Compression garment: Đồ “combat” có thực sự hữu dụng hay chỉ là xu hướng thời trang của giới bóng rổ những năm 2000 ?

Nội dung tóm tắt

Quần áo “combat”, sự hữu dụng hay xu hướng thời trang của giới bóng rổ ?

Trước hết, hãy tìm hiểu về văn hóa bóng rổ nói chung, văn hóa bóng rổ tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bóng rổ đã trở thành một môn thể thao phổ biến ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn.
Một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa bóng rổ tại Việt Nam là sự thành công của đội tuyển bóng rổ nam Việt Nam tại SEA Games 31. Đội tuyển đã giành huy chương vàng, đây là lần thứ hai trong lịch sử đội tuyển giành được huy chương vàng tại SEA Games.
Sự thành công của đội tuyển bóng rổ nam Việt Nam đã tạo nên một làn sóng yêu thích bóng rổ tại Việt Nam. Nhiều người hâm mộ đã bắt đầu tìm hiểu về bóng rổ và tham gia chơi bóng rổ.
Ngoài ra, sự phát triển của giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) cũng góp phần thúc đẩy văn hóa bóng rổ tại Việt Nam. VBA được thành lập vào năm 2016 và đã trở thành một giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
Giải đấu đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ bóng rổ tại Việt Nam. Các trận đấu của VBA thường được tổ chức tại các nhà thi đấu lớn và thu hút được lượng khán giả đông đảo. Sự phát triển của văn hóa bóng rổ tại Việt Nam đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Bóng rổ là một môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Sự phát triển của bóng rổ sẽ giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân Việt Nam.
Trong hơn 5 năm vừa rồi, văn hóa bóng rổ và sneakers đã phát triển hơn trong cộng đồng. Cùng với đó, những món phụ kiện đã không còn lạ lẫm với các baller. Từ băng tay, băng gối, vớ “elite” cho tới quần áo combat. Trong số đó, “quần combat, áo combat” được các baller diện lên sân rất nhiều.
Tất nhiên, xoay quanh loại phụ kiện này là rất nhiều ý kiến và quan niệm của mỗi người. Vì vậy, post này xin được chia sẻ một số thông tin mang tính khoa học về tác dụng của quần áo compression (hay combat).

️1. Tên gọi

“Combat” là cái tên quen thuộc với các baller Việt Nam. Thế nhưng, “compression garment” hay “compression clothing” mới là danh từ chung cho các loại quần áo bó trong thể thao. Còn về chữ “combat”, cái tên này thực chất bắt nguồn từ chính thương hiệu Nike
Nike là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, sản xuất, quảng bá cũng như kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo, phụ kiện và thiết bị thể thao. Nike là nhà cung cấp giày thể thao và quần áo lớn nhất trên thế giới và cũng là một nhà sản xuất thiết bị thể thao danh tiếng, với mức lợi nhuận vào năm 2022 là 38,8 tỷ USD.
Nike được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964 với tên gọi Blue Ribbon Sports bởi Bill Bowerman, huấn luyện viên điền kinh tại Đại học Oregon, và Phil Knight, một cựu sinh viên của trường. Công ty ban đầu chỉ nhập khẩu và phân phối giày chạy bộ của Onitsuka Tiger của Nhật Bản. Năm 1971, Nike tung ra sản phẩm giày chạy bộ đầu tiên của riêng mình, Nike Waffle Trainer. Giày được thiết kế bởi Bowerman, người đã sử dụng khuôn nướng bánh waffle của vợ mình để tạo ra đế giày mới.
Nike bắt đầu phát triển nhanh chóng trong những năm 1970 và 1980, nhờ vào sự thành công của các sản phẩm giày chạy bộ và bóng rổ của mình. Công ty đã ký hợp đồng tài trợ với nhiều vận động viên hàng đầu thế giới, bao gồm Michael Jordan, Tiger Woods và LeBron James. Nike đã mở rộng đáng kể danh mục sản phẩm của mình trong những năm gần đây, bao gồm quần áo, phụ kiện và thiết bị thể thao.
Nike Pro Combat — steady
Compression garment luôn được Nike quảng bá rộng rãi
Vào thời điểm những năm đầu thập kỷ 2010s, những sản phẩm từ Nike đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng trong cộng đồng bóng rổ. Khi tìm mua những chiếc quần, áo bó của Nike, chúng ta đều nhìn thấy dòng chữ “combat” quen thuộc trên cổ áo hoặc đai quần.
Sau đó, từ combat được chính các hãng thể thao toàn cầu khác như Addidas, Under Armour, Li-ning sử dụng cho sản phẩm của mình.

