10 nét văn hóa công sở đặc biệt của người Nhật khiến ta nên học hỏi

Cùng với việc phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, việc học hỏi những điểm tiến bộ của các nước phát triển trên thế giới đang là xu hướng của các nước đang phát triển. Và Nhật Bản là quốc gia có rất nhiều điểm hay ho để các nước trên thế giới đáng học hỏi, đặc biệt là văn hóa công sở.

Người Nhật luôn được biết đến bởi tính kỷ luật cao trong công việc, nhưng ở họ lại có những nét đặc biệt trong giao tiếp công sở. Văn hóa giao tiếp tại công sở của người Nhật rất hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống trong văn hóa giao tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản. 

Ngày nay, các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam nên việc nắm bắt được văn hóa giao tiếp của người Nhật cụ thể là giao tiếp công sở sẽ giúp chúng ta ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bài viết này sẽ chỉ ra 10 điểm đặc biệt trong văn hóa giao tiếp, ứng xử, làm việc nơi công sở của người Nhật.

Nội dung tóm tắt

Văn Hóa Công Sở 1: Lấy Động Lực Bằng Cách Hô Khẩu Hiệu

Văn hóa công sở đầu tiên mà người Nhật thường làm là lấy động lực làm việc qua các khẩu hiệu. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp Nhật có thói quen bắt đầu ngày làm việc mới bằng việc xếp thành hàng và hô to câu khẩu hiệu của công ty.

Nhiều người sẽ cho rằng hoạt động này vô thưởng, vô phạt nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn trong văn hóa công sở của người Nhật. Hô to khẩu hiệu trước giờ làm là cách để nâng cao tinh thần làm việc của các nhân viên, giúp nhân viên ghi nhớ mục tiêu cần làm, tạo động lực hoàn thành công việc trong ngày hôm đó.

Đây là nét văn hóa công sở mà người Việt Nam có thể học hỏi. Khi ngồi vào bàn làm việc, bạn hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽ phải làm. Bạn nên ghi mục tiêu của công ty vào một quyển sổ tay để theo dõi xem những gì mình làm có phù hợp với mục tiêu ấy hay không, đặt ra những mục tiêu quan trọng bạn cần phải thực hiện.

6 điều đặc biệt trong văn hóa công sở của người Nhật, nguyên tắc số 4 nhiều người không làm được! - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: Cafebiz

Văn Hóa Công Sở  2: Nghiêm Túc, Kỷ Luật Khi Làm Việc

Chúng ta đều biết rằng, người Nhật rất coi trọng công việc. Người Nhật không chỉ làm việc trong khoảng thời gian hành chính đó, hầu như họ sẽ không ra về vào lúc 5 giờ chiều mà sẽ tiếp tục làm đến 7 hay 8 giờ tối có khi muộn hơn.

Người Nhật còn nổi tiếng là những người nghiêm túc khi làm việc. Chúng ta có thể thấy họ sẽ tập trung cao độ khi bắt đầu công việc hay bắt đầu cuộc họp. Hay có một nguyên tắc trong văn hóa công sở của người Nhật đó chính là đúng giờ.

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, họ luôn đúng giờ bởi việc đúng giờ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và đặc biệt hơn trong công việc, khi đến sớm có thể giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ, từ đó tăng hiệu quả cho công việc.

Đặc biệt trong giao tiếp công sở, gần như là ít có sự va chạm cơ thể giữa các đồng nghiệp. Họ nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực và thường nhắm mắt lại khi thể hiện sự chú ý tới người nói.

Nhiều người sẽ nghĩ đó là một không khí quá nghiêm túc khiến bạn có cảm giác ngột ngạt và không nhất thiết phải quá khắt khe. Tuy nhiên, điều đó lại là một nét văn hóa công sở của người Nhật giúp họ đạt hiệu quả trong công việc.

Hãy tạo cho mình thói quen làm việc chuyên nghiệp nơi công sở, phân định rõ ràng giữa làm việc và vui chơi để nâng cao hiệu quả công việc.

