Cách phòng, chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Cách phòng và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết diễn ra vào mùa mưa, diễn biến khá phức tạp. Phòng và chăm sóc bệnh không khó, nhưng vẫn còn trường hợp đau lòng. Vậy cần làm gì để bảo vệ gia đình?

Nội dung tóm tắt

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe – đây chính là nguyên nhân khiến sốt xuất huyết lây lan nhanh chóng. Bệnh xuất hiện cả ở người lớn và trẻ con.

Triệu chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết được chia làm 3 dạng triệu chứng:

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thể nhẹ loại này không có biến chứng. Bắt đầu với triệu chứng sốt và kéo dài trong vòng 4-7 ngày kể từ sau khi bị muỗi truyền bệnh. Sốt cao lên đến 40,5 độ C, nhức đầu, đau phía sau mắt, đau khớp, đau cơ. Buồn nôn, ói mửa và phát ban. Ban xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt, thuyên giảm sau 1-2 ngày. Nhưng cũng có khi ban lại nổi một lần nữa vào ngày sau đó.

Sốt xuất huyết có chảy máu triệu trứng loại này bao gồm cả triệu chứng ở thể nhẹ. Ngoài ra còn kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết. Chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Có thể dẫn đến tử vong.

Sốt xuất huyết dengue là dạng nặng nhất. Bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương theo khỏi mạch máu, chảy ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp). Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Cách phòng tránh sốt xuất huyết.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là nên loại bỏ những yếu tố là nguyên nhân lây bệnh. Như đã biết muỗi chính là nguyên nhân lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Để phòng tránh bệnh chúng ta cần hạn chế sự sinh trưởng của muỗi, cũng như hạn chế tối đa việc để muỗi đốt.

Loại bỏ nơi sinh sản và trú ngụ của muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy

Muỗi cái đẻ trứng ở tất cả những nơi có nước đọng. Trứng sau 2-3 ngày sẽ nở thành bọ gậy, sau đó phát triển thành muỗi vằn. Muỗi thường sống trong nhà, trú ẩn ở những nơi tối, ẩm thấp. Làm giảm, phá bỏ những ổ nước – nơi muỗi đẻ, cải thiện môi trường thì mật độ muỗi sẽ giảm. Theo phương châm không có bọ gậy, loăng quăng, không có muỗi thì không có sốt xuất huyết.

  • Loại bỏ các dụng cụ chứa nước không cần thiết
  • Đối với các dụng cụ chứa nước chậu cảnh, nên thả kèm cá nhỏ. Cá sẽ giúp loại bỏ trứng và bọ gậy.
  • Thau rửa các dụng cụ chứa nước thường xuyên
  • Dọn vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh tạo nơi tốt ẩm trú ngụ cho muỗi.
  • Đối với khay nước tủ lạnh, bát nước kê chạn,.. nên cho thêm muối, để muỗi không thể đẻ trứng.
  • Xứ lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh.
Tuân thủ phun thuốc diệt muỗi theo đúng lịch trình tại địa phương

Phòng chống muỗi đốt

  • Hạn chế đến những nơi nhiều muỗi (Nếu bắt buộc phải đi, cần mặc quần áo dài, sử dụng các sản phẩm chống muỗi đốt)
  • Bỏ màn/mùng khi ngủ
  • Dùng tinh dầu (sả)  xua đuổi muỗi
  • Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi,….
  • Đối với những cửa sổ gần nơi có muỗi nên có lưới, rèm che mắt xích nhỏ tránh mỗi di chuyển vào nhà.

Phun hóa chất phòng chống dịch

Muỗi có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Do đó để hiệu quả giảm muỗi tới mức tối đa cần có biện pháp đồng bộ. Từng hộ gia định nên chấp hành và tuân thủ công tác diệt muỗi tại địa phương.

Cần làm gì khi có người nhà sốt xuất huyết?

Đối với người chưa bị sốt xuất huyết trong nhà

Người bị sốt xuất huyết không trực tiếp lây cho người khác, nên việc tiếp xúc với người bệnh hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Người thân vẫn có thể chăm sóc cho người ốm bình thường. Nhưng muỗi lại chính là nguyên nhân truyền bệnh, cần tránh để muỗi đốt người bệnh. Người khỏe cũng nên trang bị cho bản thân không bị muỗi đốt.

Đối với người đã bị sốt xuất huyết

Xác định tình trạng bệnh

Xem thể trạng bệnh ở mức độ nào, thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 2 tuần. Nhưng bác sĩ sẽ có phương pháp để hạn chế biến chứng xấu và giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng. Khi nghi bị bệnh cần thăm khám tại cơ sở có uy tín, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ Google.

Sinh hoạt của người bệnh cần chú ý những gì.

Khi chăm sóc ở nhà, người bệnh cần nằm màn để tránh muỗi đốt lây lan dịch bệnh. Không để người bệnh tắm gội vì có thể khiến cho tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là khi bị xuất huyết.

Người bệnh cần được bổ sung nước uống đầy đủ

Ăn uống của người bệnh:

  • Thường xuyên bổ sung nước cho người bệnh.
  • Ngoài ra cần tránh cho người bệnh ăn các thực phẩm có màu nâu, đen, đỏ. Điều này làm phân của người bệnh có màu tối không xác định liệu bệnh nhân có bị xuất huyết tiêu hóa hay không.
  • Không ăn trứng: Trứng có thể sinh ra một lượng nhiệt lớn tích trữ trong cơ thể. Khiến tình trạng sốt lâu khỏi.
  • Không uống trà đặc, cà phê, hút thuốc, uống rượu. Chúng làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt, cũng như tăng nhiệt độ cơ thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
  • Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ: đây là các thực phẩm khó tiêu, làm cơ thể mệt mỏi, chậm hồi phục.
  • Không ăn đồ cay nóng, đồ ngọt: Do làm khả năng đề kháng của cơ thể bị giảm

Hiện mùa mưa đã bắt đầu, sốt xuất huyết đã xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Sức khỏe đô thị hi vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc chăm sóc gia đình, bản thân tốt nhất trước diễn biến dịch.