KINH NGẠC 10 NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

Ngày nay, hiện trạng sốc văn hóa doanh nghiệp rất phổ biến, đặc biệt là giới trẻ, đây là một hòn đá ngáng chân trong hành trình theo đuổi sự nghiệp thành công. Hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa vàng để tồn tại lâu dài và có chỗ đứng vững chắc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc. Dưới đây là những nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp “xứ kim chi” giúp bạn nằm lòng doanh nghiệp và tự tin thăng tiến.

Nội dung tóm tắt

Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp

“Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20-30% về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp” – Theo Giáo sư James L. Heskett (giáo sư về Kinh doanh Logistics).

Một trong những yếu tố cốt lõi làm nên thành công của một công ty chính là văn hoá doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong tổ chức; tạo nên sự khác biệt và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.

Có thể hiểu đơn giản, đây là nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, và các phẩm chất chỉ có ở trong một công ty. Nó giống như tấm áo nhận diện của một công ty đối với bên ngoài, cũng là trụ cột vững chắc cho mỗi nhân viên.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ.

Những nét độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp “xứ kim chi”

1. Văn hóa CHAE BOL 

Còn được gọi là văn hóa “tài phiệt”. Tại các tập đoàn của Hàn quốc được chính phủ nuôi dưỡng trở thành đầu tàu của nền kinh tế. Vì vậy họ được ưu đãi đặc biệt và sự gắn kết giữa các chính khách và doanh nghiệp cũng rất mật thiết. Chủ tịch một tập đoàn có uy lực, quyền lực còn hơn cả các chính khách, nguyên thủ quốc gia. Không dễ dàng can thiệp vào nội bộ của một doanh nghiệp Hàn Quốc.

Văn hóa ChaeBol
Văn hóa ChaeBol

Không phải vô cớ mà người dân Hàn Quốc vẫn gọi tập đoàn này là “Cộng hòa Samsung” hay “Đế chế Samsung”. Một ví dụ: thống kê của tờ New York Times cho thấy riêng doanh thu từ xuất khẩu của Samsung Electronic chiếm 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.

Trong văn hóa Hàn Quốc, Chaebol là cả một triều đại. Các Chaebol đóng vai trò nền tảng trong nền kinh tế, quan trọng tới mức người đứng đầu các Chaebol là những yếu nhân trong mắt công chúng. “Bạn có thể nói chủ tịch Samsung còn quyền lực hơn cả tổng thống Hàn Quốc” – Woo Suk Hoon, chủ một trang web chuyên về kinh tế, bình luận với tờ Washington Post.

Cùng xem thêm: Top 5 ChaeBol Hàn Quốc có sức ảnh hưởng nhất hiện nay

Văn hóa bầy đàn

Các doanh nghiệp Hàn Quốc thường tập trung và liên kết đầu tư kinh doanh thành nhóm với nhau, sử dụng dịch vụ và hưởng lợi ích cùng nhau. Bằng nhiều hình thức họ có thể cùng đầu tư vào 1 thương hiệu, một vài sản phẩm hay cùng hoạt động và xây dựng cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp được cho là đẹp và hung thịnh.

Tính chất Lợi ích chung luôn được đề cao, cá nhân dù không muốn nhưng khi đã hoạt động và ở trong nền văn hóa doanh nghiệp tại đây đều phải hi sinh cái tôi để hòa mình vào tập thể.

Một điều đặc biệt nữa là, nếu thuyết phục doanh nghiệp xứ kim chi tăng lương mãi không được, thì chỉ cần nói rằng công ty bên cạnh đã làm, chắc chắn có hiệu quả.

Bên cạnh tính cộng sinh thì các doanh nghiệp Hàn cũng không bao giờ mất đi tính cạnh tranh khốc liệt.

Văn hóa trung thực

Trung thực luôn là một tiêu chí được đánh giá cao trong văn hóa doanh nghiệp của tất cả các quốc gia. Với văn hóa doanh nghiệp Hàn, điều này càng có sức nặng hơn. Người Hàn Quốc cực gay gắt trong việc nói dối.

Những cá nhân, nhóm vi phạm quy định về trung thực trong các doanh nghiệp thường bị lên án rất mạnh mẽ, bị đối xử một cách tiêu cực.

Văn hóa trung thực giúp đất nước Hàn Quốc thành công
Văn hóa trung thực giúp đất nước Hàn Quốc thành công

Văn hóa Bali Bali (nhanh nhanh)

Văn hóa Bali Bali được khắc họa rõ nét ở Hàn Quốc, khi nó len lỏi trong tất cả mọi ngành nghề xã hội và in đậm trong ý thức của mỗi người dân. “Nhanh lên” ở Hàn Quốc được dùng ở mọi trường hợp, mọi thời điểm và mọi đối tượng. Dường như ở bất cứ đâu, ở lớp học, nhà ăn, siêu thị, chợ hay công sở… người Hàn đều động viên nhau “nhanh lên”.

