Ngành F&B là gì? Cần những gì để khởi nghiệp 1 dự án trong ngành F&B?

KHÁI NIỆM VỀ NGÀNH F&B VÀ NHỮNG KIẾN THỨC CHO NGƯỜI MUỐN KHỞI NGHIỆP

Ngành F&B là gì?

F&B

F&B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Food and Beverage Service”, có nghĩa là dịch vụ nhà hàng và quầy uống.

Ngành F&B hay ngành dịch vụ F&B cũng xuất phát từ khái niệm F&B ở trên, nó có nghĩa là ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống.

Doanh nghiệp F&B chính là các doanh nghiệp hoạt động tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống.

Trên thực tế, chúng ta thường bắt gặp bộ phận F&B trong các khách sạn và các đơn vị F&B kinh doanh độc lập bên ngoài (chính là các nhà hàng, bar, café, lounge, pub,…). Tuy vậy, với tính chất song hành F&B là food (đồ ăn) và beverage (đồ uống), thì trên thực tế thuật ngữ F&B thường được dùng trong các khách sạn nhiều hơn.

Trong khách sạn, F&B Service là bộ phận chịu trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu về ăn uống cho du khách khi họ lưu trú tại khách sạn. Bên cạnh đó, bộ phận F&B cũng cung cấp các dịch vụ kèm theo như: tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách,… Ở các khách sạn quy mô lớn (thường từ 3-4 sao trở lên), bộ phận F&B còn có nhiệm vụ đảm nhiệm về vấn đề ăn uống cho nhân viên tại khách sạn của mình.

Tuy nhiên, F&B Service trong các khách sạn không giống như dịch vụ F&B tại các đơn vị kinh doanh độc lập bên ngoài. Trong khách sạn, F&B có thể là nhà hàng sang trọng trong khuôn viên khách sạn, một quán café mở xuyên đêm, hoặc cũng có thể chỉ là một quán bar nhỏ xinh xắn cạnh hồ bơi với những ly cocktail tuyệt vời,…

Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến dịch vụ F&B nói chung (bao gồm cả dịch vụ F&B trong khách sạn và F&B tại các đơn vị kinh doanh độc lập bên ngoài). Mời các bạn theo dõi tiếp và tham khảo, chọn lọc các thông tin hữu ích đối với đặc thù kinh doanh riêng của đơn vị mình nhé!

Hiện nay, dịch vụ F&B được chia thành 3 nhóm chính sau:

Phục vụ tại bàn (Waiter service): thực khách được nhân viên phục vụ ngay tại bàn ăn.

Tự phục vụ (Self service): khách hàng tự lấy khay và chọn phần ăn của mình cùng dụng cụ dao dĩa.

Phục vụ hỗ trợ (Assisted service): khách hàng được phụ vụ một phần bữa ăn tại bàn và tự phục vụ đối với một số món ăn, thức uống tự chọn.

Vai trò của ngành F&B là gì?

Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu ăn uống của khách hàng

Vai trò đầu tiên của Food and Beverage Service chính là cung cấp thức ăn, đồ uống theo đúng yêu cầu của khách hàng. Ngành F&B tạo ra các trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho khách hàng, từ những món ăn truyền thống đến các món ăn sáng tạo.Trong tháp nhu cầu của Maslow, cấp bậc đầu tiên là các nhu cầu cơ bản (ăn uống, ngủ nghỉ,…). Do đó, bất kể người già hay trẻ, nam hay nữ, giàu hay nghèo,… đều cần được ăn uống đầy đủ.

khởi nghiệp

 

Nếu đi tiếp các cấp bậc cao hơn trong tháp nhu cầu của Maslow, bạn sẽ thấy con người có các nhu cầu như: đảm bảo an toàn, nhu cầu thể hiện tình cảm, nhu cầu được kính trọng và cuối cùng là thể hiện bản thân.

Theo sát từng mức nhu cầu của khách hàng, qua thời gian, ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống ngày càng phát triển. Không chỉ cung cấp thức ăn ở mức cơ bản, giờ đây, Food and Beverage Service có thể đáp ứng mọi nhu cầu của thực khách. Đó có thể là nguyên liệu sạch để đảm bảo an toàn, là dịch vụ tổ chức sự kiện đi kèm, hay phong cách phục vụ giúp khách hàng thoải mái nhất,…

Tăng trưởng doanh thu

Một điều không thể phủ nhận đó là F&B service mang lại một lại khoản doanh thu khá lớn. Theo nghiên cứu thị trường ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống Việt Nam năm 2021, trung bình mỗi hộ gia đình Việt Nam sẽ dành 20% ngân sách hàng tháng để chi tiêu cho việc ăn uống. Bên cạnh đó, các nhu cầu khác như: tổ chức tiệc cưới, sinh nhật, hội thảo, du lịch,… cũng góp phần gia tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh.

