Nông dân – đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao!

Nông dân là đối tượng dễ mắc vi khuẩn Whitmore

Bệnh Whitmore, trong 2 tháng đã xuất hiện ở một số khu vực trong nước. Điều này đã gây ra sự lo lắng trong dân cư. Vậy cụ thể bệnh này là gì, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Whitmore là những ai? Tất cả sẽ được suckhoedothi giải đáp ngay sau đây.

Nội dung tóm tắt

Dấu hiệu của bệnh Whitmore

Có nhiều loại nhiễm trùng Whitmore, mỗi loại có các triệu chứng riêng.

Tuy nhiên điều cần lưu ý là bệnh Whitmore có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng có thể nhầm lần với các bệnh khác như lao, viêm phổi.

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore được tìm thấy trong nước và đất bị ô nhiễm.
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore được tìm thấy trong nước và đất bị ô nhiễm.

Nhiễm trùng cục bộ:

  • Đau hoặc sưng cục bộ
  • Sốt
  • Loét
  • Áp xe

Nhiễm trùng phổi:

  • Ho
  • Đau ngực
  • Sốt cao
  • Đau đầu
  • Chán ăn

Nhiễm trùng máu:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Suy hô hấp
  • Khó chịu ở bụng
  • Đau khớp
  • Mất phương hướng

Nhiễm trùng lan truyền:

  • Số
  • Giảm cân
  • Đau dạ dày hoặc ngực
  • Đau đầu
  • Động kinh

Bệnh Whitmore

Còn được gọi là bệnh Melioidosis là bệnh truyền nhiễm có thể lây cho người và động vật. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Vi khuẩn này được tìm thấy trong nước và đất bị ô nhiễm. Được tìm thấy chủ yếu ở nơi có khí hậu nhiệt đới đặc biệt là Đông Nam Á và miền bắc Autralia. Nó lây lan sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bị ô nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các nhà khoa học, con người và động vật được cho là nhiễm bệnh do hít phải bụi chứa vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Hoặc nuốt phải nước bị ô nhiễm, đặc biệt là để vùng da trầy xước trên da tiếp xúc với nơi chứa vi khuẩn.

Thời gian giữa việc tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh vá sự xuất hiện của các triệu chứng không được xác định rõ ràng. Thường triệu chứng xuất hiện sau hai đến bốn tuần khi tiếp xúc. Nhưng cũng có trường hợp vài năm.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Whitmore

Mặc dù người khỏe mạnh có vẫn có nguy cơ mắc bệnh Whitmore khi phơi nhiễm. Nhưng có một số trường hợp cần đặc biệt lưu ý hơn, người mắc bệnh:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh gan
  • Bệnh thận
  • Bệnh Thalassemia
  • Ung thư hoặc một tình trạng ức chế miễn dịch khác không liên quan đến HIV
  • Bệnh phổi mãn tính (như xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và giãn phế quản)

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei được tìm thấy trong nước và đất. Do đó những người thường xuyên làm việc phải tiếp xúc với nước bẩn, bùn đất có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Đó là công nhân môi trường làm ở cấp thoát nước, nông dân thường xuyên tiếp xúc với bùn đất.

Nông dân là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao
Nông dân là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao

Các phòng bệnh Whitmore

  • Những người có vết thương ngoài da và những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính có nguy cơ mắc bệnh melioidosis và nên tránh tiếp xúc với đất và nước đọng.
  • Những người thực hiện công việc nông nghiệp nên mang ủng, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng qua bàn chân và chân dưới.
  • Công nhân môi trường, tuân thủ và yêu cầu được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động.
  • Nhân viên y tế có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa tiếp xúc tiêu chuẩn (mặt nạ, găng tay và áo choàng) để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bệnh Whitmore tại Việt Nam.

Bệnh Whitmore được phát hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX, trên người lính đi chiếm đóng ở khu vực Đông Nam Á. Hàng năm vẫn có ca xuất hiện tại các bệnh viện Việt Nam. Trong 2 tháng gần đây sự xuất hiện của bệnh đã lên đến hàng chục người. Nhưng lo lắng về sự xuất hiện của đại dịch là chưa có căn cứ. Đặc biệt khi tuân thủ đúng cách phòng bệnh Whitmore.

Hiện tại bộ y tế đã gấp rút trong công việc phổ biến và các ứng phó đối với bệnh Whitmore đối với các tuyến bệnh viện. Cụ thể [1]:

TS. Trịnh Thành Trung – Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Viện Vi Sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc ĐHQGHN là một trong những nhà khoa học có hơn 10 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi khuẩn Whitmore. Trong hơn 2 tháng (7-8/2019) xuất hiện dịch bệnh đã kết nối và làm việc với 26 bệnh viện và 17 tỉnh thành trong cả nước để giảng về bệnh Whitmore. Đồng thời ông còn làm quản trị hội Facebook kín  “Hội nghiên cứu bệnh melioidosis tại Việt Nam”, thành viên đều là bác sĩ lâm sàng và cán bộ xét nghiệm vi sinh. Tất cả nhằm phổ biến công tác chuẩn đoán và điều trị đảm bảo mọi ca bệnh đều được xác định và điều trị đúng.

Phương pháp xác định bệnh, và cách điều trị.

Tin vui, TS. Trình Thành Trung đã nghiên cứu thành công phương pháp xét nghiệm bệnh Whitmore với giá thành chỉ tốn 7.500 đồng trên lần xét nghiệm với độ chính xác hơn 97%. Thay cho việc xét nghiệm bằng máy Poenix, máy Vitek 2 chỉ với độ chính xác 70%. Người dân hoàn toàn có thể yên tâm, tại các cơ sở uy tín bệnh sẽ được xác định rõ.

Về cách điều trị: Điều trị thường bắt đầu bằng liệu pháp kháng khuẩn tiêm tĩnh mạch (trong tĩnh mạch) trong 10 – 14 ngày, sau đó là 3-6 tháng điều trị kháng sinh đường uống.

Trên đây là tất cả thông tin về bệnh Whitmore, Sức khỏe đô thị muốn cung cấp cho các bạn. Bạn không nên lo lắng quá về chúng, chỉ cần nhớ cách phòng bệnh Whitmore .Hãy tuân thủ, và nhắc người nhà của bạn tuân thủ chúng.

Theo Centers for Disease Control and Prevention