Từ một quốc gia kém phát triển, Hàn Quốc đã vươn lên thành một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á. Cụm từ “nhanh lên” có ngay trong tính cần mẫn của người Hàn Quốc. Những người Hàn Quốc, từ học sinh, giáo sư, công chức hay ngay cả những người công nhân bình thường… đều có chung một nhịp độ công việc nhanh và luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác. Văn hóa “nhanh lên” đã tạo ra những yêu cầu khắt khe hơn những quốc gia khác dành cho những vị trí việc làm của họ.

Văn hóa Bali Bali tạo nên nét đặc trưng của lao động "xứ kim chi"
Văn hóa Bali Bali tạo nên nét đặc trưng của lao động “xứ kim chi”

Một doanh nhân người Pháp đã có câu nói vui rằng: “Nếu việc điều hành một doanh nghiệp ở châu Âu giống như lái một chiếc xe ôtô thông thường thì việc điều hành doanh nghiệp ở Hàn Quốc giống như lái một chiếc xe đua.”Quả thực, ngay cả những người chưa từng đặt chân tới Hàn Quốc cũng có thể cảm nhận được văn hóa “nhanh lên” này, bởi người Hàn đã khắc sâu nó trong tâm trí và tái hiện một cách chân thực qua những bộ phim truyền hình, điện ảnh.

Văn hóa “nhanh lên” thể hiện mặt tích cực khi mọi công việc được thực hiện nhanh chóng, khi nói tới Hàn Quốc là nói tới những xu hướng mới nhất như thời trang hay công nghệ. Tuy nhiên, mặt khác, nó cũng gây áp lực để mọi việc được thực hiện ngay nhưng có thể đạt kết quả không như mong muốn.

Quan trọng hơn, dù vội vàng, gấp gáp nhưng xã hội Hàn Quốc lại rất có trật tự, người dân ở nơi công cộng vẫn tuân theo quy định và những nguyên tắc hành xử chung của xã hội. Và đằng sau những hành động ấy là đức tính cần mẫn tuyệt vời, trân trọng từng giây từng phút cuộc sống của người dân xứ sở kim chi.

Văn hóa để ý, phán xét

Trong các doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc có người Hàn làm việc, điều này rất thường xuyên xảy ra. Người Hàn Quốc luôn than phiền vì việc phải để ý xem cấp trên có nhận xét, đánh giá bản thân mình hay không, nếu có thì đó là tích cực hay tiêu cực. Họ luôn lo sợ, e ngại ánh nhìn nhắc nhở, chê trách của cấp trên, đồng nghiệp.

Tuy nhiên, đôi khi họ lại có thói quen ngồi tán gẫu và nhận xét người khác từ những điều nhỏ nhặt, qua một vài cử chỉ đơn giản, từ trang phục, cách nói chuyện, cách làm việc, mối quan hệ…

Đặc biệt khi làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc, khi cấp trên chưa về thì cấp dưới không được về, không được phép ăn mặc nổi hơn cấp trên, cũng không được làm điều gì nổi bật.

Văn hóa nhiệt huyết

Dù thời gian làm việc được quy định chung là 8 tiếng nhưng đừng hy vọng rằng sau 8 tiếng làm việc, bạn sẽ được thảnh thơi ra về. Cần cù, nhiệt huyết với công việc được coi là đực tính tốt đẹp và quan trọng của người dân lao động Hàn Quốc.

Văn hóa nhiệt huyết
Văn hóa nhiệt huyết

Không phải ngẫu nhiên mà Hàn Quốc vươn lên trở thành một trong tứ đại nền kinh tế châu Á. Từ rất sớm, Hàn Quốc đã nhận ra yếu tố con người là nguồn năng lượng lớn, có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Trong doanh nghiệp, tinh thần làm việc nhiệt huyết và trách nhiệm cao luôn được coi trọng và kỳ vọng hơn cả. Hình ảnh những thành phố lớn ở Hàn như Seoul, Daegu,… với những tòa cao ốc, những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn luôn sáng rực đèn.

Dù đã trở thành nền kinh tế phát triển, vươn lên trở thành Con rồng châu Á, được tiếp cận với khối các nước tiên tiến nhưng thời gian lao động Hàn Quốc vẫn luôn đứng Top đầu thế giới, được giữ gìn và phát huy bởi nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ xứ kim chi.

Văn hóa Nhân hòa

Một nét văn hóa ứng xử rất điển hình trong doanh nghiệp Hàn Quốc là tương tác qua lại trong môi trường văn phòng, chẳng hạn như nói chuyện với đồng nghiệp trong cùng công ty hoặc chào hỏi cấp trên khi nhìn thấy.

Dù có quen thân đến đâu, người Hàn Quốc cũng cực kỳ hạn chế gọi thẳng tên với nhau. Thay vào đó, họ thường gọi đồng nghiệp bằng cái họ .Gặp đồng nghiệp thì cúi chào nhẹ nhàng. Đối với cấp trên, thì cấp dưới cúi đầu chào trước, cấp trên gật đầu đáp lại.

Sâu trong nội tâm có thể những đồng nghiệp Hàn quốc đang có vấn đề và khó chịu, bức xúc nhưng họ không bao giờ nói ra, cũng không đề cập đến nhiều trong các cuộc thảo luận.

