Các vấn đề hay gặp và cách xử lý bà bầu 3 tháng đầu cần biết

Những lưu ý bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý

Kiệt sức, buồn nôn, đau ngực là các triệu chứng thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu. Mặc dù chúng thường cải thiện vào tháng thứ 4, nhưng bà bầu vẫn cần biết cách ứng phó với những thất thường khi mang thai.

Nội dung tóm tắt

Kiệt sức, mệt mỏi luôn trong trạng thái buồn ngủ.

Mệt mỏi là tình trạng gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Hiện tượng mệt mỏi này là do dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đang dùng nuôi dưỡng bé. Đồng thời gia tăng hormone progesterone – loại có tính an thần, làm mẹ bầu luôn trong trạng thái buồn ngủ. Cơn buồn ngủ giảm dần sau 8 đến 10 tuần và hiếm khi kéo dài quá 13 tuần.

Mệt mỏi là tính trạng chung của nhiều bà bầu 3 tháng đầu
Mệt mỏi là tính trạng chung của nhiều bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu cần làm gì để chống lại tình trạng này?

Mẹ bầu có thể chọn giải pháp ngủ trưa, đi ngủ sớm, có những giấc ngủ ngắn trong ngày. Nhưng tuyệt đối không được ngủ li bì điều này không tốt cho cả mẹ và bé.

Tập thể dục là điều thứ 2 cần làm. Điều này không chỉ giúp cho quá trình mang thai, chuyển dạ diễn ra suôn sẻ mà còn giúp mẹ bầu tăng năng lượng vượt qua giai đoạn buồn ngủ. Lưu ý cần chọn bài tập thể dục nhẹ nhàng tránh những xáo động mạnh. Đi bộ 20 phút mỗi ngày là lời gợi ý tuyệt vời cho mẹ bầu.

Mẹ bầu bị buồn nôn (ốm nghén).

Ốm nghén không xảy ra ở tất cả các trường hợp mang bầu. Thường xảy ra vào sáng sớm, nhưng có thể là cả buổi chiều, đôi khi còn diễn ra suốt cả ngày.

Nồng độ estrogen tăng trong giai đoạn đầu của thai kỳ đã kích thích một phần não gây ra buồn nôn và ói mửa. Estrogen ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, các mô cơ trơn ít hoạt động làm quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn, khiến mẹ bầu dễ bị đau dạ dày. Ốm nghén thường giảm xuống từ tuần 13 hoặc 14.

Theo king nghiệm của một số bà bầu, bánh quy sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén
Theo king nghiệm của một số bà bầu, bánh quy sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén

Cách giúp ứng phó với ốm nghén.

Cần chia bữa ăn thành nhiều bữa, bà bầu 3 tháng đầu không cần ăn nhiều nhưng cần chọn thực phẩm dễ tiêu. Tránh xa các thực phẩm béo, chiên, rán, cay. Do những biến đổi về cơ thể, mẹ bầu rất dễ bị ốm nghén vì nhiều thực phẩm khác nhau. Theo kinh nghiệm của những người đi trước thực phẩm khô như bánh mì (nên là loại không ngọt), hạt, thậm chí là bánh quy mặn sẽ giúp mẹ bầu vượt qua được những cơn buồn nôn. Rượu rừng (nhẹ) hoặc trà gừng cũng là một lựa chọn tuyệt vời.

Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị ốm nghén quá nặng (dường như không thể hấp thu thêm chất dinh dưỡng giai đoạn này) cần đến xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Đi tiểu nhiều hơn

Tử cung của mẹ bầu 3 tháng đầu phát triển lớn hơn, tạo áp lực nên bàng quang gây cảm giác mót và đi tiểu nhiều hơn. Đồng thời, giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu tập trung sản xuất nhiều máu hơn. Điều này khiến thận xử lý nhiều chất lỏng hơn, nước thải cũng nhiều hơn.

Hiện tượng đi tiểu sẽ được cải thiện sau 14-16 tuần, khi tử cung đã nằm trên thành bụng ít tiếp xúc với bàng quang hơn. Tuy nhiên tình trạng này có thể gặp lại ở cuối thai kỳ khi em bé nằm sâu hơn ở phía xương chậu tạo áp lực lên bàng quang.

Bà bầu cần uống đủ nước để duy trì lượng nước ối cần thiết

Điều mẹ bầu cần làm

Việc mẹ bầu có thể làm lúc này là uống nước. Cơ thể mẹ bầu cần nhiều nước hơn để để duy trì đủ lượng nước ối, cân bằng nồng độ máu cần thiết.

Ngực đau – điều xảy ra hầu hết ở bà bầu 3 tháng đầu.

Đây là các trường hợp điển hình ở bà bầu 3 tháng đầu. Đó là vì thời gian này, hormone tăng vọt thúc đẩy quá trình tạo sữa cho 8 tháng sau. Không chỉ đau bầu ngực của các mẹ còn tiếp tục phát triển to lên trong suốt những tháng tiếp theo, thật may là cơn đau sẽ giảm dần vào tuần thứ 12.

Bà bầu 3 tháng đầu cần làm gì để giảm đau ngực?

Sự thực bạn chỉ có thể giảm tình trạng đau bằng việc tránh tác động thêm từ yếu tố bên ngoài. Như chọn áo ngực có vải mềm, co giãn, chọn loại có cúp ngực to hơn, hay loại bỏ áo ngực vào ban đêm. Đó là những gì có thể làm để giảm thiểu cảm giác đau.

Ngoài ra còn có thể xuất hiện triệu chứng đau dầu khi mang thai.

4 triệu chứng bà bầu 3 tháng đầu tuyệt đối không được bỏ qua.

Đau bụng dai dẳng

Nếu chỉ xảy ra cơn co thắt một lần, bà bầu không cần quá lo lắng. Nhưng nếu những cơn đau mạnh hơn, đều đặn ở vùng dưới hoặc vùng chậu trong ba tháng đầu có nghĩa mẹ bầu cần đi kiểm tra ngay. Đây là những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ.

Buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng.

Nếu trong vòng 24 giờ, mẹ bầu không thể giữ được bất kỳ thực phẩm hay chất lỏng nào, nguy cơ mất nước, mất cân bằng chất điện giải là rất cao. Hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ngoài ra không đi tiểu trong vòng hơn 6 giờ cũng là một dấu hiệu của cơ thể mất nước.

Chảy máu

Xuất hiện một vài vết máu là bình thường, nhưng liên tục trong một khoảng thời gian, có thể đó là một cảnh báo. Mẹ bầu cần sự thăm khám về bất kỳ tình huống chảy máu bạn gặp khi mang thai.

Khi bà bầu táo bón quá 3 ngày cần đi khám bác sĩ
Khi bà bầu táo bón quá 3 ngày cần đi khám bác sĩ

Táo bón thường xuyên

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người mang thai, tuy nhiên nếu ba ngày mẹ bầu chưa đi. Mẹ bầu cần phải đến gặp các bác sĩ thăm khám sức khỏe.

Đọc thêm: Các mốc siêu âm thai mẹ bầu cần biết