Tác phong khi làm việc với người Nhật

Nguồn ảnh: Internet

Văn Hóa Công Sở 3: Văn Hóa Giao Tiếp Tôn Trọng Bề Trên

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, người Nhật thường có thói quen tôn trọng những người đi trước. Họ kính trọng những người lớn tuổi hơn mình. Trong giao tiếp công sở, các nhân viên có thể nêu ý kiến của bản thân nhưng mục đích là để giải trình, xin lời khuyên, tư vấn.

Ngay trong văn hóa giao tiếp, giao tiếp công sở, người Nhật luôn thể hiện thái độ tôn trọng người lớn tuổi, khi cúi đầu chào, với những người có thâm niên ít năm hơn thì càng phải cúi thấp hơn.

Giao tiếp công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao, từng trải, có nhiều kinh nghiệm sống và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp công sở và người đối diện mà người Nhật có 3 kiểu chào khác nhau:

– Chào nhẹ: Người hơi cúi xuống, dùng khi gặp khách hay cấp trên ở hành lang.

– Chào bình thường: Cúi người thấp hơn chút nữa, kiểu chào này tương đối trịnh trọng.

– Chào lễ phép: Cúi hẳn người xuống, đây là kiểu chào hỏi trịnh trọng nhất.

Cúi chào - nghệ thuật quan trọng bậc nhất đối với người Nhật Bản

Nguồn ảnh: Internet

Văn Hóa Công Sở 4: Đặt Tập Thể Lên Hàng Đầu

Người Nhật lại coi trọng giá trị tập thể, luôn hướng đến sự gắn kết, đồng lòng để đạt được kết quả cao nhất. Chính việc đề cao tinh thần tập thể trong giao tiếp công sở đã giúp cho các doanh nghiệp, công ty của Nhật Bản ngày càng lớn mạnh và đạt được những thành tựu trong các lĩnh vực.

Người Việt Nam cũng nên học từ người Nhật việc phát huy tinh thần đồng đội trong văn hóa giao tiếp công sở. Bởi ngày nay, team-work là yếu tố quan trọng giúp cho các công ty, doanh nghiệp phát triển.

Nếu ở trong một tập thể mà người đó chú trọng quá nhiều đến vai trò cá nhân, lợi ích của cá nhân thì một doanh nghiệp sẽ thất bại. Bởi mỗi người trong doanh nghiệp đó có một điểm mạnh nếu như không biết kết hợp lại thì sẽ không thể tạo nên sức mạnh tổng thể.

Vì vậy, trong văn hóa công sở, điều quan trọng là chúng ta biết cách cân bằng hai khái niệm “tập thể” và “cá nhân” đó.

Three Simple Words for Building Trust in a Japanese Office

Nguồn ảnh: Internet

Văn Hóa Công Sở 5: Coi Trọng Hình Thức Bên Ngoài

Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm đặc biệt trong văn hóa công sở của người Nhật Bản.

Các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản thường chú ý đến hình thức bên ngoài như trang phục phù hợp với văn hóa công sở, gọn gàng, chỉn chu. Bởi hình thức bên ngoài sẽ thể hiện uy tín của cá nhân và của công ty.

Trong việc hướng dẫn, đào tạo nhân viên, các công ty của Nhật Bản đặc biệt đến đến việc hướng dẫn các nghi thức về văn hóa giao tiếp nơi công sở. Từ các chi tiết nhỏ nhất là đầu, tóc đến cách ăn mặc và trang phục.

Nếu như bạn đang làm trong các công ty Nhật Bản, bạn sẽ thấy rõ được người Nhật họ coi trọng hình thức đến mức nào. Vì vậy, những ai đang có ý định làm việc trong các doanh nghiệp Nhật, thì hãy nắm rõ đặc điểm về văn hóa công sở nyaf nhé!

3 kỹ năng phỏng vấn visa du học Nhật Bản nhất định phải nhớ

Nguồn ảnh: Du học

Văn hóa công sở 6: Làm Việc Nhưng Không Quên Giải Trí

Sau một ngày làm việc đầy áp lực và căng thẳng, các nhân viên Nhật Bản sẽ tìm cách giải tỏa stress và nạp lại năng lượng cho bản thân. Đây là điểm khá hay ho trong văn hóa công sở của người Nhật Bản.