Đơn giản bởi vì họ đề cao chữ Nhẫn, vì tập thể từ đó giữ hòa khí trong công sở. nếu chỉ vì một chút khó chịu của bản thân mà làm ảnh hưởng đến công ty, đến đoàn kết của tập thể thì chắc hẳn kẻ đó sẽ bị trừng trị đầu tiên.

Cũng vì vậy mà đôi khi những điều người Hàn nói ngoài miệng chưa hẳn xuất phát từ thật tâm của họ.

Văn hóa nhân hòa
Văn hóa nhân hòa

Văn hóa Mô xi tà (phục vụ)

Trong văn hóa Mô xi tà, cấp trên là người bao bọc, che chở, và hướng dẫn cấp dưới, thậm chí có quyền sai khiến và mắng chửi, trừng phạt cấp dưới khi họ làm sai. Ngược lại, cấp dưới phải có nghĩa vụ tuân thủ cấp trên vô điều kiện.

Văn hóa phục vụ
Văn hóa phục vụ

Mô hình này được vận hành dựa theo cơ chế quản lý con người theo chiều dọc của quân đội Hàn Quốc: Thượng mệnh hạ vụ, kỷ luật kỷ cương, nghiêm ngặt lễ nghĩa, lễ phép.Đôi khi điều này khiến người ngoài nhìn vào cảm thấy những ông củ Hàn Quốc hành xử thiếu nhân văn, lộng quyền theo kiểu thượng lội hạ đạp.

Văn hóa chữ Duyên

Doanh nghiệp Hàn quốc thường xây dựng bộ máy nhân sự, hợp tác dựa theo các mối quan hệ nhân duyên: duyên cùng học, duyên huyết thống, duyên cùng quê.

Mặc dù rất nhiều tập đoàn Hàn Quốc đã mở rộng chính sách nhân sự bằng việc chiêu dụng nhân tài từ bên ngoài nhưng đều ít thành công, những người không thuộc hệ thống này không thể hòa nhập tốt vào tổ chức mới. Muốn xin việc vào công ty Hàn Quốc nên có người giới thiệu thì hiệu quả hơn

Văn hóa uống rượu

Tại Hàn Quốc, làm việc và giải trí là hai thái cực cùng tồn tại, chúng tạo nên một văn hóa làm việc hết sức đặc biệt: Stress rất nhiều nhưng các hoạt động giải trí cũng nhiều không kém.

Theo một cuộc khảo sát gần nhất, hơn 1/5 số nhân viên tại Hàn Quốc làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần, không thua kém gì với Nhật Bản – quốc gia coi việc làm quá giờ là một “thành tích”.

Tuy nhiên, văn hóa làm việc của Hàn Quốc đặc biệt hơn ở chỗ nó có hẳn một môi trường giải trí cực kỳ phát triển để hỗ trợ. Nhân viên Hàn Quốc thường tham gia các cuộc nhậu và karaoke thâu đêm với sếp và đồng nghiệp, và các hoạt động đó được coi là một “lẽ thường tình”.

“Tại tất cả công ty, văn hóa ăn nhậu và vui chơi sau giờ làm luôn được mọi người hưởng ứng”, một nhân viên văn phòng tại Seoul chia sẻ. “Môi trường làm việc tại đây luôn phân cấp và có áp lực nặng nề, nhưng các công ty đồng thời cũng sẵn sàng chi một khoảng tiền lớn để nhân viên của mình có thể đi xả stress vào cuối mỗi ngày làm việc.”

Văn hóa uống rượu
Văn hóa uống rượu

Dù văn hóa “chơi hết mình” này của Hàn Quốc đã đem lại một số kết quả tích cực, nhưng một số nhân viên đã trả lời phỏng vấn rằng họ thường xuyên bị buộc phải uống say bí tỷ với các sếp và đồng nghiệp của mình. Trong một bài báo trên The Korea Times vào năm 2013 với tựa đề “Nỗi lòng một nhân viên mới” nhân vật bày tỏ nỗi khiếp sợ khi bị người sếp của mình bắt phải chứng tỏ khả năng nhậu ngay ngày đầu tiên nhận việc. “Họ nói rằng khả năng uống sẽ quyết định thành công của nhân viên sales.”

Việc uống rượu trong các bữa tiệc liên hoan công ty lớn nhỏ hay gặp đối tác là điều thường thấy trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc. Là nhân viên mới, hãy luôn sẵn sàng cho tình huống này nhé. Rượu Hàn Quốc khá nhẹ nên bạn không cần lo lắng quá nhiều.

Văn hóa doanh nghiệp là mạch máu liên kết nhân viên và công ty. Một công ty không có văn hóa sẽ gây gia tăng mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp tại “xứ sở kim chi”.

Cùng xem thêm: tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

> 5 XU HƯỚNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NĂM 2023

BÀI TẬP LỚN

Tác giả: Nguyễn Thùy Phương

Mã sinh : 20051335

2 thoughts on “KINH NGẠC 10 NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

  1. Pingback: Bất ngờ về "4 điều" trong văn hóa doanh nghiệp của Singapore

  2. Enxinh says:

    Tớ đã học được rất nhiều về văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc cảm ơn nha

Comments are closed.