Tiểu đường thai kỳ là gì? Những vấn đề khi mẹ bầu bị tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và bé, lời khuyên cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là gì? Cách để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Nội dung tóm tắt

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường xảy ra ở phụ nữ mang thai, mà trước đó (trước khi mang bầu) người phụ nữ không bị tiểu đường.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể lặp lại trong các lần mang thai sau đó. Bệnh thường xuất hiện vào giữa thai kỳ. Các bác sỹ thường kiểm tra nó trong khoảng từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ.

Thông thường bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh con. Để kiểm soát bệnh trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần ăn uống các thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Một vài trường hợp có thể cần phải bổ sung insulin.

Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là gì?

Vấn đề của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Khi lượng đường trong máu không thể kiểm soát, sẽ dẫn đến các vấn đề cho cả mẹ bầu và em bé.

Nguy cơ sinh em bé vượt chuẩn cân nặng

Khi bệnh tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt, lượng đường trong máu của em bé sẽ tăng cao. Đứa sẽ phát triển nhanh và vượt mức bình thường. Bên cạnh việc gây khó chịu cho mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ, em bé quá lớn còn làm tăng vấn đề trong khi sinh cho cả mẹ và bé. Người mẹ có thể phải chọn phương pháp mổ. Hoặc bé sẽ phải đối mặt với tổn thương thần kinh do áp lực lên vai trong khi sinh.

Khả năng phải mổ sinh cao

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nguy cơ phải mổ đẻ sẽ cao hơn
Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nguy cơ phải mổ đẻ sẽ cao hơn

Khi đứa trẻ nặng hơn so với thông thường, đẻ mổ sẽ là phương pháp thay thế cho đẻ thường. Khi đó người phụ nữ sau sinh sẽ tốn nhiều thời gian hơn để phục hồi.

Xem thêm: Cân nặng của thai nhi theo tuần từ tuần 8 đến tuần thứ 42.

Huyết áp cao (tiền sản giật)

Khi mẹ bầu bị huyết áp cao, protein niệu, ngón tay, ngón chân bị sưng, nguy cơ tiền sản giật cao. Khi các dấu hiệu và triệu chứng trên xảy ra, đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng cho cả người phụ nữ và thai nhi. Huyết áp cao có thể gây hại cho cả mẹ và con. Nó có thể dẫn đến việc sinh sớm và cũng có thể gây co giật hoặc đột quỵ. Cục máu đông hoặc chảy máu não có thể dẫn đến tổn thương não ở người phụ nữ khi chuyển dạ và sinh nở. Những người phụ nữ mắc tiểu đường thường có huyết áp cao hơn những người không mắc tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật
Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật

Hạ đường huyết

Khi mẹ bầu phải bị tiểu đường thai kỳ mà phải dùng insulin hoặc thuốc tiểu đường khác, tình trạng lượng đường trong máu có thể rơi xuống mức rất thấp. Vấn đề lượng đường trong máu thấp có thể gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên vấn đề này có thể tránh được khi nếu bà bầu theo dõi sát các chỉ số của họ, cũng như vấn đề điều trị kịp thời.

Ngoài ra khi tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt khi sinh, em bé có thể nhanh chóng bị hạ đường huyết sau khi sinh. Do đó em bé cần phải được theo dõi lượng đường trong máu trong vài giờ sau khi sinh.

Lời khuyên cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Ăn thực phẩm lành mạnh.

Mẹ bầu cần ăn uống lành mạnh từ kế hoạch bữa ăn dành cho người tiểu đường. Với thực phẩm lành mạnh sức khỏe cả mẹ bầu và bé đều được đảm bảo. Trong giai đoạn này mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần gặp và nghe theo chuyên gia dinh dưỡng.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một cách khác để kiểm soát lượng đường trong máu. Sau khi kiểm tra với bác sĩ, bà bầu có thể tập thể dục thường xuyên trong và sau khi mang thai. Mẹ bầu cần tập thể dục tăng cường thể chất ít nhất 30 phút mỗi lần và ít nhất 5 ngày một tuần.

Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên

Khi mang thai, nhu cầu năng lượng của cơ thể thay đổi, lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Do đó, mẹ bầu cần kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.

Uống insulin nếu cần.

Có ít trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải uống insulin. Nếu đó là yêu cầu từ phía bác sĩ, hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Làm xét nghiệm bệnh tiểu đường sau khi mang thai.

Trong phần vấn đề tiểu đường thai kỳ ở trên, sau khi em bé được sinh ra, vấn đề đường huyết của bé có thể có những bất thường. Do đó, bé cần được xét nghiệm về bệnh tiểu đường 6-12 tuần sau khi sinh. Và sau đó theo chu kỳ từ 1 đến 3 năm một lần.

Đối với mẹ bầu, thường tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh. Khi vấn đề tiểu đường vẫn còn, có thể mẹ bầu đã rơi vào tình trạng tiểu đường tuýp 2. Hoặc khi đã trở lại bình thường, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ cao hơn những người khác rất nhiều.

Để tránh bị tiểu đường tuýp 2, cũng như ngăn ngừa những diễn biến xấu các mẹ sau khi sinh vẫn cần tập thể dục thường xuyên và ăn uống điều độ. Hãy kiểm tra định kỳ lượng đường trong máu cứ sau 1 đến 3 năm.

Cách để tránh bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Ăn uống lành mạnh tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Ăn uống lành mạnh tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Trong bài viết Bệnh tiểu đường là gì?, để tránh tình trạng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì người phụ nữ trước khi mang thai cần giảm cân trước nếu thừa cân. Ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên, không bao giờ là vô nghĩa.

Sức khỏe đô thị hi vọng bài viết Tiểu đường thai kỳ là gì? đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề tiểu đường khi mang thai. Mong rằng vấn đề tiểu đường thai kỳ sẽ được kiểm soát và phòng ngừa tốt hơn cho bạn và các thành viên gia đình.

Nguồn: CDC


Xem thêm: Trái cây cho người tiểu đường

Đau đầu khi mang thai là gì? Cách chữa cho bà bầu

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn

8 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn