Sinh con ra, mong muốn đầu tiên là giúp con khỏe mạnh. Mong muốn thứ 2 là giúp con làm chủ cuộc đời. Để làm được điều này cha mẹ cần nuôi dạy con đúng cách. Có khá nhiều sai lầm trong cách nuôi dạy trẻ điển hình khiến các trẻ lớn lên không đủ sự tự tin và mạnh dạn đối mặt với khó khăn.
Nội dung tóm tắt
#1. Không cho trẻ làm việc nhà
Một người biết làm việc nhà có khả năng làm chủ được cảm xúc. Khả năng làm chủ cuộc sống của bản thân cũng cao hơn. Một đứa trẻ biết sắp xếp không gian sống, biết tự lo cho bản thân, đứa trẻ đó làm việc có trình tự và thành công sẽ đến cao hơn.
Việc học hành của trẻ giờ đây có vẻ khá áp lực khiến phụ huynh thương con, không để cho con làm việc nhà. Nhưng đó chính là lỗi sai trong cách nuôi dạy trẻ. Đồng ý rằng việc học hành vất vả nhưng không vì thế công việc của trẻ chỉ cần học. Cha mẹ nên dạy con cách tự chăm sóc bản thân, dọn dẹp bàn làm việc, phòng của mình. Giao việc phù hợp với lứa tuổi của trẻ: nhỏ thì vứt rác, lớn rửa bát đĩa, lau dọn nhà cửa, giặt quần áo,… Và đặc biệt với những trẻ lớn hơn, dạy trẻ nấu ăn không cần phức tạp chỉ cần đơn giản. Những việc nho nhỏ ấy, sẽ khiến trẻ rèn luyện được tính cách cẩn thận, tỉ mỉ cũng như sống có tránh nhiệm hơn.
#2. Không cho phép con phạm sai lầm
Chúng ta, đến giờ này sẽ không ai dám khẳng định mình chưa bao giờ sai. Nhưng đối diện với việc làm hỏng của con trẻ, ta lại khó kiềm được cơn giận. Khi đó, hành động mất bình tĩnh của ta khiến trẻ sợ hãi, từ đó khiến chúng sợ làm sai, mất đi sự tự tin.
Cha mẹ phải hiểu rằng, chỉ khi con sai, con mới có thể làm đúng. Cha mẹ lúc này nên chỉ ra cái sai cho trẻ. Nếu có thể phân tích sai đúng rõ ràng cho con, giúp con từ từ sửa sai. Hành động này còn giúp trẻ tự tin khám phá bản thân.
#3. Không cho phép con thể hiện cảm xúc tiêu cực
Không ai, muốn đối diện với người tiêu cực, người lạc quan luôn truyền năng lượng lạc quan cho người khác. Nhưng không vì thế mà chúng ta phớt lờ hay bỏ qua cảm giác tiêu cực. Cảm giác tiêu cực xảy ra khi ta thực sự lo lắng về một vấn đề. Biểu lộ cảm xúc là cách cơ thể giải phóng năng lượng xấu ra ngoài. Do đó, thực tế bạn nên cảm thấy vui vì con biết lo lắng, và có thể giải phóng chúng ra khỏi cơ thể.
Việc bạn cần làm, giúp con thoát khỏi cảm xúc tiêu cực. Bằng cách phân tích sự việc và cùng con tìm giải pháp. Dần dần, trẻ sẽ học dược cách tự xử lý những tình huống gây căng thẳng khi không có cha mẹ ở bên.
#4. Không lắng nghe con giải thích
Chúng ta là người lớn, chúng ta vẫn luôn khao khát được lắng nghe, được tin tưởng. Trẻ cũng vậy, sự tin tưởng và lắng nghe chính là món quà tinh thần tốt nhất giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh.