2. Nguồn gốc và sự phát triển của combat

Lịch sử của quần áo bó có thể cho là bắt đầu từ khoảng năm 1940 đến 1950 của thế kỷ trước.
Conrad Jobset, một kỹ sư người Đức gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch. Để tự giúp chính mình, ông đã sáng chế ra đôi vớ bó (compression shocks). Khi mang trên chân, những chiếc vớ này tạo ra áp lực lên các cơ bắp và mô liên kết bên trong, góp phần ngăn chặn phù nề và huyết khối tĩnh mạch (là hiện tượng hình thành cục máu đông bên trong lòng tĩnh mạch).
Dr. J. Emmett Holt, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Mỹ. Ông đã phát triển quần áo combat vào những năm 1940 để giúp hỗ trợ và phục hồi cho các vận động viên bị chấn thương.
Quần áo combat ban đầu được làm từ vải cotton hoặc len. Chúng khá dày và cồng kềnh. Tuy nhiên, vào những năm 1970, các vật liệu mới như Spandex và Lycra đã được phát triển. Các vật liệu này nhẹ hơn và co giãn hơn, khiến chúng trở nên thoải mái hơn khi mặc
Sau đó, compression garment đã được sử dụng trong giới nhà nghề những năm 1980. Các vận động viên chạy bộ bấy giờ đã sử dụng vớ bó trong quá trình hồi phục sau chấn thương, giúp những cuộc chạy bền bỉ và bản thân bình phục nhanh hơn. Khi vớ bó đã trở nên phổ biến, các nhãn hàng thể thao đã nghiên cứu và tung ra nhiều loại phụ kiện compression khác.
Từ những năm 80, 90 và 2000 cho đến ngày hôm nay, đã có hẳn một “hệ sinh thái” compression bao gồm: áo tanktop, áo tay ngắn, tay dài, quần bó với 3 chiều dài khác nhau (½ – dài tới gối , ¾ – dài qua gối cho tới ngang bắp chuối, và full length – dài từ hông xuống tới cổ chân).
Quần combat là món phụ kiện không thể thiếu của nhà vua mỗi trận đấu
Đối với các chi, chúng ta cũng có nhiều lựa chọn như băng tay (không đệm/ có đệm), băng cẳng tay, băng chân (có đệm gối/ không đệm gối), băng ống khuyển, vớ bó, v.v…
vietnam basketball association
Ngay cả đầu gối, đùi trên hay thậm chí cổ tay cũng có để đeo “combat”

3. Mặc combat vì lợi ích mang lại hay là làm màu ?

Gần như không có một món phụ kiện thể thao nào sinh ra mà không có công dụng. Quần áo bó là một phụ kiện phổ biến trong bóng rổ. Nhiều vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp sử dụng quần áo nén để cải thiện hiệu suất và giảm nguy cơ chấn thương. Sau đây, bài viết sẽ điểm qua một vài chức năng của những món đồ “combat” này.
Combat đã lan rộng đến giải đấu bóng rổ lớn nhất hành tinh NBA
Quần combat là món đồ không thể thiếu trong mỗi trận đấu của nhà vua
▪️ Trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý:
Những đồ may mặc có khả năng bó sát vào da được dùng cho những người thường xuyên phải đứng trong thời gian dài, hoặc những người có hệ thống tim mạch không tốt.
Cũng như bọn mình đề cập ở phần lịch sử phát triển, đồ compression khi mặc ở chân có thể giúp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch và sưng tấy, nhất là cho những người mê xê dịch. Ngoài ra, quần áo bó cũng được sử dụng trong quá trình hồi phục của các vận động viên.
LƯU Ý:
Đồ compression trong y học có rất nhiều mức độ bó khác nhau, cho các đối tượng nhất định. Vì vậy, cần tới gặp bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn và biết được loại nào phù hợp nhất nhé.
▪️ Trong việc hỗ trợ vận động:
Giữ ấm hoặc làm mát: Hiện tại, quần áo bó đã được thiết kế đặc biệt cho từng bộ môn khác nhau. Ví dụ, các vận động viên trượt băng nghệ thuật sẽ có những bộ đồ bó có khả năng giữ nhiệt, bởi những chất liệu giữ nhiệt tốt như nylon kết hợp spandex. Ngược lại, những vận động viên bóng chuyền bãi biển sẽ được cung cấp những bộ quần áo có vật liệu thoáng khí và nhẹ hơn.
Giảm rung động cơ: Quần compression chuyên dụng có thể giúp ổn định khớp theo hướng tăng khả năng hấp thụ tác động (giảm sự rung lắc cơ khi chạy hoặc thực hiện các động tác chân mạnh như bật nhảy).
Giảm đau mỏi cơ sau tập luyện: Nhiều nghiên cứu đã cho ra kết quả rằng, các vận động viên có sử dụng phụ kiện/ trang phục compression ít bị ảnh hưởng tới cơ bắp và ít đau nhức hơn trong vòng 24 giờ sau khi tập luyện. Lý do là vì khi mặc quần áo compression, các cơ sẽ được giữ ấm, góp phần giảm đau mỏi.
Giúp thấm mồ hôi tốt, hạn chế nổi mẩn da: Với những chất liệu đặc biệt, thông thoáng, quần áo bó sẽ giúp chúng ta không bị ứ đọng mồ hôi trong thời gian dài, gây ra những tình trạng như hăm, nổi mẩn. Quần áo compression được làm từ chất liệu tương đối trơn, nên khi mặc vào sẽ làm giảm ma sát giữa đồ thi đấu với làn da của cầu thủ, giúp chúng ta thi đấu thoải mái, dễ chịu hơn mà không lo da bị “dính” vào áo đấu hay quần đấu.
Tăng cường lưu thông máu: Quần áo nén giúp tăng cường lưu thông máu bằng cách ép nhẹ lên các mạch máu. Điều này giúp đưa oxy và chất dinh dưỡng đến cơ bắp nhanh hơn, giúp cơ bắp phục hồi nhanh hơn sau khi tập luyện.
▪️ Thẩm mỹ:
Vấn đề thẩm mỹ khi đeo combat thi đấu là một vấn đề gây tranh cãi trong giới bóng rổ. Một số người cho rằng combat là một phần không thể thiếu của trang phục thi đấu bóng rổ, trong khi những người khác cho rằng combat là không cần thiết và thậm chí là phản thẩm mỹ.
Những người phản đối việc đeo combat thi đấu cho rằng combat có những nhược điểm sau:
Không cần thiết: Combat không phải là một phần bắt buộc của trang phục thi đấu bóng rổ.
Phản thẩm mỹ: Combat có thể khiến người chơi bóng rổ trông cồng kềnh và nặng nề.
Gây cản trở: Combat có thể gây cản trở cho các động tác di chuyển và ném bóng.
Nhưng nếu các baller có vết sẹo, hình xăm hoặc những đặc điểm cá nhân khác nhưng không tự tin để lộ khi đi chơi bóng hoặc thi đấu thì đồ compression còn có thể giúp che đi những điểm đó. Quần áo compression cũng là một cách tinh tế để mọi người không phải lo khi thay hoặc đóng thùng quần áo thi đấu.
Vấn đề thẩm mỹ khi đeo combat thi đấu là một vấn đề mang tính chủ quan. Mỗi người sẽ có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích và nhược điểm của combat trước khi quyết định có nên đeo hay không.
Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng nào là tuyệt đối để chứng minh rằng mặc quần áo compression giúp thi đấu với phong độ tốt hơn hay “thăng hoa” hơn.
Vì vậy, chức năng của compression garment nói chung thiên về hướng hỗ trợ và bảo vệ cơ thể nhiều hơn.

4. Một số lưu ý khi lựa chọn combat

▪️ Mua đúng với bản thân:
Chất liệu: Quần áo nén thường được làm từ chất liệu co giãn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Kích thước: Quần áo nén nên vừa vặn nhưng không quá bó sát.
Loại: Có nhiều loại quần áo nén khác nhau, bao gồm áo thun, quần, tất. Chọn loại quần áo nén phù hợp với nhu cầu của bạn.
Quần áo, phụ kiện bó sát sẽ ôm vào cơ thể, vì vậy nên kích cỡ sẽ có sự khác biệt so với các loại đồ may mặc khác. Quần áo nén là một phụ kiện bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ người chơi bóng rổ nào. Quần áo nén có thể giúp cải thiện hiệu suất, giảm nguy cơ chấn thương và cải thiện sự thoải mái khi chơi bóng rổ.
▪️ Chọn đúng nhu cầu:
Mỗi người khi thi đấu sẽ có thói quen khác nhau. Ví dụ: Những bạn thường xuyên đột phá, va chạm sẽ cần tới băng tay, băng chân hoặc quần có đệm đùi, xương cụt để giảm thiểu tác động của va chạm.
Những tay ném thường sẽ cần băng tay để hỗ trợ bảo vệ khi ghi điểm, giảm thiểu đau cơ sau thi đấu.
Hãy nắm rõ nhu cầu của bản thân để lựa chọn sản phẩm phù hợp, tiết kiệm tài chính. Quần áo nén có thể được sử dụng bởi tất cả các cấp độ người chơi bóng rổ, từ người mới bắt đầu đến chuyên nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chọn quần áo nén phù hợp với nhu cầu của bạn.
Nhìn chung, quần áo bó và phụ kiện compresson có rất nhiều lợi ích đối với các vận động viên nói chung và các dân chơi bóng rổ nói riêng.
Đến đây, hy vọng các baller đã có thêm vài thông tin về loại quần áo/ phụ kiện này. Từ nay lên sân không còn lo bị nói là “màu mè” hoặc “thích thể hiện” nữa nhé.

Tham khảo bài viết khác về thời trang bóng rổ, thể thao hoặc thời trang:

5 mẫu áo bóng rổ “hot” nhất mùa giải năm nay

Sao bóng rổ Mỹ mặc sành điệu như fashionista

Bóng đá

PHONG CÁCH THỜI TRANG

Ngô Đức Thành

21051405

INE3104_7

1 thoughts on “Compression garment: Đồ “combat” có thực sự hữu dụng hay chỉ là xu hướng thời trang của giới bóng rổ những năm 2000 ?

  1. Pingback: Thời trang tối giản: 5 lời khuyên cho người mới bắt đầu - Sức khỏe đô thị

Comments are closed.