Vi khuẩn Salmonella là gì? Chúng ta có thể phòng tránh nó hay không?

Vi khuẩn salmonella là gì

Theo CDC ước tính, Salmonella gây ra khoảng 1,35 triệu ca bệnh, với 26.500 ca nhập viện và 420 trường hợp tử vong tại Mỹ mỗi năm. Cụ thể vi khuẩn Salmonella là gì? Chúng ta có thể phòng tránh nó hay không?

Nội dung tóm tắt

Salmonella là gì?

Theo Wikipedia, Salmonella là vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae. Hầu hết các bệnh đường ruột đều do vi khuẩn Salmonella này gây ra.

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho dạ dày gọi là salmonellosis hay gọi là ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy. Nó có thể gây khó chịu cho dạ dày, tiêu chảy, sốt và đau và co thắt bùng. Tùy vào sức đề kháng của người bị bệnh sẽ có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Thông thường bệnh trở nên tốt hơn trong vòng 4 đến 7 ngày.

Vi khuẩn salmonella gây bệnh đường ruột
Vi khuẩn salmonella gây bệnh đường ruột

Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn Salmonella tồn tại trong ruột và phân của động vật (cả con người). Thực phẩm là vật trung gian vận chuyển Salmonella. Nhóm thực phẩm chó nguy cơ chứa Salmonella cao:

  • Thịt sống và nấu chưa chín: bao gồm thịt gà, gà tây, vịt, thịt bò, thịt bê và thịt lợn
  • Trái cây hoặc rau sống
  • Sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm khác từ sữa (phô mai, sữa, sữa chua)
  • Trứng sống hoặc nấu chưa chín
  • Thực phẩm chế biến không cẩn thận.
Chế biến thực phẩm không an toàn là nguyên nhân nhiễm khuẩn
Chế biến thực phẩm không an toàn là nguyên nhân nhiễm khuẩn

Salmonella cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua:

  • Không rửa tay đúng cách, chưa tuân thủ các thời điểm cần rửa tay. Nếu bị tiêu chảy bạn không nên chuẩn bị thức ăn và đồ uống cho người khác đến khi khỏi.
  • Vật nuôi: Động vật như chó, mèo, chim, …

Bệnh Salmonella xảy ra nhiều hơn vào mùa hè. Đó là do thời tiết ấm hơn, vi khuẩn Salmonella phát triển hơn. Vi khuẩn này có thể nghiêm trọng hơn đối với người có hệ miễn dịch yếu.

Triệu chứng ngộ độc do vi khuẩn Salmonella

Hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella đều có các triệu chứng dưới đây trong vòng thời gian 12 đến 72 giờ sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể:

  • Tiêu chảy: Phân lỏng, sền sệt, màu vàng nâu, rất khắm, khoảng 5 – 6 lần/ngày
  • Sốt cao liên tục (39 hoặc 40 độ C)
  • Máu trong phân
  • Đau bụng sôi bụng và chướng bụng vùng hố chậu phải.
  • Nhiễm độc thần kinh do độc tố vi khuẩn Salmonella (nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, nói ngọng).
  • Phát ban nhỏ, bằng phẳng ở ngực, bụng, mạn sườn. Ban xuất hiện khoảng từ 7 – 12 ngày rồi biến mất.
  • Trường hợp nặng người nhiễm có biểu hiện tay run bắt chuồn chuồn hoặc nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, đờ đẫn, li bì, mê sảng, hôn mê (thường ít gặp).

Biểu hiện tiêu chảy

Biến chứng có thể xảy ra:

Người bệnh có thể bị mất nước nếu không có đủ chất lỏng thay thế. Một số khác có thể bị đau khớp sau đó. Nhiễm khuẩn salmonella xâm nhập vào máu, có có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác trong cơ thể bạn:

  • Các mô xung quanh não và tủy sống của bạn
  • Tim
  • Xương tủy
  • Lớp lót của mạch máu

Các xử trí và phòng tránh bệnh

Tại Việt Nam, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng để đưa ra kết luận liệu có phải do vi khuẩn salmonella hay không.

Về điều trị

Đối với người lớn khỏe mạnh

Họ cần được uống nhiều nước và các chất lỏng khác. Bác sĩ có thể đề nghị bạn uống một chất lỏng bù nước như ozone, truyền nước khi bạn bị tiêu chảy quá nặng, không thể bổ sung chất lỏng bằng việc uống.

Đối với trẻ con và người già người có hệ miễn dịch yếu:

Có thể cần đến kháng sinh, tuy nhiên những chỉ định về kháng sinh cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không rất dễ rơi vào tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Phòng chống vi khuẩn salmonella

Tuân thủ quy tắc an toàn thực phẩm là cách phòng tránh tốt nhất
Tuân thủ quy tắc an toàn thực phẩm là cách phòng tránh tốt nhất

Salmonella có thể ẩn trong nhiều loại thực phẩm, nhưng bạn có thể làm rất nhiều thứ để giúp đảm bảo vi khuẩn tránh xa:

  • Không ăn trứng, thịt sống hoặc chưa chín
  • Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì với sữa hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng.
  • Không rửa thịt gia cầm sống, thịt hoặc trứng trước khi nấu.
  • Rửa trái cây và rau sống, gọt vỏ nếu có thể.
  • Đừng chuẩn bị thức ăn cho người khác nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Làm lạnh thực phẩm đúng cách, cả trước khi nấu và sau khi phục vụ.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trước và sau khi xử lý thực phẩm.
  • Giữ cho bề mặt bếp sạch sẽ trước khi chuẩn bị thức ăn trên chúng.
  • Đừng trộn thức ăn chín với thức ăn sống hoặc sử dụng cùng các dụng cụ để chế biến chúng. Ví dụ: không sử dụng cùng một con dao để cắt thịt gà sống và sau đó cắt lát nấm, và sử dụng các đĩa hoặc thớt khác nhau để cắt chúng ra.
  • Nấu thịt đến nhiệt độ tối thiểu chính xác của nó.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào động vật, đồ chơi và giường của chúng.