chính vì thế người huyết áp cao dễ bị mắc các bệnh như: nhồi máu cơ tim cấp, suy tim, suy vành mạn, dày thất trái,…

Các biến chứng về mạch máu não

Khi huyết áp tăng lên cao và không kiểm soát được, mạch máu não của người bệnh do không chịu được áp lực có thể bị vỡ ra khiến xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc nặng hơn nữa là gây từ vong. Ngoài xuất huyết não, người bệnh còn có nguy cơ mắc các bệnh như: tắc mạch não, tai biến mạch máu não, nhũn não, thiếu máu não.

Nguy hiểm hơn, khi cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não thì các mạch máu não sẽ không chịu nổi áp lực dẫn đến bị vỡ. Lúc đó người bệnh bị xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong.

Ảnh hưởng đến thận

Thận là cơ quan quan trọng giúp cơ thể lọc bỏ các chất thải không cần thiết. Tuy nhiên tăng huyết áp khiến các thành mạnh chịu áp lực và khiến thành mạch dày hơn gây hẹp lòng mạch máu. Các chất thải của cơ thể không hoạt động hiệu quả sẽ khiến các chất thải ứ đọng và gây hại cho cơ thể. Các bệnh về thận mà người tăng huyết áp dễ có nguy cơ mắc phải là: suy thận, đái ra máu,..

Huyết áp tăng ảnh hưởng tới mắt

Tăng huyết áp có thể làm hỏng mạch máu võng mạc, làm thành động mạch dày và cứng hơn, đồng thời làm hẹp lòng mạch lại. Nếu có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ chèn ép tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm người bệnh.

Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp khiến các mạch máu ở trong mắt bị vỡ và xuất huyết trong mắt khiến mắt bị mờ. Hoặc nặng hơn là mù vĩnh viễn.

Người tăng huyết áp có thể mắc một số bệnh như: mạch cơ nhỏ, xuất huyết, phù,…

Là nguyên nhân gây đột quỵ

Ở người tăng huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt bất cứ lúc nào (hay gặp nhất vào buổi sáng) đều là yếu tố bất lợi vì rất dễ bị đột quỵ não.

Người bị cao huyết áp dẫn đến đột quỵ não có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời, hoặc bị hôn mê với đời sống thực vật. Nếu qua khỏi sẽ để lại di chứng nặng nề về tâm thần kinh như liệt nửa người, đi đứng, nói năng khó khăn, giảm trí nhớ, lú lẫn….

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân bị tăng huyết áp

Thường thì nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp là do :

  • Đường kính động mạch bị hẹp.
  • Thể tích máu lớn hơn bình thường.
  • Tim đập quá nhanh và quá mạnh so với bình thường.

Cụ thể, nguyên nhân của cao huyết áp như sau:

Stress

Stress có thể làm cho huyết áp của bạn tăng đột biến, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh căng thẳng chính là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp. Tuy nhiên, stress có thể tác động lên tim do đó gián tiếp gây tăng huyết áp.
Căng thẳng cũng có thể làm thay đổi thói quen, nếp sinh hoạt và dẫn đến những thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như một chế độ ăn uống không phù hợp, nghiện rượu hoặc hút thuốc lá có thể góp phần gây tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Cân nặng

Thừa cân và béo phì là hiện tượng tích tụ mỡ bất thường điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Hậu quả phổ biến và rõ rệt nhất của béo phì đến sức khỏe đó là nguy cơ bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
Đây là lý do tại sao một chế độ ăn kiểm soát Calo (giảm chất béo và chất đường, tăng trái cây, rau xanh và chất xơ) cũng thường được sử dụng để làm giảm huyết áp.

Rượu

Uống quá nhiều rượu cũng có thể làm tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của hiệp hội tim mạch Mỹ nếu bạn uống rượu thì nên giới hạn số lượng, không quá hai ly một ngày đối với nam, một ly với phụ nữ.

Thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ thường xảy ra vào nửa cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, huyết áp cao sẽ làm giảm lưu lượng máu và oxy cho em bé đổng thời ảnh hưởng đến thận và não của người mẹ. Những bệnh lý này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gọi là tiền sản giật gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé.
Đối với trường hợp này, bệnh tăng huyết áp thường sẽ trở về bình thường sau khi người mẹ sinh.

Tăng huyết áp do thuốc

Thuốc trị cảm lạnh và cúm có thể chứa các hoạt chất làm cho huyết áp của bạn tăng lên. Đồng thời những loại thuốc giảm đau, giảm cân, ngừa thai và một số thuốc chống trầm cảm cũng vậy. Do đó nếu bạn có huyết áp cao, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng.

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Làm thế nào để nhận biết bệnh tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là một căn bệnh rất khó nhận biết. Thậm chí huyết áp của bạn có thể tăng mà không đi kèm với bất kì triệu chứng nào. Mà phải cho đến lúc huyết áp của bạn đang ở mức rất nguy hiểm thì bạn mới có thể cảm nhận được những dấu hiệu của nó.

Do đó, việc thường xuyên đo huyết áp và phát hiện ra bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Những dấu hiệu sau đây là những triệu chứng thường thấy của bệnh huyết áp cao:

  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi hoặc nhầm lẫn
  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Nhịp tim bất thường, đập nhanh hơn bình thường.
  • Bị mất cân bằng, khó đứng vững
  • Đi tiểu ra máu
  • Khó ngủmất ngủ

Điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?

Điều chỉnh lối sống

Bước đầu trong điều trị tăng huyết áp phải thay đổi lối sống hợp lý bao gồm: tập thể dục, giảm cân, thay đổi chế độ và thói quen ăn uống.

  • Thể dục thể thao với một mức độ vừa phải sẽ giúp chúng ta duy trì cân nặng và giảm thiểu đáng kể các nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh tăng huyết áp nên chọn cho mình một loại hình tập luyện vừa phải. Tránh việc tập thể dục quá sức sẽ không có lợi cho huyết áp.
  • Chế độ ăn uống: Ăn mặn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp, chihs vì thế, để sức khỏe ổn định, bạn nên hạn chế ăn thức ăn nhiều muối. Đồng thời, thực hiện chế độ nhiều rau xanh và hoa quả, giảm thức ăn chứa cholesterol và các loại axit béo
  • Hạn chế tối thiểu sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến cơ thể như: rượu, bia, thuốc lá,…
Thay đổi thói quen sống có thể cải thiện bệnh lý tăng huyết áp
Thay đổi thói quen sống có thể cải thiện bệnh lý tăng huyết áp

Điều trị bằng thuốc

Để bệnh tăng huyết áp không gặp phải các biến chứng xấu, người bệnh nên tuân thủ theo các chỉ dẫn, lời khuyên từ bác sĩ. Việc dùng thuốc cần đúng, đủ và duy trì liên tục để tránh gặp phải những biến chứng không đáng có.

Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người lại chưa thực sự quan tâm đến căn bệnh này nên giữ thái độ thờ ơ với bệnh. Chính tâm lí này khiến bệnh có khả năng bị nặng hơn và người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần hiểu rõ và có các biện pháp phòng tránh kịp thời căn bệnh phổ biến này.

>> Xem thêm: