Bà mẹ bỉm sữa tại Mỹ chia sẻ 12 tháng đầu giai đoạn phát triển của con | Giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu? |Tham khảo giai đoạn phát triển của một bé tại Mỹ

Năm đầu đời bé phát triển như thế nào?

Lần đầu làm mẹ, sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Thường ông bà nội ngoại sẽ giúp bạn biết bé yêu có đang phát triển như lứa tuổi hay không. Chị Michele Anne tại Floria, Mỹ đã quan sát đứa con siêu đáng yêu, ghi lại nhật ký phát triển của trẻ bằng từng qua từng bức ảnh mỗi tháng. Cùng tham khảo giai đoạn phát triển của bé yêu nhà chị ấy trong suốt một năm đầu đời, bạn nhé!

Nội dung tóm tắt

1 tháng tuổi

Giai đoạn phát triển của bé 1 tháng tuổi: biết nhận biết mùi của mẹ
Giai đoạn phát triển của bé 1 tháng tuổi: biết nhận biết mùi của mẹ

Bé có thể:

  • Xoay đầu sang bên
  • Tay có thể nắm giữ chặt
  • Bé bắt đầu biết phản xạ
  • Bé có thể nhìn trong khoảng 20-30 cm
  • Nhận biết được mùi của ba mẹ
  • Thính giác phát triển đầy đủ, biết bắt chuyện.
  • Đầu bé có thể nâng lên và hạ xuống.
  • Bị giật mình

2 tháng tuổi

Trong giai đoạn phát triển ở tháng thứ 2, bé có thể mỉm cười với mọi người
Trong giai đoạn phát triển ở tháng thứ 2, bé có thể mỉm cười với mọi người
  • Bé mỉm cười với mọi người
  • Miệng bé có thể tạo âm thanh
  • Biết hướng về phía có âm thanh
  • Đưa tay vào miệng để xoa dịu bản thân
  • Bé nhìn tập trung vào một số khu vực nhất định trên mặt mẹ
  • Các cử động uyển chuyển, mềm mại hơn
  • Khi nằm sấp bé có thể ngóc đầu và đẩy mình lên

3 tháng tuổi

  • Trong giai đoạn phát triển ở tháng thứ 3, Bé có thể nhận ra đồ vật và gương mặt quen thuộc từ xa
    Trong giai đoạn phát triển ở tháng thứ 3, Bé có thể nhận ra đồ vật và gương mặt quen thuộc từ xa

    Khi nằm sấp có thể tự nâng đầu và ngực. Đồng thời bé biết dùng tay để đỡ thân trên

  • Tay bé có thể xòe, nắm dễ dàng
  • Kỹ năng cầm nắm phát triển hơn
  • Bé tập quan sát và nhìn các vật chuyển động
  • Có thể nhận ra đồ vật và gương mặt quen thuộc từ xa
  • Bé cười khi nghe thấy giọng mẹ
  • Bé biết nói chuyện ê a.

4 tháng tuổi

  • Bé biết cười có chủ đích với người xung quanh
  • Bắt trước theo thái độ và hành động của mọi người
  • Phản ứng lại mọi thứ xung quanh
  • Tay và mắt phối hợp tốt với nhau
  • Giữ đầu thẳng và cố định kể cả khi không có ai nâng đỡ
  • Bé biết duỗi và đẩy chân ra khi chân chạm trên bề mặt cứng

5 tháng tuổi

Tháng thứ 5, Bé nhận biết các màu khác nhau
Tháng thứ 5, Bé nhận biết các màu khác nhau
  • Khi được nâng đỡ bé có thế ngồi lâu hơn.
  • Bé có thể ngủ qua đêm mà không thức giấc
  • Bé nhận biết các màu khác nhau
  • Bé biết nắm mọi thứ bằng ngón tay
  • Bé có thể lăn người qua lại.

6 tháng tuổi

Bé thích cho mọi thứ vào miệng.
  • Bé thích ngắm mình trong gương
  • Bé biết phản ứng khi được gọi tên
  • Bé biết gọi ba ba, ma ma.
  • Bé thích cho mọi thứ vào miệng.
  • (giai đoạn này mẹ cần tập cho bé ăn dặm)
  • Bé có thể tự ngồi mà không cần mẹ đỡ
  • Răng bé bắt đầu tập bò, trườn.

7 tháng tuổi

Bé biết phân biệt cảm xúc thông qua giọng nói, ngữ điệu.
  • Bé biết dùng tay để lấy đồ vật
  • Có thể chuyền đồ vật từ tay này ra tay kia
  • Tầm nhìn của bé phát triển đầy đủ
  • Bé biết phân biệt cảm xúc thông qua giọng nói, ngữ điệu.
  • Bé có thể nhìn thấy đồ vật bị giấu

8 tháng tuổi

Bé có nhiều trạng thái cảm xúc hơn
  • Bé biết lo lắng khi phải xa mẹ
  • Bé có thể bám và dùng dây
  • Biết kéo và đu người lên
  • Bé biết cầm, lấy đồ bằng ngón cái và ngón trỏ
  • Bé biết tức giận
  • Bé có nhiều trạng thái cảm xúc hơn
  • Bé biết nhún nhảy theo điệu nhạc

9 tháng tuổi

  • Bé có đồ chơi yêu thích
  • Bé biết không nghĩa là gì
  • Bé tạo ra nhiều âm thanh khác nhau
  • Bé chơi đồ chơi, và chọn thứ mình thích
  • Bé có thể di chuyển đồ vật dễ dàng từ tay này sang tay kia

10 tháng tuổi

Bé biết đòi bế bằng cách dang hai tay ra
  • Bé có thể nhặt đồ dưới sàn
  • Bé có thể hiểu và thực hiện các mệnh lệnh đơn giản
  • Bé biết đòi bế bằng cách dang hai tay ra
  • Bé có thể tự cầm cốc uống nước.

11 tháng tuổi

Khi được dắt và cầm tay bé có thể đi lại tốt
Khi được dắt và cầm tay bé có thể đi lại tốt
  • Nhận diện đồ vật, chỉ vào đồ vật khi được hỏi
  • Thời gian đứng lâu hơn mà không cần mẹ đỡ
  • Khi được dắt và cầm tay bé có thể đi lại tốt
  • Bé thử đứng bằng một chân và kiễng chân
  • Tay và mắt phối hợp nhuần nhuyễn hơn
  • Tay có thể cầm thức ăn và tự ăn
  • Biết nổi giận

12 tháng tuổi

Bé bắt chiếc nói theo người xung quanh
  • Bé bắt đầu có thể tự đi
  • Tự đứng lên
  • Biết cất đồ vào hộp rồi lấy ra
  • Biết dùng ngón trỏ để chọc.
  • Có thể vẽ nguệch ngoạc
  • Biết chú ý vào lời nói
  • Vốn từ tăng thêm
  • Biết dụng cử chỉ đơn giản
  • Bé bắt chiếc nói theo người xung quanh
  • Khám phá đồ vật theo cách khác nhau như chạm, ném, lắc đồ.
  • Biết tính năng của các đồ vật và sử dụng chúng (lược chải đầu, đồ uống, điện thoại)

Đây chỉ giai đoạn phát triển của bé ở Mỹ được mẹ ghi lại. Không phải bé nào cũng có giai đoạn phát triển hoàn toàn giống nhau. Do đó, nếu bé yêu của bạn dường như bị chậm, đừng lo lắng? Và bé cũng có thể nhanh hơn về mặt này nhưng lại yếu hơn về mặt kia.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam chuẩn WHO

Trẻ nhỏ cần được theo dõi và có những chế độ dinh dưỡng hợp lí, nhất là trẻ trong giai đoạn từ 0-10 tuổi. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam chuẩn WHO dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn từ sơ sinh 0 tuổi đến 10 tuổi ở cả bé trai và bé gái.(theo phunutoday.vn)

Bảng đo chiều cao và cân nặng cho bé từ 0-10 tuổi

Bảng đo chiều cao và cân nặng cho bé từ 0-10 tuổi

Hướng dẫn tra cứu chiều cao cân nặng: Có 3 cột chính là cột “Bé trai” ” Tháng tuổi” ” Bé gái” mẹ gióng theo hàng “Tháng tuổi” sang cột giới tính của con. Nếu chiều cao và cân nặng đang ở cột

– TB: Đạt chuẩn trung bình

– Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi

– Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)

Thông tin về giai đoạn phát triển chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh: với trẻ sơ sinh đủ tháng, cân nặng sẽ dao động trong khoảng 3,2 đến 3,8 kg, chiều cao khoảng 50 đến 53. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên kiểm tra chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ đến hết 12 tháng sau sinh.

Bạn nên dùng để tham khảo, quan sát năm đầu đời của bé, thực sự thú vị như bạn đang xem show truyền hình thực tế vậy.

Theo Brighside