Công cụ Marketing hiệu quả

Đặc biệt, Food and Beverage Service cũng tự mình trở thành một công cụ Marketing 0 đồng tuyệt vời. Nếu đồ ăn, đồ uống của bạn ngon, độc đáo đi cùng với các dịch vụ đi kèm chất lượng thì tự khắc khách hàng sẽ truyền tai nhau. Như vậy bạn không hề mất chi phí quảng cáo mà còn nhận lại hiệu quả rất tốt.

Bên cạnh đó, với xu hướng sử dụng mạng xã hội như hiện nay, F&B marketing 0 đồng còn có thể phát huy mạnh mẽ hơn. Việc khách hàng quay video, chụp ảnh/ viết review tốt về đồ ăn của bạn và chia sẻ lên mạng xã hội cũng giúp tăng thêm khách hàng.

 

Tăng nhận diện thương hiệu

 Đặc biệt, trong các khách sạn, bộ phận F&B đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Chỉ với những tiêu chí như: đồ ăn ngon, giá cả hợp lý, không gian đẹp, phục vụ chuyên nghiệp,… chắc chắn bạn đã ghi điểm với khách hàng rồi! Và việc không ngừng duy trì, phát triển dịch vụ, sản phẩm của mình sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng.

 

Tăng trải nghiệm chăm sóc khách hàng

Ngành F&B giúp tăng trải nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và đa dạng, đồng thời cải thiện những dịch vụ liên quan đến F&B như không gian, dịch vụ khách hàng, tăng sự tương tác giữa nhà hàng, quán ăn với khách hàng, luôn hỗ trợ khách hàng khi cần thiết, tạo ra những dịch vụ, trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

Tạo ra việc làm

 Ngành F&B cung cấp công việc cho một số lượng lớn người lao động, bao gồm cả những người làm việc trong các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, quán cafe,… Ngành F&B còn tạo ra giá trị thương mại lớn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, đồng thời cũng đóng góp vào thu ngân sách của mỗi quốc gia. Từ đó, F&B là một phần quan trọng của nền kinh tế, đóng góp vào phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

 Bài học quan trọng để khởi nghiệp F&B

  1. Xác lập được mục tiêu cụ thể và vạch ra kế hoạch hành động

Khởi nghiệp F&B là một hành trình dài và nó cần sự tích lũy cũng như những kinh nghiệm qua từng năm. Vì thế để bạn có thể vững tin trên con đường này buộc bạn phải có lộ trình phát triển cũng như những kế hoạch vừa chi tiết, vừa cụ thể cho mỗi giai đoạn nhất định. Bạn phải biết được mình muốn làm gì, xây dựng thương hiệu này cho ai và mục tiêu hướng đến chủ yếu là gì. Chỉ có như thế thì bạn mới có thể gắn bó lâu dài và gây dựng được tên tuổi cho chính mình.

  1. Chuẩn bị vốn và kêu gọi đầu tư khôn ngoan

Cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng, quán ăn, quán cafe… là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Số vốn đầu tự phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm những chi phí cố định (tiền thuê mặt bằng, sửa và trang trí quán, mua thiết bị vật dụng nhà hàng, mua nguyên vật liệu, tiền lương nhân viên…) và những chi phí không cố định (tiền dịch vụ điện nước, các chi phí phát sinh khác).

Khi liệt kê chi tiết từng khoản cần đầu tư, bạn nên chuẩn bị tiền vốn để thiết kế thi công trong thời gian đầu và số tiền đảm bảo vận hành bán hàng, xử lý những sự cố xảy ra (nếu có). Nhiều nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa sau 3-6 tháng vì không đủ vốn, không có dòng tiền xoay vòng đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường.

Khởi nghiệp F&B cần có kế hoạch cụ thể. Chính nhờ quá trình chuẩn bị lâu dài đó, bạn vừa có thể tích lũy được tiền và cả những kinh nghiệm quý báu.

