Cà phê không chỉ là một đồ uống, mà còn là một trải nghiệm tinh tế, nơi hương vị đặc biệt được tạo nên từ sự kết hợp tinh tế của các thành phần. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các cách làm cà phê tại nhà, từ những phương pháp truyền thống đến những cách sáng tạo mới, để bạn và các tín đồ mê cà phê có thể tận hưởng hương vị độc đáo mỗi ngày.
NGUỒN GỐC CỦA CÀ PHÊ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHA CHẾ
Ethiopia được cho là cái nôi của cà phê,tuy nhiên sau quá trình trao đổi buôn bán diễn ra trong hàng ngàn năm, cà phê đã có mặt hầu hết ở các quốc gia trên thế giới, và ở trên thế giới có 3 vùng trồng chính là châu phi,châu mỹ latin, châu á thái bình dương
Châu phi chính là nơi sinh ra 2 loại phê Arabica và Robusta và những cà phê thuần chủng khác mang hương vị độc đáo, đặc trưng với truyền thống canh tác lâu đời và địa lí, hợp lý với các loại cà phê single origin.
Châu Mỹ Latinh có những quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới như Guatemala, colombia, costa rica sử dụng các phương pháp như rửa ướt và honey perceive đóng vai trò cốt lõi trong các dòng cà phê trộn,single origin, LTO và Reserve.
Châu á thái bình dương là vùng đất của các quốc gia nhiệt đới mang hương vị đậm đà, mạnh mẽ, đặc trưng của hương vị đất,thảo mộc mà các châu lục khác không thể có.
Cà phê Arabica được tìm thấy trước Robusta mang hương vị phong phú, phức hợp do được trồng ở độ cao cao, robusta thiên về vị đậm đà,có nồng độ cafein cao nên được trồng ở các nước Châu Á nơi có khí hậu khắc nghiệt nơi bệnh gỉ sắt lá hoành hành.
Thường được trồng ở độ cao từ 800m trở lên (so với mực nước biển). Những nơi có khí hậu mát mẻ từ 15 – 24 độ C, lượng mưa trung bình khoảng 1200 – 2200mm/năm là điều kiện thích hợp để trồng cà phê Arabica.
Những nơi có nhiệt độ từ 18 – 36 độ C, có độ cao từ 900m, lượng mưa trung bình khoảng 2200 – 3000 mm/năm sẽ phù hợp để trồng Robusta.
Khi khoa học kỹ thuật chưa được phát triển, người ta rang cà phê bằng chảo trực tiếp trên lửa, nên các hạt cà phê có màu sẫm, mang hương vị ổn định,phức hợp.Sau này,khi khkt phát triển, các hạt cà phê rang nhẹ và vừa được tạo ra mang hương đặc trưng của vùng trồng.
Có hai loài cà phê chính là cà phê Arabica và cà phê Robusta. Cà phê Arabica có hương vị thơm ngon, dịu nhẹ hơn cà phê Robusta. Cà phê Robusta có hàm lượng caffeine cao hơn cà phê Arabica, thường được sử dụng để làm cà phê hòa tan.
Có rất nhiều cách làm cà phê trên thế giới như: Pha Cà Phê Phin, máy espresso, pour over, Siphon, cold brew, bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc cũng như các tín đồ mê cà phê kiến thức về các phương pháp làm cà phê mới và độc đáo để thuỏng thức ngay tại nhà.
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHA VÀ LÀM CÀ PHÊ
Cách làm Cà Phê Phin Việt Nam
Từ thế kỉ XIX, cây cà phê cũng đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam thời thuộc địa, và có lẽ, chiếc phin cà phê cũng theo đó vào Việt Nam, để rồi dần dà nó không chỉ là một dụng cụ chiết suất cafe đơn thuần mà trở thành một điều đặc biệt trong văn hóa cà phê ở Việt Nam.
Hình ảnh ly cà phê phin gắn liền xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hóa cà phê của người Việt. Và hơn thế, cà phê phin đã mang tầm thương hiệu, một nét đặc trưng riêng, bản sắc riêng của người Việt Nam.
- Đối với chiếc Phin Việt một bộ lọc cà phê bao gồm nhiều bộ phận: cốc, máy ép, bộ lọc đáy và nắp.
- Chất liệu phin tùy thuộc vào chất liệu như nhôm, inox.
- Mỗi vật liệu có ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng nhôm và inox là vật liệu phổ biến nhất.
