Bọt bia – bạn có hiểu về nó hay không?

Bọt bia

Là dân nhậu, bạn có thể thích uống bia đặc biệt là bọt bia, nhưng bạn có biết bọt này chính thức là gì? Tại sao lại giữ được lâu, bia nhiều bọt hay bia ít bọt mới là bia ngon?

Nội dung tóm tắt

Bọt bia từ đâu mà có?

Bia khác rượu ở rất nhiều điểm. Cùng là đồ uống có cồn, nhưng bia có màu vàng đặc trưng. Có bọt bia trắng xóa – trông như một lớp kem phủ kín mặt cốc.

Bọt bia hình thành nhiều nhất khi rót bia. Từng cốc bia được bơm ra ngoài là lúc bọt hình thành nhiều nhất. Tùy từng cách rót mà bọt hình thành nhiều hay ít. Tuy nhiên nếu rót cùng kiểu, thì bia có nồng độ cồn 5 độ, thì lớp bọt dày, mịn, lưu giữ được lâu hơn.

Thực chất bọt bia là gì?

Bọt bia chính là bọt khí CO2 – điều tương tự được thấy trong nước có ga. CO2  cacbon đioxit hòa tan trong bia lỏng, dưới áp lực nhất định. Ngay khi mở bia, đưa bia ra ngoài, chênh lệch áp suất là lý do lượng khí CO2 dồi dào này muốn thoát ra ngoài. Lý do lớp kem trắng được hình thành.

Tại sao bọt bia lại tồn tại lâu hơn bọt khí trong nước có ga thông thường?

Giống với nước có da, nhưng CO2 trong bia không được hình thành giống thế. Nó không được hình thành thông qua cách nén khí. CO2 được tạo thành từ chính nguyên liệu làm bia. Đó là men bia, lúa mạch, hoa bia, …

Độ bền của bọt bia phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Hoa bia là một phần yếu tố giúp bọt bia giữ được lâu
Hoa bia là một phần yếu tố giúp bọt bia giữ được lâu

Bền do tác động hóa học

Malt -sản phẩm của quá trình lên men lúa mạch, ngô, …. Chứa protein giúp lớp bọt dày và khó bị phá vỡ. Ngoài ra còn chứa albumoza, peptone, và axit amin tạo melanoid tham gia vào việc giữ bọt.

Hoa bia – houblon. Nguyên liệu tạo nên nét đặc trưng của bia, cũng là nhân tố làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học, và tính kháng khuẩn cao – chúng được coi như một chất bảo quản tự nhiên. Chất đắng và tanin là 2 yếu tố giúp bọt giữ được lâu hơn so với nước có ga thông thường.

Ngoài ra độ bền của bọt còn bị ảnh hưởng bởi các chất phụ gia.

Bền do tác động vật lý

Hóa học là một phần, lượng bọt bia cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố vật lý khác

Nhiệt độ: nhiệt độ uống bia ngon nhất ở thời điểm từ 8 đến 12 độ C. Dưới nhiệt độ này, bia thường không hoặc ít sủi bọt. Nhiệt độ cao hơn, bọt bị phá hủy, và chất lượng bia cũng khó giữ nguyên.

Thời gian: Không mất đi nhanh chóng như nước có ga, nhưng theo thời gian, bọt bia cũng tan dần, bia bị oxi hóa, không còn thơm ngon như khi vừa rót. Do đó, nếu muốn thưởng thức hương vị trọn vẹn, bạn không nên lưu trữ quá lâu.

Ánh sáng tác động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến hương vị và độ bền bọt của bia. Đây cũng là lý do tại sao những chai bia có màu nâu hoặc xanh lá cây để giảm tương tác hóa, duy trì chất lượng của bia.

Bia càng nhiều bia càng ngon?

Tác dụng của bọt bia

Bọt bia tạo nên hương vị của bia
Bọt bia tạo nên hương vị của bia

Trong bọt bia có chứa các este bay hơi, rất thơm, thôi thúc người uống.

Bao bọc lớp bọt là axit isohumme – một loại axit đặc biệt, làm giảm vị đắng của hoa bia, khiến người uống cảm giác khoan khoái dễ chịu.

Bọt trên mặt bia giống như một lớp ngăn cản không khí tiếp xúc với bia, ngăn cản việc bia bị oxi hóa, thay đổi mùi vị.

Việc CO2 từ dạng lỏng chuyển sang dạng khí, là quá trình hút nhiệt. Tạo cảm giác mát lạnh gia tăng sự thích thú. Tiếng bọt vỡ xèo xèo cũng là một cảm giác thú vị chỉ có ở bia.

Nhưng không phải bia càng nhiều bọt càng ngon

Bọt bia tạo nên điều đặc biệt cho bia, tuy nhiên nếu bọt xuất hiện mạnh, cuộn trào ra ngoài, khả năng cao là bia có vấn đề về chất lượng. Hiện tượng này xảy ra là do áp lực bên trong chai và bên ngoài chênh lệch quá cao. Nguyên nhân có thể là bia đã bị nhiễm một số vi sinh vật, phá hoại sự hình thành chất “protein sủi bọt”. Khiến lượng CO2 hình thành nhanh, và cũng bị mất đi khá nhanh.

Theo quan niệm, bia có bọt với là bia chuẩn, nhưng có một số dòng bia không đạt chuẩn đã lợi dụng tiêu chí này mà cho thêm CO2 vào trong bia. Điều này gây tác dụng ngược lên hương vị của bia.

Trong bọt bia có chứa este – hương thơm của bia. Nếu bọt quá nhiều, đồng nghĩa với việc lượng hương thơm este bị thoát ra khỏi bia quá nhiều. Làm giảm đi hương vị của bia.

Do vậy, bia nhiều bọt chưa chắc đã là bia ngon.

Cách rót bia đúng chuẩn

Như phân tích ở trên, bọt bia khiến bia ngon hơn, nhưng cũng có thể làm giảm hương vị của bia. Chính vì thế, nếu bạn là một tín đồ yêu bia, bạn cần rót bia đúng chuẩn.

Không nên rót bia vào chính giữa cốc bia
Không nên rót bia vào chính giữa cốc bia
  • Đầu tiên, bạn cần rót bia vào thành cốc không phải đáy cốc. Theo kinh nghiệm và nghiên cứu toán học, ly nghiêng một góc 45 độ là điều cần thiết. Nâng và giữ đầu chai cách cổ ly một khoảng cách nhất định.
  • Tốc độ rót, tất nhiên là từ từ, không được nhanh quá, còn chậm quá thì chắc bạn sẽ không có kiên nhẫn để đợi.
  • Tùy từng lượng uống, bạn có thể rót nhiều rót ít, nhưng nhớ là dừng lại khi bọt chạm đến miệng cốc nha.

Bảo quản bia

Nguyên tắc bảo quản bia là giữ hương vị nguyên bản của bia. Nhiệt độ ánh sáng, va đập là những điều chúng ta cần nhớ.

  • Không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào bia.
  • Giữ bia ở nhiệt độ từ 7 đến 13 độ C.
  • Hạn chế va đạp, xốc bia làm xáo trộn men bia và làm giảm hương vị.

Bia là một nét đẹp hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, bia là một thức uống có cồn, chúng làm ta hưng phấn, nhưng đồng thời cũng làm chúng ta bị điều khiển. Tác hại của đồ uống có cồn bạn đã biết. Do đó hãy uống văn minh, uống có trách nhiệm, bia rượu chỉ là công cụ giúp bạn tận hưởng cuộc sống. Đừng để bia điều khiển cuộc sống của bạn.