Cách họ thường giải stress là đến các quầy bar để trút bầu tâm sự hay đến các quán karaoke để hát hò. Việc tụ tập sau khi làm việc sẽ giúp họ lấy lại cân bằng sau những giờ làm việc đầy áp lực và cũng để thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các nhân viên trong công ty.

Như vậy, trong văn hóa công sở của người Nhật Bản, bên cạnh làm việc thì giải trí chính là một phần tất yếu. Chúng ta có thể rút ra rằng dù làm việc có vất vả, áp lực thế nào thì hãy dành thời gian để thư giãn, vui chơi bởi chính điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn, có thêm cảm hứng và năng lượng cho những ngày làm việc tiếp theo.

6 điều đặc biệt trong văn hóa công sở của người Nhật, nguyên tắc số 4 nhiều người không làm được! - Ảnh 6.
                                                                   Nguồn ảnh: Kênh 14

Văn hóa công sở 7: Tôn Trọng Danh Thiếp Của Người Khác

Đối với người Nhật, trong giao tiếp công sở, tôn trọng danh thiếp cũng chính là tôn trọng người trao danh thiếp. Danh thiếp ở Nhật Bản cũng có ý nghĩa và mục đích là giới thiệu bản thân, doanh nghiệp cho bạn bè hay đối tác. Khi nhận danh thiếp họ sẽ cúi thấp người, nhận bằng hai tay và đọc nó một cách cẩn thận sau đó bỏ nó vào một cái hộp.

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, họ thường rất ít khi tùy tiện trao đổi danh thiếp trừ khi họ đã được biết trước hoặc giới thiệu trước về đối tác giao dịch của mình. Và trong giao tiếp công sở ở Nhật Bản, vấn đề cấp bậc là vấn đề luôn được coi trọng. Những người cấp dưới thường sẽ rất khó để yêu cầu lấy danh thiếp của cấp trên. Đây là một điểm đáng lưu ý trong giao tiếp công sở của người Nhật Bản.

Tìm hiểu cách trao đổi danh thiếp của người Nhật

Nguồn ảnh: Internet

Văn Hóa Công Sở 8: Truyền Thống Tặng Quà

Theo truyền thống văn hóa giao tiếp của người Nhật, tặng quà là một nét văn hóa công sở đặc trưng của các công ty Nhật Bản.

Người Việt Nam có câu: “Của cho không bằng cách cho” thì với người Nhật cũng như vậy. Họ không quan trọng giá trị của món quà là đắt tiền hay sang trọng mà ở họ đặc biệt quan tâm đến sự chu đáo, tình cảm của bạn khi chuẩn bị món quà đó.

Điểm đặc biệt trong văn hóa giao tiếp tặng quà của người Nhật là có đi có lại. Khi ai đó tặng bạn một món quà thì bạn cũng nên chuẩn bị một món quà nhỏ để tặng lại.

Một điểm bạn cần lưu ý trong văn hóa giao tiếp tặng quà đó là những điều cấm kỵ về món quà. Cụ thể trong văn hóa văn hóa giao tiếp của người Nhật:

– Hãy tránh xa những quà tặng có bộ 4 hay 9. Theo quan niệm giao tiếp công sở của người Nhật, số 4 tượng trưng cho chết chóc, còn số 9 có nghĩa là chịu đựng và đau khổ.

– Tương tự như quà tặng có bộ 9, bạn không nên tặng lược cho người Nhật. Chiếc lược trong tiếng Nhật có ý nghĩa là đau khổ, chết chóc. Nếu đem tặng vật này, người Nhật sẽ nghĩ bạn đang mong cho họ gặp phải bất hạnh.

– Bạn nên tránh chọn những món quà có in hình con cáo. Trong văn hóa công sở của người Nhật cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham lam, giảo hoạt.

