Những lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ cần phải lưu ý những gì?

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhưng với những bà mẹ trẻ, người làm mẹ lần đầu sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Vậy có lưu ý gì dành cho người mẹ?

Nội dung tóm tắt

Tư thế cho con bú:

Nuôi con bằng sữa mẹ tưởng chừng là một bản năng tự nhiên. Tuy nhiên sẽ có những tư thế tốt cho cả mẹ và con, có tư thế thì không. Tư thế đúng sẽ giúp cả hai mẹ con đều cảm thấy thoải mái. Đặc biệt là tránh tình trạng ọc sữa, nôn trớ của trẻ.

Tư thế sẽ có thể có tùy chỉnh tùy thuộc vào kích thước của bộ ngực của bà mẹ và kích thước của em bé. Dưới đây là bốn tư thế cơ bản, và cũng là được lời khuyên cho bà mẹ trẻ nên thử.

Tư thế ôm thuận tay: Người mẹ sẽ ngồi dạy và ôm em bé trong vòng tay. Bụng của bé chạm vào bụng mẹ, đầu của bé nằm trên khuỷu tay mẹ. Mặt, miệng bé phải đối diện với vú của bạn. Phía dưới của em bé cần được hỗ trợ bởi hai tay của mẹ.

Nuôi con bằng sữa mẹ cần chú ý đến tư thế cho con bú
Nuôi con bằng sữa mẹ cần chú ý đến tư thế cho con bú

Tư thế nằm nghiêng: Người mẹ nằm nghiêng, em bé đối diện với mẹ. Dùng ngón tay nâng vú lên đến miệng bé. Vị trí này hoạt động tốt khi cho bé ăn đêm và đối với các mẹ đang hồi phục sau sinh.

Tư thế nằm nghiêng cho con bú
Tư thế nằm nghiêng cho con bú

Tư thế ôm trái banh: Để em bé như một quả bóng, đầu của bé áp với ngực và chân của bé đưa ra phía sau. Giữ em bé ngang eo, dùng tay đỡ đầu bé. Tư thế này cũng thích hợp cho phụ nữ đang hồi phục sau sinh mổ và phù hợp cả với trường hợp sinh đôi.

Tư thế ôm trái banh
Tư thế ôm trái banh

Tư thế bế ru ngược tay: Cũng giống như tư thế thuận tay. Điểm khác biệt là phần dưới của em bé ở trong tay của mẹ, và đầu và cổ em bé được đỡ bằng tay kia. Tư thế này rất phù hợp với trẻ sơ sinh còn gặp khó khăn trong khi bú.

Tư thế bú ngược
Tư thế bú ngược

Sau khi chọn được tư thế thoải mái, đây là cách giúp trẻ bú đúng:

Miệng bé phải ngậm hết quầng vú
Miệng bé phải ngậm hết quầng vú

Bí quyết là đưa bé đến bầu ngực, thay vì đưa vú đến miệng bé. Và hãy nhớ luôn chắc rằng toàn bộ cơ thể bé đang hướng về phía bạn, không phải chỉ có khuôn mặt bé. Cần thiết có thể đưa thêm gối để giúp bé ngang tầm với vú của bạn.

Tấn suất cho bé ăn bao nhiêu là đủ?

Đây cũng là lo lắng nhiều nhất của phụ huynh: liêu nuôi con bằng sữa mẹ có khiến con bị đói? Con cần bao nhiêu lần bú mỗi ngày? …

Trong những tuần đầu tiên, bé cần được bú từ 8 đến 12 lần một ngày. Người mẹ cần đáp ứng yêu cầu của bé khi đói. Không được để tình trạng để trẻ quá 4 giờ mà không cho ăn, càng tuyệt đối không được để tình trạng này qua đêm.

Khóc là một dấu hiệu muộn của đói. Trước khi bé đói, hãy tìm hiểu những tín hiệu mà bé sẵn sàng để ăn:

  • Đặt tay và nắm đấm lên miệng
  • Mím môi như muốn mút
  • Ngáp vào vú
  • Phản xạ di chuyển miệng theo hướng bạn muốn vuốt ve hoặc chạm vào má bé.
Khóc là tín hiếu muộn báo trẻ bị đói
Khóc là tín hiếu muộn báo trẻ bị đói

Một mẹo để xác định xem liệu em bé đã ăn đủ chưa: bé sẽ cảm thấy buồn ngủ sau khi bú, trông bé có vẻ hài lòng (không quấy khóc,…) . Bé làm ướt ít nhất sáu chiếc tã và có ba lần đi tiêu môi ngày. Bé tăng cân ngay tuần đầu tiên.

