Hợp đồng lao động và quyền lợi của người lao động

Hợp đồng lao động và quyền lợi của người lao động

Hợp đồng lao động được nhắc đến ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó, đặc biệt đối với những bạn trẻ, và người lao động phổ thông. Vậy cụ thể hợp đồng lao động cần có gì, quyền lợi của người lao động nằm ở đâu và như thế nào?

Nội dung tóm tắt

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trẻ công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. ( Theo điều 26 Bộ Luật Lao Động).

Có nên ký hợp đồng lao động?

Người lao động thiệt trăm bề khi doanh nghiệp không ký hợp đồng. Khi không được ký HĐLĐ,

  • Người lao động sẽ không được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của Bộ Luật Lao động. Người lao động không được luật lao động bảo vệ.
  • Người lao động có thể bị cho thôi việc bất cứ lúc nào, vì doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Khi doanh nghiệp không ký hợp đồng, người lao động không được đóng bảo hiểm xã hội, không được hưởng các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí, …

Do đó người lao động cần yêu cầu ký hợp đồng lao động.

Hợp đồng cần được ký ngay sau khi thời gian thử việc kết thúc
Hợp đồng cần được ký ngay sau khi thời gian thử việc kết thúc

Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động?

  • Đầu tiên, người lao động cần yêu cầu ký hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi chính đang của mình.
  • Nếu phía doanh nghiệp vẫn không thực hiện, người lao động có quyền khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội.
  • Hình thức khiếu nại có thể là: Gửi đơn khiếu nại và khiếu nại trực tiếp. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người lao động biết được hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

Những điều khoản chung một hợp đồng lao động nhất định phải có.

Tên, địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp.

Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động. Giấy tờ chứng minh người lao động được lao động.

Công việc và địa điểm làm việc. Điều này đảm bảo người lao động không bị tùy chỉnh vị trí làm việc một cách tùy ý. Làm thêm những nội dung công việc không mong muốn.

Thời hạn hợp đồng: thời gian thực hiện hợp đồng lao động , thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng, thời điểm bắt đầu đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Chế độ nâng bậc, nâng lương.

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp.

Sau khi ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định hiện hành
Sau khi ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định hiện hành

Quyền lợi của người lao động 

Theo thư viện pháp luật Việt Nam

1. Thời gian thử việc tối đa:

60 ngày đối với trình độ cao đẳng trở lên

30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp

6 ngày đối với các công việc khác.

Lưu ý:

Chỉ được thử việc 1 lần cho một công việc

Không áp dụng thử việc đối với trường hợp lao động theo mùa vụ.

2. Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức

Lương chính thức là 10 triệu thì lương thử việc ít nhất là 8,5 triệu.

Theo quy định lương thử việc phải bằng 85 % lương chính thức
Theo quy định lương thử việc phải bằng 85 % lương chính thức

3. Thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho người thử việc về kết quả thử việc.

Khi đạt yêu cầu, phải ký kết hợp đồng lao động ngay.

Khi không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

Vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 2-5 triệu đồng, đồng thời buộc phải trả 100% tiền lương cho người lao động.

4. Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiếu vùng

Đến ngày 01/01/2020, Lương tối thiểu vùng sẽ là:

Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng

Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng

Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng

Vùng IV: 3.070.000 đồng/ tháng

Trả lương thấp hơn mức này, người sử dụng lao động có thể bị phạt tới 20-75 triệu đồng.

5. Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Vi phạm bị phạt từ 20 -24 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động.

6. Không có bất kỳ trường hợp nào người lao động phải nộp tiền để ký hợp đồng lao động

Bên sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt từ 20-25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động.

7. Tiền lương làm thêm giờ:

Ngày thường = 150% lương

Ngày nghỉ hàng tuần = 200% lương

Ngày lễ, Tết = 400% lương

8. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

Ngày thường = 210% lương.

Ngày nghỉ hàng tuần = 270% lương.

Ngày lễ, Tết = 490% lương.

=> Trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

9. 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép

Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.

10. Trả lương chậm trên 15 ngày phải trả thêm tiền theo lãi suất ngân hàng.

Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

11. Cấm người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

Vi phạm bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

12. Từ 01/07/2016, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ bị xử lý hình sự.

Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn còn vi phạm, thì cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 1 tỷ, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

Pháp nhân phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.

13. Phạt đến 7 triệu nếu không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì lý do tham gia nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp người lao động không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng vì lý do sau đay sẽ bị phạt tiền từ 3-7 triệu đồng:

Tham gia nghĩa vụ quân sự.

Bị tạm giam, tạm giữ

Bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Lao động nữ mang thai,

Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

14. Không được trả lương đầy đủ hay bị quấy rối tình dục có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Nhưng phải báo trước 3 ngày làm việc.

Đồng thời, nếu người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.

15. Từ 01/7/2016, sa thải người lao động vì lý do kết hôn, sinh con…có thể bị phạt đến 3 năm tù

16. Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh bị phạt tiền đến 1 triệu đồng

Ngoài ra, nếu không cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày hoặc không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản thì cũng bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

17. Chủ tịch UBND hoặc Thanh tra lao động là nơi người lao động có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động

Tùy mức độ vi phạm của người sử dụng lao động mà người lao động có thể yêu cầu Chủ tịch UBND xã, huyện hoặc tỉnh, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh Xã hội xử lý hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động.

18. Người lao động được miễn toàn bộ án phí, lệ phí khi khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án

Cụ thể, người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì được miễn toàn bộ án phí, lệ phí tại Tòa án.

Bên cạnh quyền lợi, người lao động cũng cần tuân theo điều khoản có trong hợp đồng
Bên cạnh quyền lợi, người lao động cũng cần tuân theo điều khoản có trong hợp đồng

Bên cạnh quyền lợi của người lao động, hợp đồng lao động cũng ràng buộc trách nhiệm của người lao động đối với người sử dụng lao động. Như thời gian, nội dung công việc, người lao động cũng có khả năng phải bồi thường khi không thực hiện đúng hợp đồng mà không có lý do chính đáng.

Suy cho cùng hợp đồng lao động cũng là để bảo vệ người lao động là chính. Tuy nhiên, thời buổi kinh tế cạnh tranh, người sử dụng lao động muốn có lợi nhiều nhất cho mình. Thì người lao đồng cần phải hiểu biết và biết tự tạo giá trị riêng biệt của bản thân. Khi đó người lao động sẽ là người quyết định các điều khoản chính của hợp đồng, và hoàn toàn có thể đề nghị bạt trên mức của luật lao động.

Suckhoedothi hi vọng bài viết đem lại những thông tin cần thiết cho bạn đọc. Nếu có thiếu sót, và thông tin cần bổ sung chúng tôi mong nhận được lời góp ý từ các bạn.


Đọc thêm: Mức lương cơ sở 2020 thay đổi như thế nào?

Bảo hiểm y tế và những điều cần biết năm 2020.