Ngoài việc tự chủ động vốn, bạn có thể kêu gọi đầu tư. Nhưng làm thế nào để được đầu tư? Trước hết bạn cần thể hiện cho nhà đầu tư thấy được năng lực cũng như tiềm năng phát triển của nhà hàng trong thị trường F&B cạnh tranh đầy khốc liệt.

Khi nhận được vốn đầu tư là bước đầu thành công, là cơ hôi để thể hiện sức mạnh kinh doanh của bạn. Trong chương trình Shark Tank, CEO Anh Tuấn đã từng nói: “Việc nhà đầu tư chấp nhận bỏ tiền để phát triển mô hình của mình thì đội ngũ cũng phải không ngừng nỗ lực để cải tiến và đạt được KPI, thậm chí là phải chiến đấu tới cùng”.

Đối với nhà đầu tư, tiền tiêu cho ai, tiêu như thế nào và tiêu để làm gì là những điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Do đó hãy kêu gọi đầu tư thật khôn ngoan và có hướng đi hợp lý.

  1. Tìm hiểu thị trường và xác định đúng thị trường mục tiêu

Thị trường F&B vô cùng rộng lớn, nhiều nhóm khách hàng với những nhu cầu ăn uống, sở thích khác nhau. Khi xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có kế hoạch marketing chăm sóc phù hợp.

Ví dụ với nhóm khách hàng nghiền cafe, đi cafe là thưởng thức đồ uống thì nên chú trọng nhiều hơn vào chất lượng đồ uống, có thể để khách hàng nhìn thấy những công đoạn pha chế để tăng sự tin tưởng và yêu thích quán.

Đối với nhóm khách hàng ra quán cafe để làm việc, trao đổi công việc với bạn bè thì nên chú trọng nhiều vào không gian yên tĩnh, thoáng đãng. Thiết kế những không gian ngồi với ánh sáng tự nhiên là điều tuyệt vời nhất.

Đối với nhóm khách hàng ra quán cafe để sử dụng wifi, bạn có thể sử dụng wifi marketing để thu thập thông tin và có những kế hoạch chăm sóc về sau. Cần đảm bảo mạng khỏe và ổn định.

Bên cạnh đó, nên nghiên cứu đối thủ xem điều gì thu hút khách đến với quán của họ mà không phải là quán của bạn.

  1. Kế hoạch để đối phó với những rủi ro

Trong kinh doanh F&B thì rủi ro thực sự là một điều vô cùng bình thường. Nhiều người khởi nghiệp kinh doanh F&B đến lần thứ 6 thứ 7 họ mới thành công và quả thực qua những lần thất bại bạn sẽ có được những bài học cho riêng mình.

Tuy nhiên rủi ro là điều không hề dễ chịu một chút nào, vì thế để đối phó với những điều này buộc bạn phải có kế hoạch cụ thể. Kế hoạch đến từ những phương án đề phòng rủi ro trong quá trình vận hành. Số tiền vốn phòng ngừa rủi ro là như thế nào, hỗ trợ từ bên thứ 3 khi nhà hàng gặp vấn đề,… tất cả đều phải có sự tính toán cẩn thận và chỉn chu ngay từ đầu để tránh những tình huống không như ý xảy đến

  1. Quản lý doanh thu, vận hành bài bản

Doanh thu, lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của quán. Về cơ bản, một nhà hàng sẽ phát triển tốt nếu quản lý khoa học, thống kê chi tiết được các nguồn thu – nguồn chi, báo cáo doanh thu và lợi nhuận rõ ràng, lãi thật.

Do đó, bạn cần tính toán chi ly, theo dõi và kiểm kê tình hình bán hàng theo ngày. Hạn chế thấp nhất tình trạng gian lận, thất thoát từ nhân viên hoặc từ khách hàng. Thay vì quản lý thủ công bằng sổ sách, excel thì sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng tự động báo cáo doanh thu sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý. Đồng thời cải thiện doanh số bán hàng và làm phong phú trải nghiệm của khách hàng.

Kết luận

Khởi nghiệp F&B chưa bao giờ là con đường dễ dàng, ngoài kinh nghiệm vốn có bạn cần sử dụng các ứng dụng công nghệ, thiết bị tính tiền hiện đại để bán hàng chuyên nghiệp, nhanh chóng hơn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cho mình những kiến thức về khởi nghiệp F&B thành công, phát triển thương hiệu của riêng mình.

Những bài viết liên quan:

5 bài học nằm lòng nếu muốn khởi nghiệp F&B thành công.

Lưu lại ngay 5 địa chỉ bán bánh macaron ngon nhất Hà Nội