Thời gian cho bé bú trong một lần bao nhiêu là đủ?

Nuôi con bằng sữa mẹ khác với nuôi con bằng các loại sữa công thức, nên thật khó để biết chính xác lượng sữa bé đã ăn.

Thông thường mỗi lần bú, trẻ sơ sinh sẽ cần từ 15 – 20 phút. Lớn hơn một chút khả năng bú tốt hơn, chúng có thể chỉ cần một nửa thời gian để hút đủ sữa.

Lưu ý rằng nếu bú thời gian quá lâu thì có thể đây là dấu hiệu bé không được cung cấp đủ sữa. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu bạn có cần cung cấp thêm sữa người cho bé hay không? (trường hợp ít, cần cẩn trọng chọn sữa và hỏi ý kiến bác sĩ).

Cho bé tiếp xúc đều với 2 bên ngực.

Điều này sẽ giúp duy trì nguồn sữa cho bé ở cả hai bên, ngăn ngừa đau đớn. Việc này còn giúp người mẹ tránh được bệnh tật sau này.  Việc luân chuyển giữa các bên là điều cần thiết.

Một số các chuyên gia, khuyên cho trẻ bú một bên mỗi lần bú và vào lần tiếp theo sẽ thay đổi bên. Theo lý giải, điều nãy sẽ giúp trẻ khai thác được toàn bộ sữa ở một bên. Và bé cũng tận dụng lượng sữa lúc sau sẽ có nhiều chất béo hơn sơ với lượng lúc đầu. Chất béo trong giai đoạn này rất tốt cho sự phát triển hoặc thị lực và hệ thần kinh của bé.

Tuy nhiên yếu tố thoải mái cho cả mẹ và bé vẫn là yêu tiên hàng đầu. Mẹ bé vẫn có thể luân chuyển, nếu cảm thấy thoải mái hơn.

Chế độ ăn uống của bà mẹ sau sinh.

Ăn uống khoa học đa dạng là cần thiết khi nuôi con bằng sữa mẹ
Ăn uống khoa học đa dạng là cần thiết khi nuôi con bằng sữa mẹ

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, đồng nghĩa với việc toàn bộ dinh dưỡng của bé được lấy từ sữa mẹ. Do đó sự phát triển của bé, sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ.

Đây cũng là giai đoạn bà mẹ trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng phụ hồi lại sức khỏe sau sinh. Nếu giai đoạn này bà đẻ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, không chỉ có bé mà mẹ nhất là khoảng thời gian sau này sẽ gặp rất nhiều các vấn đề về sức khỏe.

Đa dạng thức ăn: trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên chất, protein và một ít chất béo để đảm bảo giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, bà đẻ sản xuất đủ sữa và cung cấp cho bản thân và em bé những chất dinh dưỡng cần thiết.

>>>  5 chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể bạn chưa biết

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, bà đẻ cần ăn nhiều hơn khoảng 500 calo mỗi ngày so với trước khi mang thai. Và mẹ bé cũng cần nhận được 1000 miligam canxi và uống ít nhất 8 ly chất lỏng không chứa caffein mỗi ngày.

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, bà đẻ cần chú ý đến mọi biểu hiện của bé: Biểu hiện quấy khóc, phát ban, tiêu chảy, hoặc nghẹt mũi sau khi cho con bú. Đó có thể là biểu hiện dị ứng thực phẩm, hãy nói chuyện với các bác sĩ nhi khoa ngay khi có thế.

Khi mang thai có một vài thực phẩm mẹ bầu cần tránh, và cũng như trong giai đoạn cho con bú, mẹ bầu nên cố gắng không nạp caffeine và rượu vào cơ thể. Tuyệt đối không hút thuốc, hay ngửi khói thuốc thụ động. Điều này có thể làm giảm lượng sữa sản xuất, các hóa chất có hại sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể bé.

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển toàn diện sức khỏe, sức đề kháng. Tuy nhiên có một số ít trường hợp mẹ trẻ phải nuôi con bằng sữa công thức, hãy lưu ý và hỏi bác sĩ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe, khả năng bạn có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé hay không?

Bài viết được dựa theo Johnmuirhealth