Có giả thuyết cho rằng, Madras Coffee Filter – Phin cafe nguyên bản từ vùng Nam Ấn có lịch sử từ những năm 70 của thế kỉ 17 có thể chính là tiền thân của chiếc phin cà phê Việt nhờ những điểm tương đồng về cấu trúc.
Xuất phát từ những năm 1670 tại vùng Nam Ấn, chiếc phin Cafe được biết đến với cái tên “Madras Coffee Filter”. Cũng trong thời kỳ này, Pháp chiếm một phần Nam Ấn và Đông Ấn và phát triển các hoạt động giao thương kinh tế tại đây.
Khám phá hương vị đậm đà và truyền thống của cà phê Việt Nam thông qua phương pháp pha cà phê phin. Bạn chỉ cần một ấm phin, cà phê chất lượng và thời gianlà đã có thể làm cà phê với sự ngon miệng và đậm chất của cà phê Việt.
Cách làm cà phê phin như sau:
- Tráng qua phin bằng nước sôi để khử mùi giấy lọc và làm nóng phin.
- Cho cà phê xay vào phin, lắc đều và ấn nhẹ nắp gài.
- Châm 100ml nước sôi vào phin để cà phê nở đều.
- Khoảng 7-10 phút sau, châm tiếp 250ml nước rồi đậy nắp và chờ cà phê nhỏ giọt.
- Khi cà phê chảy gần hết, ấn chặt nắp gài để ép hết lượng cà phê còn sót lại trong phin
Người đọc có thể tham khảo cách làm cà phê phin ở đường link: Cà phê phin
Cách làm Espresso: Hương Vị Đậm Đà Trong Một Chén
Vào khoảng năm 1901, nhờ những đổi mới của cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Châu Âu, phiên bản espresso đầu tiên đã ra đời – mặc dù chiếc máy tạo ra nó chắc chắn không giống chiếc La Marzocco hiện đại ngày nay.
Khái niệm ban đầu về cà phê espresso là thứ có thể được pha chế nhanh chóng; được dịch theo nghĩa đen, “espresso” có nghĩa là nhanh chóng. Luigi Bezzara, một nhà phát minh người Milan, đã đăng ký bằng sáng chế cho một chiếc máy có các đầu group dễ nhận biết mà trên đó có thể kẹp các bộ lọc với cà phê bột được nén. Đây là cà phê lần đầu tiên đã được chuẩn bị rõ ràng cho khách hàng.
Đối với những người yêu thích hương vị mạnh mẽ, Espresso là lựa chọn hoàn hảo. Học cách sử dụng máy pha Espresso để tạo ra những chén cà phê đậm đà, với lớp bọt và hương thơm đặc trưng. Cà phê Espresso là cách pha cà phê đặc trưng của Ý, được tạo ra từ máy pha Espresso chuyên dụng. Espresso có hương vị đậm đà, sánh đặc, thường được dùng để làm các loại đồ uống cà phê Latte, cà phê Cappuccino,…
Cách pha cà phê Espresso như sau:
- Cho cà phê xay vào phễu của máy pha Espresso.
- Xoay nhẹ phễu để cà phê dàn đều.
- Nhấn nút khởi động máy pha Espresso.
- Chờ cà phê chảy ra từ vòi của máy, lượng cà phê Espresso thông thường là 30ml.
Cách làm Cold Brew: Hương Vị Mát Lạnh Trong Mỗi Giọt
Cà phê lạnh trong lịch sử được ghi chép lại. Từ năm 1600 khi mà những thương nhân Hà Lan lênh đênh trên biển để vận chuyển buôn bán hàng hóa. Và tất nhiên rồi, bấy giờ thuyền đều được làm bằng gỗ việc nghiêm cấm việc sử dụng lửa để đun nước rất quan trọng. Nhưng một phát minh tuyệt vời của nhưng thủy thủ Hà Lan đã tạo ra một loại đồ uống “Cà phê lạnh” bằng cách cho cà phê vào túi vải rồi treo lơ lửng trong thùng gỗ đựng nước. Sau khi đến Nhật Bản đã truyền bá lại phương pháp pha cà phê lạnh.
Cách pha cà phê Cold Brew như sau:
- Cho cà phê xay vào bình thủy tinh, đổ nước lạnh vào ngập cà phê.
- Đậy nắp bình và bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 12-24 giờ.
- Sau thời gian ủ, lọc cà phê qua rây để loại bỏ bã cà phê.
Cách làm cà phê pour over
Nguồn gốc của pour over ghi nhận lần đầu vào năm 1908 tại Đức do người phụ nữ tên Melitta nghĩ ra. Người phụ nữ này sau khi thưởng thức cà phê, bà đã rất khó chịu bởi vị của thức uống và bột cà phê đọng lại trong cốc của mình. Vậy nên bà đã quyết tâm tìm ra cách khắc phục bằng việc sử dụng 1 tờ giấy đặt ở dưới 1 chiếc nồi đục lỗ, sau đó cho cà phê vào giấy và rót nước. Những hạt cà phê sau khi rót nước đã không còn chảy xuống dưới mà đọng lại trên tờ giấy.
Phương pháp pour over nhanh chóng trở nên phổ biến ở Đức và các nước châu Âu khác. Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự được biết đến ở Hoa Kỳ cho đến những năm 1990.
Vào những năm 1990, phương pháp pour over bắt đầu được phổ biến ở Hoa Kỳ bởi các nhà rang cà phê specialty. Các nhà rang cà phê specialty tin rằng phương pháp pour over là cách tốt nhất để làm cà phê specialty, vì phương pháp này giúp chiết xuất được hương vị tinh tế của cà phê.
Kể từ đó, phương pháp pour over đã trở thành một trong những phương pháp làm cà phê phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Phương pháp này được yêu thích bởi hương vị cân bằng, tinh tế và khả năng điều chỉnh hương vị theo ý thích.
Các kỹ thuật làm cà phê pour over
Có nhiều kỹ thuật làm cà phê pour over khác nhau. Một số kỹ thuật phổ biến bao gồm:
- Kỹ thuật rót thẳng: Kỹ thuật rót thẳng là kỹ thuật rót nước sôi từ từ, đều tay lên cà phê, bắt đầu từ trung tâm và di chuyển ra ngoài theo vòng tròn.
- Kỹ thuật rót xoáy: Kỹ thuật rót xoáy là kỹ thuật rót nước sôi theo vòng tròn, bắt đầu từ trung tâm và di chuyển ra ngoài.
- Kỹ thuật rót nhiều lần: Kỹ thuật rót nhiều lần là kỹ thuật rót nước sôi thành nhiều lần nhỏ, giúp cà phê được chiết xuất đều.
Cách làm cà phê French Press
Làm cà phê French Press có lẽ là một trong những dụng cụ pha cà phê có bộ lọc (filter) rất lâu đời từng được sử dụng. Tuy vậy, dường như không ai có thể khẳng định French Press đầu tiên ra đời vào thời gian nào, với phương thức ra sao.
Năm 1850, khi một người Pháp nhận ra rằng anh ta đun nước sôi mà quên cho cà phê vào bình từ trước. Thế là khi thêm cà phê vào sau đó, chúng đã nổi lên trên mặt nước nên không thể hòa tan được. Anh chàng này đã dùng một tấm kim loại, đặt nó lên trên bình và đẩy lớp bột cà phê đang nổi xuống bằng một chiếc que. Hương vị cà phê sau đó tuy rất ngon nhưng về sau phương pháp này vẫn không có gì tiến triển.
Mãi cho đến năm 2014, một bài báo của New York Times đã đăng tải một câu chuyện có nội dung trùng khớp tương đối với câu chuyện trên về khoảng thời gian. Theo đó, hai người Paris, Frenchmen Mayer và Delforge đã đăng ký bằng sáng chế chung vào tháng 3 năm 1852 cho một thiết bị sử dụng các nguyên tắc cơ bản của French Press.
Cách làm cà phê French Press:
- Cho cà phê xay vào French Press, lắc đều.
- Đổ nước sôi vào French Press, ngập cà phê khoảng 1cm.
- Đậy nắp French Press và chờ khoảng 3-4 phút.
- Dùng tay nhấn cần gạt để ép bã cà phê xuống đáy French Press.
- Rót cà phê ra cốc và thưởng thức.
Xem thêm về cà phê tại các trang:
Top 5 máy pha cà phê gia đình – Cà phê tại gia, tội gì ra quán!
Check in ngay 6 quán cà phê rang xay thủ công Sài Gòn
Sinh viên thực hiện: Bạch Huy Tiến
Mã sinh viên: 21051032
Lớp học phần: INE3104 8