Liệu có trường hợp vi phạm nồng độ cồn dù không uống rượu bia?

Liệu có trường hợp vi phạm nồng độ cồn dù không uống rượu bia?

Nghị định Theo nghị định 100/2019, đưa vào thực hiện, người tham giao thông sẽ bị phạt khi phát hiện uống rượu bia, bất kể nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu. Có nhiều người đang đặt nghi vấn liệu có trường hợp vi phạm nồng độ cồn dù không uống rượu bia hay không?

Nội dung tóm tắt

Các loại có thể làm thay đổi nồng độ cồn dù bạn không uống rượu bia.

Một số loại thuốc.

Các loại thuốc dạng siro hỗn hợp điều trị cảm lạnh, cúm, thuốc viên điều trị dị ứng, một số loại thuốc kê đơn,.. Hoặc thuốc giúp hợi thở thơm mát, điều trị hen, sản phẩn có mùi hương dùng gần miệng thậm chí cả nước súc miệng có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu.

Tình trạng sức khỏe.

Khi mắc bệnh tiểu đường, việc chuyển hóa chất béo nhiều hơn chuyển hóa đường dẫn đến tình trạng nồng độ aceton trong máu cao. Tuy nhiên loại nồng độ cồn này sẽ có rất ít ảnh hưởng đến các tế bào của cơ thể và cũng không làm kết quả nồng độ cồn tăng lên quá nhiều. Ngoài ra, một số ít những người trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người mắc hội chứng tự sinh rượu cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng đồ cồn.

Một số loại bệnh ảnh hưởng đến nồng độ cồn
Một số loại bệnh ảnh hưởng đến nồng độ cồn

Sự lưu trữ của cồn trong khoang miệng.

Sau khi rượu bia đã được hấp thụ và chuyển hóa hết, một lượng nhỏ cồn vẫn có thể đọng lại trong khoang miệng khiến kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở cao hơn. Điều này đã được giải thích trong bài viết uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn. Thông thường mỗi đơn vị cồn cần khoảng 1 giờ để xử lý, nhưng cần thêm 1 đến 2 giờ sau để được giải quyết hoàn toàn.

Thực phẩm cũng có thể tạo độ cồn trong cơ thể.

Cồn tồn tại trong một vài loại thực phẩm tự nhiên như hoa quả, vải, sầu riêng.

Ngoài ra còn có thể chứa trong một số món ăn sử dụng rượu/bia khi chế biến. Khi rượu vang đỏ được sử dụng trong nấu ăn, lượng cồn sẽ bị chuyển hóa hoàn toàn, hoặc tác động không đáng kể đến lượng cồn trong máu.

Nhưng nếu sử dụng các loại rượu khác mạnh hơn, chẳng hạn như trong món tráng miệng, việc tiêu hóa lượng cồn này cũng cần thời gian để cơ thể xử lý như khi uống rượu.

Chú ý đến một vài món có thể chứa cồn: thịt hấp có bia rượu, giấm ăn, một vài loại hoa quả. Tuy nhiên trong các trường hợp này, cồn chỉ có trong miệng chứ không có có trong cơ thể. Sau khi sử dụng đồ uống, thực phẩm có cồn, hãy đợi ít nhất 15 phút, súc miệng bằng nước sạch trước khi kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở sẽ tránh được kết quả dương tính.

Giấm cũng ảnh hưởng đến độ cồn.

Trái cây cũng có thể lên men đạt ngưỡng 4.5 % . Nhưng điều này hiếm gặp, và có xảy ra thì cũng không ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể, đặc biệt là chức năng não bộ gần như là không thể

Khi ăn các sản phẩm lên men, quá trình tiêu hóa sinh ra sản phẩm khí và khí này trào ngược lại lúc ợ có thể khiến kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở biểu hiện ở mức thấp. Nhưng mức cồn này sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Kiểm tra lần đầu có thể vi phạm, nhưng lần 2 lần 3 kết quả sẽ nhanh chóng về 0 ngay sau đó.

Điều kiện làm việc.

Khi làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với các chất dễ bay hơi cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Các chất này có thể là: dung dịch vệ sinh, keo dán, keo dán tiếp xúc, sơn, chất tẩy rửa, sơn phun,… Những hợp chất hóa học này có thể ảnh hường đến kết quả kiểm tra, tuy nhiên khả năng này rất nhỏ. Và cũng giống như ở trên, chỉ sau một thời gian ngắn nồng độ cồn sẽ giảm xuống không.

Chúng ta có nên lo lắng bị phạt khi không uống rượu bia?

Câu trả lời là không.

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu khi nào CSGT kiểm tra nồng độ cồn?

Có 2 tình huống CSGT sẽ tiến hành yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Một là người tham gia có dấu hiệu vi phạm luật an toàn giao thông. Hai, trong những đợt tổng kiểm tra tại một điểm chốt một khu vực mỗi lần kiểm tra vài chục phương tiện.

Trong trường hợp 1: chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm. Vì các nguyên nhân tăng nồng độ cồn nhưng không phải do uống rượu nồng độ sẽ thấp. Việc ảnh hưởng đến tham gia là không có. Việc được kiểm tra nồng độ sẽ ít có khả năng xảy ra.

Trong trường hợp 2: Hiện tại cơ quan chức năng cũng đã tiếp nhận những ý kiến phản hồi giả thích từ người dân, do đó đối với những trường hợp không uống rượu bia xuất hiện nồng độ, sẽ được kiểm tra 2, 3 lần. Người dân hoàn toàn có quyền khiếu nại trực tiếp lên phòng Cảnh sát giao thông thành phố. Lực lượng chức năng sẽ làm rõ và phúc đáp lại cho người khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Người dân có quyền quyền khiếu nại về nồng độ cồn
Người dân có quyền quyền khiếu nại về nồng độ cồn

Sức khỏe đô thị, hi vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Luật pháp sinh ra là để bảo vệ chúng ta. Chúng ta nên tuân thủ, hãy là người uống rượu bia có trách nhiệm. Đó không phải là trách nhiệm đối với những người xung quanh mà còn là chính bạn.

Đọc thêm: Hoa bia là gì? Điều thú vị về hoa bia có thể bạn chưa biết