Tia cực tím (tia UV) là gì và 4 tác hại cần tránh

Tia cực tím vẫn luôn được nhắc đến trong đời sống hàng ngày như một loại tia độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Các chuyên gia y tế thường đưa ra các biện pháp giúp cộng đồng phòng tránh loại tia này. Vậy tia cực tím là gì? Mời các đọc giả cùng tham khảo thông tin qua bài viết này!

Nội dung tóm tắt

1. Tia cực tím là gì (tia UV)? 

Cực tím có nghĩa là trên của tím. Sắc tím là màu có bước sóng ngắn nhất có thể nhìn thấy. Một vài bước sóng của tia cực tím dân gian gọi là ánh sáng đen, vì chúng vô hình với mắt người.

Tia cực tím (hay tia UV, tia tử ngoại) có trong ánh sáng mặt trời. Nó được hiểu như một loại sóng điện từ, bước sóng của chúng ngắn hơn bước sóng ánh sáng song lại dài hơn tia X. Đặc biệt, chúng ta không thể nhìn thấy loại tia này bằng mắt thường.

Theo nghiên cứu, tia cực tím có 3 loại chính: Tia cực tím A (UVA), cực tím B (UVB), cực tím C (UVC) với các bước sóng được quy định lần lượt trong bảng sau:

Loại tiaTia UVATia UVBTia UVC
Khoảng bước sóng320-400 nm290 – 320 nm100-290 nm

tia cực tím

2. Lợi ích, tác hại tia cực tím với sức khỏe con người

Lợi ích của tia cực tím

Tia cực tím có một số lợi ích cho con người như sau:

  • Tăng cường vitamin D cho cơ thể, giúp chữa còi xương, chữa vảy nến, phòng chống ung thư ruột
  • Có ý nghĩa với việc khử trùng vết thương
  • Kích thích hoạt động ổn định của nhiều cơ quan trong cơ thể

Tác hại tia cực tím với sức khỏe con người

Tác hại tia cực tím với con người có rất nhiều, gây hại nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể:

a. Tia cực tím ảnh hưởng trực tiếp tới mắt

Nếu cho mắt tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím mà không có kính bảo hộ sẽ làm cho mắt chúng ta đối diện với nguy cơ giảm thị lực, suy võng mạc, cộm mắt nếu bị tia UV chiếu trong thời gian dài. Lâu dần sẽ khiến mắt bị mù, lòa, hỏng mắt nhanh chóng

b. Tia cực tím gây lên các vấn đề về da

Tia cực tím khi được tiếp xúc lên làn da sẽ gây ra những hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe như: Làm da bị xạm, đen đi, thúc đẩy quá trình lão hóa da sớm. Có khả năng làm cháy, bỏng và khô da. Thậm chí, nó còn là nguyên nhân chính gây ung thư da

c. Tia cực tím làm suy giảm hệ thống miễn dịch 

Ta cực tím sẽ tạo ra bức xạ cực lớn, gây suy giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Từ đó, nếu mắc một số bệnh lý nặng, ví dụ như máu trắng, ung thư sẽ khiến cơ thể rất khó để ngăn chặn, loại bỏ

d. Tia cực tím có thể gây ung thư

Khi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, đồng nghĩa với việc tia cực tím chiếu vào người bạn, qua lớp da xuyên vào cơ thể. Nếu tình trạng này diễn biến trong thời gian dài thì bạn nên cẩn thận. Bởi lẽ, việc làm trên dễ dẫn đến nguy cơ ung thư. Các khối u sẽ phát triển từ những tế bào sắc tố, có khả năng di căn. Hơn nữa, khi khối u hình thành do tia UV ẩn trên da sẽ khiến bệnh nhân mang tỷ lệ tử vong cao hơn

3. Một số công dụng khác của tia cực tím

Khử khuẩn nước

Tia cực tím có tác dụng khử khuẩn trong nước nếu được chiếu trực tiếp trong nước từ 10 – 20 giây. Tia cực tím sẽ hoạt động hiệu quả nếu nước có độ trong nhất định, nếu nước đục thì tác dụng của tia cực tím sẽ giảm dần.

Ưu điểm của việc diệt khuẩn bằng tia cực tím là giải pháp này không ảnh hưởng tới mùi vị của nước. Tuy nhiên, giải pháp này còn có nhược điểm là tác dụng diệt khuẩn không bền, sau này nước có thể bị nhiễm khuẩn lại.

Khử khuẩn không khí

Để khử khuẩn trong không khí cũng có thể sử dụng các đèn có tia cực tím để chiếu trực tiếp vào vị trí cần khử khuẩn. Có thể treo đèn chiếu lên trên trần để chiếu rọi hết các vị trí, hoặc chiếu từ dưới lên để khử khuẩn cho các không gian phía trên.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố tia UV

Mức độ ảnh hưởng, hay mật độ UV trong ánh sáng mặt trời không phải chỗ nào cũng như nhau, lúc nào cũng như nhau. Một số yếu tố phân bổ tia UV như sau:

* Vị trí địa lý: Cường độ UV thường lớn ở những vùng nhiệt đới đặc biệt là các khu vực gần xích đạo.

* Mực nước biển: Những nơi có độ cao so với mặt nước biển thường có mức độ tia UV cao hơn.

* Thời gian trong ngày: Bức xạ UV  thường cao vào những giờ buổi trưa khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp.

* Khung cảnh, môi trường: Mức độ UV thường lớn ở những nơi có không gian rộng, đặc biệt khi có những bề mặt phản xạ cao, như mặt tuyết và mặt cát. Trên thực tế, mức độ phơi UV gần như tăng gấp đôi khi tia UV được phản xạ từ các bề mặt tuyết.

Với những thông tên nêu trên, chúng tác có thể thấy tia UV có rất nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe con người. Để giảm thiểu những tác hại đó, chúng ta nên tránh tiếp xúc với tia UV bằng cách hạn chế ra nắng, che chắn cẩn thận khi đi ra đường, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài.