Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu

Sắt cần thiết cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian mang thai. Thiếu sắt em bé có thể bị sinh non, thiếu cân, mẹ bầu thường xuyên hoa mắt chóng mặt. Vậy đâu là thực phẩm giàu sắt bà bầu cần biết? Bà bầu có nên bổ sung thêm sắt từ ngoài thực phẩm?

Nội dung tóm tắt

Tại sao cần bổ sung sắt khi mang bầu?

Sắt là nguyên tố vi lượng tổng hợp nên hemoglobin. Chất này có nhiệm vụ vận chuyển oxi đi khắp cơ thể. Khi mang thai, bé được nuôi dưỡng nhờ máu và lượng oxi nhận được từ cơ thể mẹ. Để đảm bảo cả mẹ và bé phát triển tốt bà bầu cần được cung cấp sắt nhiều hơn.

Cụ thể: 

Với em bé: bé dễ bị suy dinh dưỡng, dẫn đến sinh non, nhẹ cân. Thiếu máu ngay trong bụng mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não, tác động đến IQ của trẻ sau này.

Với mẹ bầu: mẹ bầu thiếu máu thường có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, khó thở. Nguy cơ sảy thai, rong huyết sau sinh cao. Nguy hiểm hơn thiếu máu thiếu sắt sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý nhiễm trùng và tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé.

Theo SKĐS, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg chất sắt mỗi ngày, không vượt quá 45 mg trong suốt thời gian mang thai.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu.

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu

Sắt ở thực phẩm được chia là 2 dạng: heme và nonheme. Heme được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Và nonheme được tìm thấy trong các sản phẩm đến từ thực vật. Thực tế, cơ thể chúng ta hấp thụ sắt tốt hơn ở dạng heme. Nhưng nếu ăn chay, bạn vẫn có thể nhận được đủ lượng sắt cần thiết với những thực phẩm giàu chất sắt.

Thực phẩm giàu sắt Heme

  • Gan
  • Hàu, sò và trai
  • Các loại thịt đỏ như: thịt bò và thịt cừu
  • Cá mòi đóng hộp
  • Gà và gà tây
  • Thịt lợn và giăm bông
  • Thịt bê

Thực phẩm giàu sắt Nonheme

Top thực vật giàu sắt cho bà bầu
Top thực vật giàu sắt cho bà bầu
  • Các loại ngũ cốc dạng hạt: gạo, bột mỳ, ngũ cốc,…
  • Đậu nấu chín và đậu lăng
  • Đâụ hũ
  • Bí ngô, bí xanh
  • Các loại hạt: hạt dưa, hạt bí, hướng dương
  • Đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu lăng,
  • Quả mơ
  • Khoai tây
  • Rau có màu xanh đậm: bông cải xanh
  • Đậu Hà Lan

Kết hợp cùng thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp cơ thế hấp thụ sắt tốt hơn
Vitamin C giúp cơ thế hấp thụ sắt tốt hơn

Để hấp thụ lượng sắt tối đa bạn nên kết hợp ăn cùng thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao:

  • Những loại quả có múi: cam, chanh, bưởi
  • Bông cải xanh
  • Rau xanh lá
  • Dưa
  • Quả kiwi
  • Ớt
  • Dâu tây
  • Cà chua

Dấu hiệu của người thiếu sắt

Thiếu sắt là thiếu máu. Từ đó làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, trí nhớ kém, chóng mặt da nhợt nhạt hoặc khó thở.

Dấu hiệu của người thiếu sắt: “thèm ăn những thứ không phải thực phẩm”. Như đất sét, vữa tường,… Tình trạng hay diễn ra ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Hiện tượng móng tay giòn, dễ gãy, lõm hình thìa (loạn dưỡng móng chân, tay);  môi khô và nứt ở góc môi (gây đau và khó khăn trong ăn uống, nói, cười… ). Hội chứng chân không yên (chân bồn chồn, có cảm giác ngứa ran hoặc cảm giác như có côn trùng bò bên trong chân gây khó chịu mà không rõ nguyên nhân); sưng lưỡi (gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói)… Cũng đều là dấu hiệu của người thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu do thiếu chất sắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tình. Nhưng thiếu sắt ở bà bầu sẽ làm tăng nguy thai phụ tử vong, em bé sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao, yếu ớt, chân tay chậm phát triển.

Thiếu sắt khiến cơ thể bị mệt mỏi
Thiếu sắt khiến cơ thể bị mệt mỏi

Có cần bổ sung sắt ngoài thực phẩm cho bà bầu không?

Phụ nữ có thai nên được bổ sung sắt. Khi bổ sung cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, Không nên tự ý dùng, tránh trường hợp quá liều. Bổ sung sắt qua thực phẩm vẫn là cách tốt nhât.

Khi được bác sĩ kê đơn thuốc cần lưu ý:

Thời điểm và cách uống: nên uống vào lúc đói (trước khi ăn một giờ, hoặc sau khi ăn) lúc này sắt được hấp thụ tốt hơn. Khi sử dụng thuốc bổ sung sắt không nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi, vì canxi sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt.

Thừa sắt ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Thừa sắt cũng gây ra các hệ lụy xấu cho sức khỏe: mệt mỏi, căng thẳng, tiêu chảy, chóng mặt buồn nôn,… Thậm chí có thể xảy ra các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương gan, gây ra các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, ung thư. Nồng độ sắt cao còn ức chế việc hấp thu các chất khác như canxi kém, magie,… dẫn tới thiếu hụt các chất này.

Axit folic rất cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ. Còn sắt là nguyên tố vi lượng cần được bổ sung trong suốt thai kỳ. Nguồn bổ sung sắt tốt nhất là từ thực phẩm. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn, người thân trong gia đình bạn có kỳ mang thai hoàn hảo.


Xem thêm: Axit folic cho bà bầu và toàn bộ thông tin cần biết

Bảo hiểm y tế và những thông tin cần biết năm 2020

Sống khỏe: Đậy nắp bồn cầu, hay mở nắp bồn cầu khi xả nước là đúng?