– Khác với nhiều nước ở phương Đông, người Nhật kiêng kị tặng trà. Họ quan niệm, tặng trà có nghĩa cho rằng người nhận không trong sạch.

– Trong tặng quà giao tiếp công sở, không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền.

– Không nên tặng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác vì điều đó thể hiện sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc

– Nếu người nhận quà không phải là người thân hay người yêu của mình thì không nên tặng cà vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình muốn trói buộc họ.

Tập quán tặng quà của người Nhật P2

Nguồn ảnh: Internet

Văn hóa công sở 9: Giao Tiếp Công Sở Qua Điện Thoại

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, việc nghe điện thoại sao cho lịch sự, chuyên nghiệp cũng là điều các công ty Nhật đặc biệt chú trọng.

Khi có cuộc gọi đến, bạn không được để điện thoại kêu chuông lâu mà phải cầm máy trong vòng một đến hai hồi chuông và xưng tên công ty. Bởi vì nguyên tắc trong giao tiếp công sở của các công ty Nhật là không được để khách chờ và khách hàng luôn ưu tiên hàng đầu. Trong trường hợp bạn quá bận và nhấc máy muộn thì điều đầu tiên bạn nói với khách hàng chính là lời xin lỗi. Văn hóa xin lỗi của người Nhật cũng đáng được học hỏi.

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, khi bạn gọi điện cho ai đó, thì bạn không nên nói dài dòng, vòng vo mà nên đi đúng trọng tâm, ngắn gọn, súc tích, đúng mục đích để tránh lấy đi mất nhiều thời gian của người khác.

聞き違いだけではない! 電話応対の失敗談「どっかの田中さんから!」「前の会社名を名乗る」 | ビジネスマナー | 電話・メール | フレッシャーズ マイナビ 学生の窓口

Nguồn ảnh: Internet

Văn Hóa Công Sở 10: Nói Lời “Cảm Ơn” – Nét Đẹp Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Nhật 

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, đặc biệt là giao tiếp công sở đó là nói lời cảm ơn. Có thể nói rằng, người Nhật luôn thường trực câu “Cám ơn” trên môi của mình.

Nếu như các bạn đã từng đến Nhật hay làm việc trong môi trường doanh nghiệp của Nhật Bản, khi chúng ta giúp đỡ họ bất kể việc nhỏ hay việc lớn thì họ đều gửi cho chúng ta lời cảm ơn. Đây là một điều vô cùng đặc biệt trong văn hóa giao tiếp của người Nhật và được coi là một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp thường ngày của người Nhật nói chung và trong văn hóa giao tiếp công sở nói riêng.

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản có tới 14 cách gửi lời chào cảm ơn khác nhau nên trong giao tiếp công sở bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng hoàn cảnh giao tiếp để đưa ra lời cảm ơn cho phù hợp.

Kết Luận

Như vậy, qua bài viết này các bạn đã thấy được những điểm đặc biệt trong văn hóa công sở của người Nhật Bản đặc biệt là giao tiếp công sở. Nếu như các bạn có dự định xin việc vào một công ty hay một doanh nghiệp Nhật Bản thì chắc chắn không thể bỏ qua văn hóa giao tiếp này của người Nhật. Khi các bạn đã nắm bắt được văn hóa giao tiếp nơi công sở của họ thì các bạn sẽ ghi điểm cao trong mắt những nhà tuyển dụng Nhật Bản.

Hơn nữa, văn hóa công sở của người Nhật có rất nhiều điều để cho ta học hỏi. Dù bạn có làm việc ở môi trường nào, nếu như các bạn áp dụng được các điểm tốt của văn hóa công sở Nhật Bản thì chắc chắn con người của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn và lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển dụng. Hy vọng các bạn đã có thêm những hiểu biết và kiến thức về văn hóa giao tiếp của người Nhật nơi công sở qua bài viết này.  

—————

Đọc thêm bài viết để hiểu về:

9 nét văn hóa công sở của dân văn phòng Mỹ

9 nét nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp kiểu Hàn Quốc

Sinh viên thực hiện: Lê Huy Dũng – 18050430