Người tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây?

Người tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây?

Tiểu đường có được ăn hoa quả là câu hỏi của rất nhiều người. Hoa quả tốt nhưng lại cũng khá ngọt, liệu lượng đường trong hoa quả có làm tăng lượng đường trong máu không? Vậy tiêu chí chọn trái cây cho người tiểu đường là gì?

Người bị tiểu đường vẫn cần bổ sung hoa quả. Điều quan trọng là chọn đúng loại quả, và ăn đủ theo lượng tiêu chuẩn.

Nội dung tóm tắt

Trái cây tốt cho sức khỏe

Đúng trái cây cung cấp carbohydrate, cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành đường. Nhưng cơ thể chúng ta cần có carbohydrate lành mạnh để cung cấp năng lượng cho não và tế bào hồng cầu.

Ngoài ra, trái cây còn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxi hóa. Dinh dưỡng từ trái cây giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh tim.

Chất xơ cân bằng lượng đường tự nhiên của của hoa quả
Chất xơ cân bằng lượng đường tự nhiên của của hoa quả

Chất xơ cân bằng lượng đường tự nhiên của nó.

Chất xơ có nhiệm vụ làm chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Từ đó giúp quá trình tiêu hóa ổn định ngăn ngừa sự gia tăng đột biến của lượng đường trong máu.

Lượng trái cây người tiểu đường nên ăn hàng ngày là bao nhiêu?

Trong chế độ ăn uống khuyến nghị, chúng ta nên ăn 5 phần trái cây và rau củ. Đây là khuyến nghị đúng đối với tất cả mọi người kể cả người bị tiểu đường. Tuy nhiên trong trái cây có nhiều calo và đường hơn rau, nên người tiểu đường có thể điều chỉnh thành 3 phần rau và hai phần trái cây.

Nên ăn trái cây tươi hay trái cây đông lạnh?

Cả trái cây tươi và trái cây đông lạnh đều cung cấp đầy đủ chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Điều quan trọng, đối với bệnh nhân tiểu đường trái cây chế biến có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn. Trái cây sấy khô cũng có thể tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần lưu ý đến một số loại trái cây sấy khô cho thêm đường.

Kiểm tra nhãn thành phần

Người tiểu đường cần kiểm tra nhãn thành phần khi ăn hoa quả
Người tiểu đường cần kiểm tra nhãn thành phần khi ăn hoa quả

Thông thường các sản phẩm hoa quả chế biến ở nước ta ít khi ghi hàm lượng cụ thể. Do đó người tiểu đường cần chọn cho mình những sản phẩm có ghi rõ lượng đường cụ thể. Nếu không nó có thể đi ngược lại với những lợi ích từ hoa quả đem. Liệu đồ bạn đang ăn có bị cho thêm đường hay không? Đó là tiêu chí chọn trái cây hàng đầu cho người bị tiểu đường.

Người tiểu đường không nên chọn nước ép hoa quả.

Nước ép trái cây có rất nhiều đường mà không có bất kỳ chất xơ nào. Điều này không hề tốt. Vì vậy nó có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Để hạn chế tình trạng này, người tiểu đường có thể chọn sinh tố trái cây (xay trái cây) thay cho nước ép.

Chú ý ăn hoa quả một cách điều độ.

Hoa quả rất tốt cho chúng ta, tốt cho cả người tiểu đường. Nhưng không phải vì thế mà người tiểu đường có thể ăn nhiều. Nhất là khi ăn nhiều trong cùng một khoảng thời gian. Điều này có thể tác động trực tiếp đến mức độ đường huyết. Tốt hơn là mỗi lần ăn chỉ nên ăn lượng hoa quả có kích thước tương đương nắm tay. Và đối với trái cây sấy khô, mỗi khẩu phần chỉ nên dừng lại ở nửa cốc. Những hoa quả như nho khô chỉ nên dừng lại ở 2 muỗng.

Trái cây làm dịu cơn thèm đường.

Đường vẫn luôn có sức hút đối với mọi người. Nhưng hãy nghĩ đến sức khỏe, người tiểu đường cần hạn chế những chiếc bánh ngọt ngọt. Tốt hơn là nên thay thế nó bằng hoa quả.

Trái cây rất tốt, nhưng cần đa dạng.

Màu sắc của trái cây quyết định lượng vitamin, khoáng chất và các chất oxy hóa khác nhau trong trái cây. Do đó, không chỉ những người mắc bệnh tiểu đường, những người khỏe cũng cần ăn da dạng loại hoa quả. Chúng ta có thể chọn hoa quả theo 7 màu sắc của cầu vồng: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Nhận lời khuyên từ những người có chuyên môn.

Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn bao giờ cũng cần thiết
Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn bao giờ cũng cần thiết

Bài viết chúng tôi đưa ra, nhằm khẳng định rằng người tiểu đường vẫn ăn được hoa quả,thậm chí là cần phải ăn hoa quả. Nhưng khó có ai có thể kiểm soát chính xác lượng hoa quả vào cơ thể. Nên tốt nhất, bệnh nhân tiểu đường cần nhận trực tiếp lời khuyên từ bác sĩ.


Xem thêm: Trái cây cho người tiểu đường và những điểm cần chú ý

Bảo hiểm y tế và những thông tin cần biết 2020