Một người bạn của tôi, đã kể về lần cô ấy bị cho là vô lễ với giáo viên cấp 2. Sau đó, bị giáo viên chủ nhiệm phản ánh lại với mẹ. Mẹ bạn tôi tin tưởng cô ấy tuyệt đối. Thay vì yêu trách mắng, bác ấy đã quay ra yêu cầu giáo viên làm rõ sự việc. Và đến cuối cùng lỗi thuộc về người giáo viên bộ môn của bạn tôi.
Ở đây thì nhiều người nói liệu bác ấy có đang thương con quá mức không? Nhưng với tôi bác ấy hoàn toàn làm đúng, sau lần đó bạn tôi thân thiết với mẹ hơn. Cô ấy cảm thấy tự tin khi làm bất cứ điều gì, có trách nhiệm với sự tin tưởng của mẹ. Chúng ta là cha mẹ, chỉ chúng ta mới có khả năng hiểu rõ con cái chúng ta nhất. Nếu chẳng may lần đó bác ấy có tin sai vào con, thì tôi tin hành động của bác ấy vẫn sẽ là lời răn con tốt nhất.
Chúng ta, những bậc làm cha làm mẹ, phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con cái của mình.
#5. Bảo vệ con quá mức
Mong muốn con được sống được làm trong môi trường an toàn là điều dễ hiểu.Nhưng thế nào là an toàn? An toàn là ở trong nhà, là hoạt động được dám sát 24h, an toàn là khi bạn loại bỏ hoàn toàn những “nguy hiểm” xung quanh con cái. Vậy kỹ năng sống của con sẽ được hình thành như thế nào?
Bạn không thể là người bảo vệ con suốt đời, thay vào bạn nên là người hướng dẫn con cách tự bảo vệ. Chỉ có khi được ở trong một môi trường thực thụ, trẻ mới có thể học cách bảo vệ bản thân tốt nhất. Cha mẹ hãy theo dõi và giúp con khi thực sự cần thiết. Hãy trang bị cho con kiến thức giải quyết tình huống thay vì loại bỏ trướng ngại vật.
#6. Mong đợi sự hoàn hảo
Chúng ta hoàn hảo? Sự thật là đến giờ chúng ta không thể hoàn hảo, chúng ta chỉ có thể cố gắng hoàn thiện bản thân hơn mà thôi. Và bạn biết rằng, trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo. Chúng ta phải chấp nhận sự không hoàn hảo, khi đó cuộc sống mới là sống. Vậy cớ sao bạn lại muốn con bạn hoàn hảo?
Tất nhiên mong muốn hoàn hảo sẽ giúp con làm tốt hơn, nhưng rất có thể khiến trẻ áp lực. Điều bạn cần, tìm ra điểm mạnh của con, giúp con phát huy. Còn điểm chưa được hãy khích lệ giúp con làm việc tốt hơn. Lắng nghe, khích lệ, nhìn nhận kết quả của con, cách khách quan nhất.
#7. Trừng phạt, thay vì kỷ luật
Trừng phạt và kỷ luật khác nhau như thế nào? Trừng phạt là hành động được quyết định sau khi đứa trẻ mắc lỗi, trừng phạt thường ở mức nặng hơn. Kỷ luật là hành động đã được đặt ra quy chuẩn, phân theo tùy mức nặng nhẹ của hành vi mà có biện pháp kỷ luật khác nhau. Trừng phạt làm trẻ có cảm giác chúng là người xấu, kỷ luật cho trẻ biết là chúng có hành vi sai. Do đó trừng phạt làm trẻ rụt rè hơn. Kỷ luật sẽ giúp chúng ý thức trong hành động và khả năng sửa sai cao hơn.
Chính vì vậy, trong cách nuôi dạy trẻ cha mẹ cần tránh các biện pháp trừng phạt con cái. Nó sẽ gây ra tình trạng bất ổn trong tâm lý của trẻ.
Nuôi dạy con là cả một quá trình gian nan vất vả, quyết định phần lớn đến cách con đối diện cuộc sống và phát triển sau này. Sức khỏe đô thị, hi vọng bài viết sẽ giúp bậc làm cha làm mẹ tránh được lỗi sai trong cách nuôi dạy trẻ.