Kỹ năng xử lý cần có khi gặp sự cố thang máy

Kỹ năng xử lý khi gặp sự cố thang máy

Nội dung tóm tắt

Nguyên tắc khi đi thang máy

  • Chỉ sử dụng thang máy ở trạng thái kỹ thuật tốt. Trong thời gian kiểm định và được cấp phép.
  • Tuân thủ khối lượng trọng tải thang máy quy định: số người, khối lượng, …
  • Luôn đảm bảo mặt sàn thang máy được cân bằng. Tránh trường hợp thang máy bị nghiêng do một bên có khối lượng quá lớn. Người trong thang máy cần đứng yên, tránh chạy nhảy ảnh hưởng đến hoạt động thang máy.
  • Khi vận chuyển hàng có khả năng dễ cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
  • Những người có tình trạng sức khỏe không tốt (say rượu, thần kinh không bình thường) cần có người đi cùng.
  • Với trường hợp thang máy không thể sử dụng: mất điện, sữa chữa, … cần phải treo biển thông báo, tạm ngừng và ngắt cầu dao điện vào thang máy.

Cách xử lý khi thang máy gặp sự cố

Các sự cố khi đi thang máy:

Thang máy bị mất điện: Thang đang vận hành đột ngột dừng, không điều khiển được, cửa cabin không mở…đây là những sự cố dễ dàng xảy ra. Thông thường khi lắp đặt hệ thống thang máy sẽ có thiết bị cứu hộ tự động để khi có sự cố mất điện thang máy vẫn tiếp tục di chuyển đến tầng gần nhất, mở cửa cho người bên trong thoát ra ngoài. Với loại thang máy lỗi thời sẽ ngưng hoạt động đột ngột. Đèn trong thang máy bị tắt.

Treo thang máy: thang máy ngưng hoạt động do hỏng hóc một hoặc một số thiết bị bộ phận

Mất kiểm soát về tốc độ: Tốc độ trượt thang nhanh hơn bình thường.

Thang máy rơi tự do: Đây là sự cố xấu nhất.

Khi gặp sự cố thang máy nguyên tắc đầu tiên là bình tĩnh
Khi gặp sự cố thang máy nguyên tắc đầu tiên là bình tĩnh

Cách xử lý: 

Nên nhớ hầu hết các trường hợp kẹt thang máy đều được đưa ra ngoài an toàn. Chính vì thế bạn cần suy nghĩ tích cực trong trường hợp gặp sự cố. Kiểm soát nỗi sợ hãi, bình tĩnh sáng suốt để xử lý trong hành động.

  • Bình tĩnh tránh la hét khi không cần thiết. Có thể hít thở sâu, nhắm mắt lại để từ từ làm quen với bóng tối.
  • Liên lạc với bên ngoài tìm sự giúp đỡ: ấn nút intercom, E-call, ALARM/HELP/TRỢ GIÚP. Trường hợp không ấn được hãy cố gắng đập cửa, kêu lớn để cầu cứu bên ngoài
  • Lượng oxi trong thang máy đủ cho bạn và những người xung quanh đợi đến khi có cứu hộ. Tuy nhiên cũng không lên la hét, điều này sẽ tiêu tốn lượng oxi hơn bình thường.
  • Thử bấm nút mở của cabine xem thang máy có tự mở được không. Nếu mở được bạn có thể ra ngoài, còn không thì tuyệt đối không bấm nút nhiều lần.
  • Tuyệt đối không tự tìm cách cạch cửa. Hành động này sẽ khiến bạn găp nguy hiểm hơn.
  • Trong trường hợp thang máy rơi tự do. Hãy lập tức nằm song song với mặt sàn ở vị trí chính giữa, đồng thời kê một tay gối đầu, một tay che mặt để giảm thiểu tối đa thương tích. Hoặc nắm chắc tay vịn nếu thang máy có.
  • Trong khi thang máy được sửa hiện tượng rung lắc và trượt đoạn ngắn rất có thể xảy ra. Do đó bạn cần giữ bình tĩnh – đây là dấu hiệu thang máy đang được sửa.

Cách phòng tránh sự cố trong thang máy

  • Tuân thủ nguyên tắc di chuyển trong thang máy.
  • Nếu bạn là người quản lý cần luôn đảm bảo thang máy được bảo trì thường xuyên.
  • Giữ số điện thoại hotline của chuyên viên kỹ thuật thang máy. Phòng khi bị kẹt thì gọi ngay và làm theo hướng dẫn của họ. Hoặc theo bảng chỉ dẫn trong thang máy.
  • Trang bị cho bản thân gia đình các kỹ năng cần thiết khi gặp sự cố.

Lưu ý chung khi sử dụng thang máy.

  • Không sử dụng thang máy để sơ tán trong trường hợp động đất, hoả hoạn.
  • Không sử dụng thang máy nếu các tầng hầm hoặc pit hố có thể ngập lụt do mưa bão lớn. Lúc này hoạt động của thang máy có thể sai sót tạo sự cố. Bạn tuyệt đối nên tránh.
  • Khi có sấm chớp dữ dội ở gần toà nhà, tránh việc sử dụng thang máy.
  • Khi có thông báo mất điện ở khu vực gần toà nhà, tránh việc sử dụng thang máy.
  • Hãy chú ý khi cửa thang máy mở ra. Cần xác định tình trạng dừng hoặc tiếp tục trôi của thang và xác định vị trí thang máy có đúng vị trí bằng tầng hay không để quyết định bước ra hoặc đứng yên bên trong cabin.
  • Hãy chú ý khi bước chân ra khỏi cabin, rất dễ bị vấp ngã do chân kẹt vào khe hở giữa rãnh cửa cabin và rãnh cửa tầng.
  • Khi thang máy bị mất điện, hành khách chỉ tạm thời bị kẹt trong cabin. Hãy sử dụng điện thoại liên lạc nội bộ để thông báo với bên ngoài và đứng yên trong cabin. Thang máy sẽ hoạt động trở lại sau ít phút nữa bằng nguồn điện dự phòng.
  • Hành khách kẹt trong cabin không được thoát ra khỏi cabin bằng cửa thoát hiểm hay cố mở cửa cưỡng bức bằng cách như nạy, đạp vào cửa. Điều này rất nguy hiểm, vì hành khách có thể ngã xuống hố thang hoặc bị kẹt vào các thiết bị chuyển động dọc hố thang.
  • Hãy bình tĩnh chờ đợi trong cabin và thực hiện đúng theo hướng dẫn của quản lý toà nhà qua hệ thống liên lạc. Cabin không kín hoàn toàn nên sẽ không thiếu không khí để thở.
  • Sau sự cố hoả hoạn, không sử dụng thang máy cho đến khi các điều kiện an toàn được xác nhận.

Sau đây là video xử lý tình huống khi gặp sự cố thang máy bạn cần chú ý: